Danh mục bài soạn

Soạn văn 9 siêu hay bài: Chị em Thúy Kiều

Bài soạn văn 9 tập 1: Chị em Thúy Kiều cực chất và siêu hay. Nội dung bài soạn gồm có: Phần soạn siêu ngắn và phần soạn siêu chi tiết. Học sinh sẽ hiểu bài và nắm bắt ý chính siêu nhanh. Muốn tìm kiếm trêngoogle hãy gõ: soan sieu hay chi em thuy kieu tech12h. Kéo xuống dưới để bắt đầu nào

[toc:ul]

Phần 1. Các câu hỏi trong bài học

Câu 1 : Hãy tìm hiểu kết cấu của đoạn thơ và nhận xét kết cấu ấy có liên quan như thế nào với trình tự miêu tả nhân vật của tác giả.

Câu 2 : Những hình tượng nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân? Qua những hình tượng ấy, em cảm nhận Thuý Vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách như thế nào?

Câu 3 : Khi gợi tả nhan sắc của Thuý Kiều, tác giả cũng sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, theo em, có những điểm nào giống và khác so với tả Thuý Vân?

Câu 4 : Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh những vẻ đẹp nào ở Thuý Kiều? Những vẻ đẹp ấy cho thấy Thuý Kiều là người như thế nào?

Câu 5 : Người ta thường nói: sắc đẹp của Thuý Vân “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”, còn sắc đẹp của Thuý Kiều “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” là sự dự báo số phận của hai người. Theo em có đúng không? Tại sao lại như vậy

Câu 6 : Trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn, vì sao?

Bài tập 1- Tham khảo : Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích Chị em Thúy Kiều.

Bài tập 2 - Tham khảo: Cảm nhận về vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều.

Bài tập 3 - Tham khảo: Viết một đoạn văn diễn dịch (khoảng 8-10 câu) với câu chủ đề: Vẻ đẹp của con người không chỉ thể hiện qua nhan sắc mà còn được khẳng định bởi tài năng và tâm hồn.   

Bài tập 4 - Tham khảo: Viết một đoặn văn nêu cảm nhận về vẻ đẹp của Thúy Vân

Phần 2. Soạn siêu ngắn bài chị em Thúy Kiều

Câu 1 : Kết cấu

  • Phần 1 gồm  4 câu đầu : Vẻ đẹp chung của hai chị em.
  • Phần 2 gồm 4 câu tiếp : miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân.
  • Phần 3 gồm 16 câu còn lại : tài sắc của Thúy Kiều.

Kết cấu đoạn thơ đi từ khái quát đến cụ thể.

Câu 2 :

  • Hình tượng ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp Thúy Vân (trăng, hoa, tuyết, ngọc, mây) : khuôn trăng , hoa cười , ngọc thốt , mây thua nước tóc , tuyết nhường màu da .
  • Vân có vẻ đẹp kiêu sa, đài các , đầy đặn hài hòa với thiên nhiên. Một vẻ đẹp dịu dàng, đoan trang, khuôn phép, nết na, thùy mị. Dự báo cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.

Câu 3: Vẻ đẹp Thúy Kiều so với khi tả Thúy Vân :

  • Giống : Vẻ đẹp được so sánh với  thiên nhiên , hai vẻ đẹp đểu đạt mức hoàn mĩ, tuyết sắc giai nhân.
  • Khác : Kiều không được tả từng đường nét khuôn mặt, nhưng đặc biệt gợi tả đôi mắt trong như nước mùa thu (Làn thu thủy…). Vẻ đẹp của Kiều sắc sảo, mặn mà, nàng là một tuyệt thế giai nhân. Thiên nhiên thua, nhường với vẻ đẹp của Vân thì phải hờn ghen với vẻ đẹp của Kiều.

Đây là lối miêu tả đòn bẩy, tả vẻ đẹp của Vân để tôn vinh sắc đẹp của Kiều. Tả vẻ đẹp cuả người này nhưng có hình bóng của người kia.

Câu 4 : Vẻ đẹp tài năng và tâm hồn của Kiều : cầm, kì, thi, họa đạt mức lí tưởng, hiếm có trong thiên hạ, vượt trội hẳn phần sắc ; Kiều có tâm hồn thanh cao, đa sầu, đa cảm, cuộc sống nề nếp. Vì nét đẹp ấy quá hoàn mỹ nên người đọc như dự cảm về một tương lai đầy bất trắc, truân chuyên của Kiều.

Câu 5 :

  • “Thua” và “nhường” khi tả Thúy Vân có sắc thái nhẹ nhàng, yên bình hơn, dự báo số phận êm ả, phẳng lặng, không sóng gió.
  • Còn vẻ đẹp Kiều thì thiên nhiên “ghen” và “hờn”, sắc thái biểu cảm như báo trước sẽ có sự giành giật, dự báo một số phận đầy sóng gió, biến cố

Câu 6 :

Bức chân dung Thúy Kiều nổi bật hơn. Thúy Vân được miêu tả để tô nền bật lên vẻ đẹp Thúy Kiều. Nguyễn Du giành 4 câu thơ để tả Vân  trong khi có đến 16 câu tả Kiều. Hơn nữa, mọi vẻ đẹp của Vân đều có phần đứng nấp vẻ “sắc sảo, mặn mà” của Kiều, Kiều ngoài nhan sắc còn được miêu tả về tài năng bội phần.

Bài tập 1- Tham khảo : Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích Chị em Thúy Kiều.

  • Nội dung: Khắc họa ver đẹp của hai nhân vật Thúy Vân- Thúy Kiều
  • Nghệ thuật: Thông qua nghệ thuật ước lệ cùng với ngôn ngữ gợi tả, sử dụng biện pháp ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, dùng điển cố để gợi tả vẻ đẹp của nhân vật, tuừ đó bộc lộ tính cách, dự báo số phận của mỗi nhân vật.
Bài tập 2 - Tham khảo: Cảm nhận về vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều.
  • Kiều được khắc họa với bức chân dung về người con gái tài sắc vẹn toàn. Nàng sắc sảo về trí tuệ và mặn mà, sâu sắc trong tâm hồn. Vẻ đẹp ấy không chỉ ở dung nhan hay tài năng thiên bẩm mà còn bừng sáng ở cốt cách và tấm lòng người thiếu nữ, giữ chữ hiếu, trọng chữ tình.
  • Tài của Kiều đạt đến mức lý tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, hội đủ cầm, kỳ, thi, hoạ.
Bài tập 3 - Tham khảo: Viết một đoạn văn diễn dịch (khoảng 8-10 câu) với câu chủ đề: Vẻ đẹp của con người không chỉ thể hiện qua nhan sắc mà còn được khẳng định bởi tài năng và tâm hồn.
Nhan sắc là sắc đẹp trời phú, là hình hài mẹ cha ban tặng cho mỗi chungs ta. Nhưng tài năng, tính cách lại là sự tu dưỡng, phải qua một quá trình rèn luyện mới có được ở mỗi cá nhân. Mỗi người có một nét đẹp, môĩ người có một tính cách, không ai giống ai. Chính từ vẻ đẹp và tính cách ấy sẽ làm nên sự khác biệt ở mỗi người.  Một bông hoa dù sắc màu rực rỡ nhưng không tỏa ngát hương thơm, liệu có thu hút được ánh nhìn của mọi người được lâu ? Con người cũng vậy, vẻ đẹp ngoại hình sẽ tạo ấn tượng đầu tiên với người khác nhưng sự tài năng và sâu sắc trong tâm hồn mới là cái ở lại sau cùng sẽ khiến người khác nhớ mãi về bạn. Do đó mỗi người cần có sự chăm chút chính bản thân mình, để làm đẹp và hoàn thiện bản thân hơn. Tài năng hay vẻ đẹp tâm hồn ấy dù có sẵn trong mỗi chúng ta nhưng nếu không chịu học hỏi, bồi đắp và mài dũa thì chúng cũng sẽ ngủ quên và dần dần biến mất.
Bài tập 4 - Tham khảo: Viết một đoặn văn nêu cảm nhận về vẻ đẹp của Thúy Vân

Nét đẹp của Thúy Vân trong Truyện Kiều được so sánh với những thứ cao đẹp nhất trên đời như trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc. Tác giả đã vẽ nên bức chân dung Thuý Vân bằng nghệ thuật so sánh ẩn dụ và ngôn ngữ thơ chọn lọc, trau chuốt: khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu như vầng trăng, vừa toát ra nét hiền dịu, tươi sáng; lông mày sắc nét như con ngài; miệng cười tươi thắm như hoa; giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngà ngọc; mái tóc của Vân đen óng ả hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết. Một vẻ đẹp hài hòa, cân đối ở người thiếu nữ nhưng cũng gợi nét cao sang, quý phái. Bằng thủ pháp liệt kê chân dung Thúy Vân được miêu tả toàn vẹn từ ngoại hình, dáng vẻ, giọng nói, phong thái ứng xử nghiêm trang, đứng đắn. Vẻ đẹp của nàng khiến những gì mĩ lệ nhất của thiên nhiên cũng phải cúi đầu nhưng tạo sự hoà hợp êm đềm với xung quanh: mây thua, tuyết nhường. Với tính cách ung dung, điềm đạm như dự báo cho một cuộc đời bình yên không sóng gió của nàng Thúy Vân.

Phần 3. Soạn chi tiết bài chị em Thúy Kiều

Câu 1: Kết cấu của đoạn thơ

  • Phần 1 gồm  4 câu đầu : Vẻ đẹp chung của hai chị em.
  • Phần 2 gồm 4 câu tiếp : miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân.
  • Phần 3 gồm 16 câu còn lại : tài sắc của Thúy Kiều.

Với ý đồ nghệ thuật của mình, Nguyễn du đã làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều thông qua 16 câu thơ miêu tả. Và 4 câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân cũng vẫn có ẩn ý nét đẹp của Kiều trong đó.

Câu 2: Những hình tượng nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân

  • Hình tượng ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp Thúy Vân (trăng, hoa, tuyết, ngọc, mây) : khuôn trăng , hoa cười , ngọc thốt , mây thua nước tóc , tuyết nhường màu da .
  • Vân có vẻ đẹp kiêu sa, đài các , đầy đặn hài hòa với thiên nhiên. Một vẻ đẹp dịu dàng, đoan trang, khuôn phép, nết na, thùy mị. Dự báo cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.

Qua những hình ảnh ước lệ, ta thấy được vẻ đẹp kiêu sa, đài các của Thúy Vân, đó là vẻ đẹp dịu dàng đằm thắm phúc hậu, nằm trong khuôn khổ của tự nhiên.

Câu 3: Khi gợi tả nhan sắc của Thuý Kiều, tác giả cũng sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ

“Thu thủy”, “xuân sơn”, hoa, liễu. Nét vẽ của thi nhân thiên về gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt. Bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Cái “sắc sảo” của trí tuệ, cái “mặn mà” của tâm hồn đều liên quan đến đôi mắt. Hình ảnh ước lệ “làn thu thủy” làn nước thu gợn lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng long lanh. Còn hình ảnh “nét xuân sơn” nét núi mùa xuân lại gợi lên đôi lông mày thanh tú, tươi tắn trên gương mặt trẻ trung.

Điểm giống và khác nhau khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều là :

  • Giống : Vẻ đẹp được so sánh với  thiên nhiên , hai vẻ đẹp đểu đạt mức hoàn mĩ, tuyết sắc giai nhân.
  • Khác : Kiều không được tả từng đường nét khuôn mặt, nhưng đặc biệt gợi tả đôi mắt trong như nước mùa thu (Làn thu thủy…). Vẻ đẹp của Kiều sắc sảo, mặn mà, nàng là một tuyệt thế giai nhân. Thiên nhiên thua, nhường với vẻ đẹp của Vân thì phải hờn ghen với vẻ đẹp lanh lợi, sắc sảo của Kiều.

Câu 4 : Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh về vẻ đẹp của trí tuệ, của tài năng của Thúy Kiều thông qua hai câu thơ :

Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.

  • Là người con gái tài năng khi am hiểu cầm, kỳ, thi, họa. Nàng còn là một người nghệ sĩ tài hoa, dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng nàng đã sáng tác ra khúc nhạc “Bạc mệnh” đầy da diết, khắc khoải.
  • Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc, tài, tình. Thông qua miêu tả vẻ đẹp người con gái với vẻ đẹp toàn vẹn ấy, người đọc như dự cảm về một tương lai đầy bất trắc, truân chuyên và gặp nhiều biến cố của Kiều.

Câu 5 : Người ta thường nói: sắc đẹp của Thuý Vân “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”, còn sắc đẹp của Thuý Kiều “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” là sự dự báo số phận của hai người. Theo em điều đó là đúng.

  • “Thua” và “nhường” khi tả Thúy Vân có sắc thái nhẹ nhàng, một vẻ đẹp có chút gì đó hiền hoà, dự báo số phận êm ả, phẳng lặng, không sóng gió.
  • Còn vẻ đẹp Kiều thì thiên nhiên “ghen” và “hờn”, sắc thái biểu cảm như báo trước sẽ có sự giành giật, đố kị của thiên nhiên, dự báo một số phận đầy sóng gió, truân chuyên.

Và thực tế sau đó đã chứng minh cuộc đời Thuý Vân êm đềm, suôn sẻ. Còn cuộc đời Thuý Kiều thì đầy nỗi tủi nhục.

Câu 6: Bức chân dung Thúy Kiều nổi bật hơn.

  • Thúy Vân được miêu tả để tô nền bật lên vẻ đẹp Thúy Kiều. Nguyễn Du giành 4 câu thơ để tả Vân trong khi có đến 16 câu tả Kiều. Hơn nữa, mọi vẻ đẹp của Vân đều có phần đứng nấp vẻ “sắc sảo, mặn mà” của Kiều, Kiều ngoài nhan sắc còn được miêu tả về tài năng bội phần.
  • Tả vẻ đẹp của Vân nhưng thực chất lại liên tưởng đến Kiều. Tất cả mọi nét bút đều hướng đến  nhân vâtj Thúy Kiều.

Bài tập 1- Tham khảo : Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích Chị em Thúy Kiều.

  • Nội dung: đoạn trích miêu tả vẻ đẹp mĩ mãn của hai chị em Thúy Kiều - Thúy Vân, một vẻ đẹp chuẩn mực là hình tượng lí tưởng mà mọi phụ nữ phong kiến đều muốn hướng tới. Thông qua cách miêu tả chân thực, sinh động, gợi hình ấy, tác giả muốn ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người đồng thời là những dự cảm về vẻ đẹp của kiếp người tài hoa, bạc mệnh .
  • Nghệ thuật:
    • Khắc họa rõ nét chân dung hai chị em Thúy Kiều
    • Tả ngoại hình mà bộc lộ tính cách, dự báo số phận
    • Ngôn ngữ gợi tả, sử dụng biện pháp ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, dùng điển cố.
    • Nghệ thuật ước lệ cổ điển lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để tả vẻ đẹp con người.
Bài tập 2 - Tham khảo: Cảm nhận về vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều.
  • Kiều được khắc họa với bức chân dung về người con gái tài sắc vẹn toàn. Nàng sắc sảo về trí tuệ và mặn mà, sâu sắc trong tâm hồn. Vẻ đẹp ấy không chỉ ở dung nhan hay tài năng thiên bẩm mà còn bừng sáng ở cốt cách và tấm lòng người thiếu nữ, giữ chữ hiếu, trọng chữ tình.
  • Tài của Kiều đạt đến mức lý tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, hội đủ cầm, kỳ, thi, hoạ.
  • Con người nàng đoan trang, nết na, thùy mị nhưng không may thay, nàng lại sở hưũ nét đẹp người mê, cảnh hờn, và bị thiên nhiên đố kị. Điều đó đã khiếp nàng vấp phải những biến cố, những khổ ải trong cuộc đời. Nhưng trên hết, trong tất cả những truân chuyên ấy, ta đều thấy toát lên sự hy sinh của nàng, bán thân vì cha, chấp nhận trao nguời mình yêu thương cho em gái. ..
Bài tập 3 - Tham khảo: Viết một đoạn văn diễn dịch (khoảng 8-10 câu) với câu chủ đề: Vẻ đẹp của con người không chỉ thể hiện qua nhan sắc mà còn được khẳng định bởi tài năng và tâm hồn.
Nhan sắc là sắc đẹp trời phú, là hình hài mẹ cha ban tặng cho mỗi người. Nhưng tài năng, tính cách lại là sự tu dưỡng, phải qua một quá trình rèn luyện mới có được . Mỗi người có một nét đẹp, môĩ người có một tính cách, không ai giống ai. Chính từ vẻ đẹp và tính cách ấy sẽ làm nên sự khác biệt giữa người với người.  Một bông hoa muốn thu hút được ánh nhìn của mọi người được lâu thì phải vừa có sắc màu rực rỡ vừa tỏa ngát hương thơm. Con người cũng vậy, vẻ đẹp ngoại hình sẽ tạo ấn tượng đầu tiên với người khác. Nhưng cái để lại ấn tượng sau cùng, cái mà khiến người khác nhớ mãi về bạn lại là ở sự tài năng và sâu sắc trong tâm hồn . Do đó mỗi người cần có sự trau dồi và hoàn thiện bản thân hơn. Bởi tài năng hay vẻ đẹp tâm hồn dù có sẵn nhưng nếu chúng ta không chịu học hỏi, bồi đắp và mài dũa thì chúng cũng sẽ ngủ quên và dần dần biến mất.
Bài tập 4 - Tham khảo: Viết một đoặn văn nêu cảm nhận về vẻ đẹp của Thúy Vân

Tác giả đã vẽ nên bức chân dung Thuý Vân bằng nghệ thuật so sánh ẩn dụ và ngôn ngữ thơ chọn lọc, trau chuốt: khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu như vầng trăng, vừa toát ra nét hiền dịu, tươi sáng; lông mày sắc nét như con ngài; miệng cười tươi thắm như hoa; giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngà ngọc; mái tóc của Vân đen óng ả hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết. Nét đẹp của Thúy Vân được so sánh với những thứ cao đẹp nhất trên đời như trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc. Một vẻ đẹp hài hòa, cân đối ở người thiếu nữ nhưng cũng gợi nét cao sang, quý phái. Bằng thủ pháp liệt kê chân dung Thúy Vân được miêu tả toàn vẹn từ ngoại hình, dáng vẻ, giọng nói, phong thái ứng xử nghiêm trang, đứng đắn. Vẻ đẹp của nàng khiến những gì mĩ lệ nhất của thiên nhiên cũng phải cúi đầu nhưng tạo sự hoà hợp êm đềm với xung quanh: mây thua, tuyết nhường. Với tính cách ung dung, điềm đạm như dự báo cho một cuộc đời bình yên không sóng gió của nàng Thúy Vân.

Từ khóa tìm kiếm google:

sọan văn 9 siêu hay, soạn chị em Thúy Kiều siêu hay, ngữ văn 9 chị em Thúy Kiều, soạn chị em Thúy Kiều mới nhất
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 9 siêu hay bài: Chị em Thúy Kiều . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn siêu hay văn 9 tập 1. Phần trình bày do Chu Nguyệt tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận