Danh mục bài soạn

Soạn văn 9 siêu hay bài: Ánh trăng

Bài soạn văn 9 tập 1: Ánh trăng cực chất và siêu hay. Nội dung bài soạn gồm có: Phần soạn siêu ngắn và phần soạn siêu chi tiết. Học sinh sẽ hiểu bài và nắm bắt ý chính siêu nhanh. Muốn tìm kiếm trêngoogle hãy gõ: soan sieu hay anh trang tech12h. Kéo xuống dưới để bắt đầu nào

[toc:ul]

Phần 1. Các câu hỏi trong bài học

Bài tập 1: Em có nhận xét gì về bố cục của bài thơ? Ánh trăng có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình. Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc, đâu là bước ngoặt để tác giả tự do bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của tác phẩm?

Bài tập 2: Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa. Hãy phân tích điều ấy. Khổ thơ nào trong bài thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm?

Bài tập 3: Nhận xét về kết cấu và giọng điệu của bài thơ. Những yếu tố ấy có tác dụng gì đối với việc thể hiện chủ đề và tạo nên sức truyền cảm của tác phẩm?

Bài tập 4: Xác định thời điểm ra đời của bài thơ Ánh trăng, liên hệ với cuộc đời Nguyễn Duy để phát biểu chủ đề bài thơ. Theo cảm nhận của em, chủ đề ấy có liên quan gì đến đạo lí, lẽ sống của dân tộc Việt Nam ta?

Luyện tập : Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong Ánh trăng, em hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một bài tâm sự ngắn.

Bài tập 1 - Tham khảo : Ý nghĩa nhan đề bài thơ Ánh trăng

Bài tập 2 - Tham khảo:  Cho đoạn thơ sau:

     Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

  như là sông là rừng

 

         Trăng cứ tròn vành vạnh

  kể chi người vô tình

        ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

a. Hãy chỉ ra nghĩa của các từ “mặt” trong đoạn thơ trên. Từ “mặt” nào được dùng theo nghĩa gốc; từ “mặt” nào được dùng theo nghĩa chuyển?

b. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn thơ.

Bài tập 3 - Tham khảo: Viết một đoạn văn  phân tích diễn biến tâm trạng của con người khi gặp lại hình ảnh vầng trăng ở khổ thơ thứ 5 trong bài thơ Ánh trăng.

Bài tập 4 - Tham khảo: Phân tích khổ thơ cuối bài thơ Ánh trăng để làm rõ tính triết lý và chiều sâu suy ngẫm của bài thơ .

Phần 2. Soạn siêu ngắn bài ánh trăng

Bài tập 1 : Bố cục bài thơ gồm có 3 phần :

  • Phần 1 (hai khổ đầu) : Vầng trăng quá khứ gắn bó tuổi thơ.
  • Phần 2 (hai khổ tiếp) : Vầng trăng hiện tại và con người bội bạc.
  • Phần 3 (hai khổ cuối) : Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả trước vầng trăng.

-> Bố cục này theo trình tự từ quá khứ đến hiện tại.

Bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc : Coi vầng trăng như người dưng, thì bỗng mất điện, gặp lại vầng trăng. Trăng vẫn tròn, lặng im soi sáng, không kể gì đến sự vô tình của người đã coi mình là người dưng. Con người bỗng thức tỉnh.

Bài tập 2 : Hình ảnh vầng trăng mang những tầng ý nghĩa :

  • Thiên nhiên tươi đẹp gần gũi, gắn bó trong cảnh gian khó, trăng vẫn tỏa ánh sáng dịu hiền khắp nhân gian.
  • Tuổi thơ ngọt ngào : “Trần trụi với thiên nhiên - hồn nhiên như cây cỏ”.
  • Quá khứ thời chiến đấu : quan hệ thân tình khăng khít.
  • Tình nghĩa thủy chung : tình nghĩa trọn vẹn trong sáng năm tháng chiến đấu.

Khổ thơ cuối thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý của tác phẩm.

Bài tập 3 :

  • Kết cấu độc đáo, phát triển theo thời gian. Từ quá khứ hồn nhiên ( thân thiết với vầng trăng ) đến hiện tại ( về thành phố, sống tiện nghi lãng quên vầng trăng ). Do một đêm mất điện mà vô tình gặp lại ánh trăng và nhận ra thái độ sống vô tình của mình, tự soi xét lại.
  • Giọng điệu tâm tình bằng thể thơ năm chữ, nhịp thơ khi tuôn chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo nhịp kể, khi ngân nga, trầm lắng suy tư.

→ Góp phần bộc lộ những cảm xúc sâu xa của một người lính khi nghĩ về chiến tranh, về quá khứ.

Bài tập 4 :

  • Thời điểm ra đời của bài thơ : sau đại thắng mùa xuân 1975, chính xác là vào năm 1978,  người lính từ chiến khu trở về thành phố.
  • Chủ đề bài thơ : Nhắc về những năm tháng gian lao đã qua của đời người lính.
  • Bài thơ nằm trong mạch cảm xúc "Uống nước nhớ nguồn" gợi đạo lý thủy chung tình nghĩa. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Luyện tập :

Trăng với tôi như một người bạn tri kỉ, cùng đi qua những thăng trầm cuộc đời. Trăng không chỉ là trăng mà còn là đồng, là sông, là bể, là những gì gần gũi, thân thuộc nhất gắn liền với tuổi thơ hồn nhiên, mơ mộng nơi thôn dã. Nhưng khi hòa bình lập lại, tôi về thành phố sống, từ đó quen với những tiện nghi cuộc sống với ánh điện, cửa gương mà quên mất đi vầng trăng tình nghĩa. Khi mất điện, tôi bật tung cửa sổ, vẫn vầng trăng ngày nào, vẫn tròn vẫn sáng. Trăng không hề thay đổi, chỉ có lòng người đổi thay. Trong phút chốc bao kí ức chiến đấu năm xưa ùa về, tôi nhận ra mình đã quá vô tình với vầng trăng ấy.

Bài tập 1 - Tham khảo  : Ý nghĩa nhan đề bài thơ Ánh trăng :

  • Ánh trăng nhắc lại một thời quá khứ gian khổ đã qua.
  • Ánh trăng đánh thức tâm hồn con người ta
  • Ánh trăng nhắc nhở về sự thủy chung

Bài tập 2 - Tham khảo :

  • Từ mặt (1) là nghĩa gốc, từ mặt (2) là nghĩa chuyển.
  • Các biện pháp tu từ : so sánh, nhân hóa.

Bài tập 3 - Tham khảo : Tâm trạng của con người khi gặp lại hình ảnh vầng trăng ở khổ thơ thứ 5

  • Đó là sự giật mình, thức tỉnh khi gặp lại được cố nhân là ánh trăng
  • Cảm xúc có chút bồi hồi, xúc động
  • Tác giả như trấn tỉnh lại được bản thân

Bài tập 4- Tham khảo : Khổ thơ cuối

Ánh trăng bình dị, mộc mạc, đã từng là tri kỷ một thời, đã gắn bó với mình trong những năm tháng gian khổ nhưng rồi khi cuộc sống đầy đủ tiện nghi hơn, con người ta lại lỡ lãng quên đi cố nhân năm xưa. Trăng vẫn cứ ở đó, vẫn dõi theo ta trong im lặng. Trăng cũng chẳng trách móc con người ta đã vô tình để rồi đến một khoảnh khắc, người ta mới chợt giật mình nhớ đến nó.

Phần 3. Soạn chi tiết bài ánh trăng

Bài tập 1 :

Bố cục bài thơ gồm có 3 phần :

  • Phần 1 (hai khổ đầu) : Vầng trăng quá khứ gắn bó tuổi thơ.
  • Phần 2 (hai khổ tiếp) : Vầng trăng hiện tại và con người bội bạc.
  • Phần 3 (hai khổ cuối) : Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả trước vầng trăng.

Bài thơ như là một câu chuyện được kể lại theo trình tự thời gian. Bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc là khi đã coi vầng trăng “như người dưng qua đường”, chẳng để tâm nhiều đến sự hiện diện của nó thì bỗng mất điện, “gặp lại vầng trăng tròn”. Dẫu con người có vô tình nhưng ánh trăng vẫn thuỷ chung. Chính sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng trong bối cảnh ấy đã gợi nhiều kỷ niệm tình nghĩa trong lòng nhà thơ.

Bài tập 2 : Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa. Hãy phân tích điều ấy.

  • Vầng trăng trước hết là trăng của thiên nhiên, của đất trời, trăng vẫn tỏa ánh sáng dịu hiền khắp nhân gian.
  • Trăng là biểu tượng cho những gì gắn bó với con người lúc gian khổ, là người bạn tri âm tri kỉ, vẫn luôn thầm lặng dõi theo và chia sẻ mọi buồn vui.
  • Trăng còn là biểu tượng cho thời quá khứ, cái thời con người được ngụp lặn trong dòng sông tuổi thơ của cuộc đời mình.
  • Là biểu tượng cho tình nghĩa thuỷ chung. Trong hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn nhất, trăng vẫn luôn là người bạn tri kỉ. Dấu cho con người đã lãng quên đi nó thế nhưng khi gặp sự cố, quay về thời khắc thiếu thốn, ánh trăng vẫn còn đó chờ người, không đi đâu cả.

Bài tập 3 :

Bài thơ có kết cấu độc đáo, tác giả như đang kể lại một câu chuyện từ quá khứ đến hiện tại. Từ quá khứ, nơi đồng quê thôn dã, nơi chiến trường gắn bó thân thiết với vầng trăng đến hiện tại sống với các tiện nghi hiện đại, đủ đầy, vầng trăng bị con người lãng quên, bị coi như là người dưng qua đường. Con người bỗng nhiên nhớ về ánh trăng lại nhờ một đêm mất điện. Những hôì tưởng về quá khứ bỗng nhiên hiện ra. Bài thơ tuy có kết cấu, nội dung đơn giản nhưng chứa đựng những triết lí sâu xa, khiến mỗi chúng ta đều phải nhìn nhận lại chính mình.
Giọng điệu tâm tình bằng thể thơ năm chữ, nhịp thơ khi tuôn chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo nhịp kể, khi ngân nga, khi trầm lắng suy tư, cảm động. Tất cả những điều đó góp phần quan trọng trong việc bộc lộ những cảm xúc sâu xa của một người lính khi nghĩ về chiến tranh, về quá khứ.

Bài tập 4 :

Bài thơ được viết sau đại thắng mùa xuân 1975, chinhs xác là năm 1978 khi người lính từ chiến khu trở về thành phố. Bài thơ như gợi nhắc lại những năm tháng gian truân của người chiến sĩ. Sâu xa hơn, đó là lời nhắc nhở với mỗi người: khi đầy đủ, hạnh phúc đừng quên những năm tháng gian khổ, nghèo khó của chính mình.

Đạo lý mà bài thơ hướng đến đó là uống nước nhớ nguồn.

Luyện tập :

Trăng với tôi như một người bạn tri kỉ, cùng đi qua những thăng trầm cuộc đời. Trăng không chỉ là trăng mà còn là đồng, là sông, là bể, là những gì gần gũi, thân thuộc nhất gắn liền với tuổi thơ hồn nhiên, mơ mộng nơi thôn dã. Mỗi đêm, trên chiếc chõng tre, bà thường kể tôi nghe bao câu chuyện cổ tích ngọt ngào dưới ánh trăng hiền hòa. Ánh trăng như người bạn thuở thiên thiếu, đã lớn lên cùng tôi nơi làng quê thanh tịnh.  Khi đất nước rơi vào cảnh chiến tranh, nơi rừng xa thanh vắng, nơi ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết, ngước lên ánh trăng trên cao, trăng tỏa sáng dịu hiền làm vơi đi nỗi nhớ gia đình, nhớ quê hương trong tôi. Nhưng khi hòa bình lập lại, tôi về thành phố sống, từ đó quen với những tiện nghi cuộc sống với ánh điện, cửa gương mà quên mất đi vầng trăng tình nghĩa. Khi mất điện, tôi bật tung cửa sổ, vẫn vầng trăng ngày nào, vẫn tròn vẫn sáng. Trăng không hề thay đổi, chỉ có lòng người đổi thay. Trong phút chốc bao kí ức chiến đấu năm xưa ùa về, tôi nhận ra mình đã quá vô tình với vầng trăng ấy.

Bài tập 1 - Tham khảo  : Ý nghĩa nhan đề bài thơ Ánh trăng :

  • Ánh trăng nhắc lại một thời quá khứ gian khổ đã qua. Đó là những hồi tưởng đẹp về một thời hoài niệm đã xa.
  • Ánh trăng đánh thức tâm hồn con người ta để thức tỉnh họ nhận ra những điều sai trái, hướng con người ta đến với những giá trị đích thực của cuộc sống.
  • Ánh trăng nhắc nhở về sự thủy chung dù nghèo khổ hay đủ đầy thì những gì đã gắn bó với mình cũng không nên lãng quên.

Bài tập 2 - Tham khảo :

  • Từ mặt (1) là nghĩa gốc là chỉ khuôn mặt con người, từ mặt (2) là nghĩa chuyển chỉ mặt trăng.
  • Các biện pháp tu từ : so sánh, nhân hóa. Bằng các biện pháp tu từ mà đã diễn tả niềm xúc động của tác giả khi những ngày tháng tuổi thơ trong quá khứ ùa về trong tâm trí của tác giả. Trăng như một con người, thái độ im lặng vừa như trách móc, vừa nghiêm khắc phê bình kẻ vô tình bỏ quên quá khứ nghĩa tình, bỏ quên tri kỉ

Bài tập 3 - Tham khảo : Tâm trạng của con người khi gặp lại hình ảnh vầng trăng ở khổ thơ thứ 5

Khi cuộc sống đủ đầy, ta dễ quên đi những ngày gian khó, quên đi những thứ đã vốn gắn bó trở thành tri kỉ. Ở khổ thơ thứ 5 bài thơ Ánh trăng, tác giả Nguyễn Duy đã gặp lại cố nhân – ánh trăng gắn bó từ những năm tháng tuổi thơ nghèo khó. Bấy lâu nay quen với ánh đèn, ánh điện chẳng nhoứ gì đến ánh sáng cuả vầng trăng nhưng khi những ánh điện của cuộc sống xa hoa nơi thành thị vụt tắt, ta mới chợt nhận ra thứ ánh sáng hiền hòa của đất trời vẫn chan hòa khắp nhân gian. Phải chăng vì sự đột ngột, bất ngờ như thế, vầng trăng mới làm bật dậy trong tâm trí con người bao cảm xúc. Điệp từ “mặt” được nhắc lại hai lần trong câu thơ “Ngửa mặt lên nhìn mặt/ Có cái gì rưng rưng”, như nhấn mạnh sự giao cảm giữa trăng và người trong một tư thế tập trung, chú ý, mặt người và mặt trăng đối diện nhau. Khoảnh khắc bất ngờ gặp lại “cố nhân”. Có gì đó là nghẹn ngào, bồi hồi, xúc động khiến hồn người “rưng rưng” cảm xúc. Vầng trăng vĩnh cửu vẫn chờ người ngước lên ở đó, chỉ có con người đổi thay, quên đi kỉ niệm thân thương từng gắn bó. Những cảm xúc của nhà thơ như nhắc nhở mỗi chúng ta, hãy trân trọng những kỉ niệm gắn bó, những ân tình thủy chung trong quá khứ.

Bài tập 4- Tham khảo : Khổ thơ cuối

Ánh trăng bình dị, mộc mạc, đã từng là tri kỷ một thời, đã gắn bó với mình trong những năm tháng gian khổ nhưng rồi khi cuộc sống đầy đủ tiện nghi hơn, con người ta lại lỡ lãng quên đi cố nhân năm xưa. Trăng vẫn cứ ở đó, vẫn dõi theo ta trong im lặng. Trăng cũng chẳng trách móc con người ta đã vô tình để rồi đến một khoảnh khắc, người ta mới chợt giật mình nhớ đến nó. Ánh trăng vẫn cứ hiền hòa soi rọi hết ngày này qua tháng khác. Ánh trăng không được sáng tỏ như ánh đèn nên ngươì ta thấy ánh đèn điện tiện nghi hơn. Cuộc gặp gỡ bất ngờ đã khiến nhà thơ không khỏi bồi hồi, xúc động để rồi tự vấn lòng mình. Nhà thơ đã cảnh tỉnh được mình.

Từ khóa tìm kiếm google:

sọan văn 9 siêu hay, soạn ánh trăng siêu hay, ngữ văn 9 ánh trăng, soạn ánh trăng mới nhất
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 9 siêu hay bài: Ánh trăng . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn siêu hay văn 9 tập 1. Phần trình bày do Chu Nguyệt tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận