Danh mục bài soạn

Soạn văn 9 siêu hay bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích

Bài soạn văn 9 tập 1: Kiều ở lầu Ngưng Bích cực chất và siêu hay. Nội dung bài soạn gồm có: Phần soạn siêu ngắn và phần soạn siêu chi tiết. Học sinh sẽ hiểu bài và nắm bắt ý chính siêu nhanh. Muốn tìm kiếm trêngoogle hãy gõ: soan sieu hay kieu o lau ngung bich tech12h. Kéo xuống dưới để bắt đầu nào

[toc:ul]

Phần 1. Các câu hỏi trong bài học

Câu 1 : Em hãy tìm hiểu cảnh thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu

Câu 2 : Tám câu thơ tiếp theo trực tiếp nói lên nỗi nhớ thương của Kiều.

a.Trong cảnh ngộ của mình nàng nhớ tới những ai? Nàng nhớ ai trước, ai sau? Nỗi nhớ có hợp lí không?
b. Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau với những lí do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau. Em hãy phân tích nghệ thuật  dùng từ ngữ, hình ảnh của tác giả để làm sáng tỏ điều đó.
c. Em có nhận xét gì về tấm lòng của Thuỷ Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng?

Câu 3 : Tám câu thơ cuối miêu tả cảnh vật qua tâm trạng
а. Cảnh là thực hay hư? Mỗi cảnh vật có nét riêng đồng thời lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều. Em hãy phân tích và chứng minh điều đó?
b. Em có nhận xét gì về cách dùng điệp ngữ của Nguyễn Du trong tám câu thơ cuối? Cách dùng điệp ngữ ấy góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?

Bài tập 1- Luyện tập

Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình? Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối (Buồn trông cửa bể chiều hôm...Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi)

Bài tập 1- Tham khảo : Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích Kiểu ở lầu Ngưng Bích

Bài tập 2-  Tham khảo : Phân tích tấm lòng hiểu thảo của Kiều với cha mẹ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Bài tập 3 - Tham khảo : Từ tấm lòng hiểu thảo của Kiều với cha mẹ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, em hãy viết một đoạn văn nêu những suy nghĩ về chữ hiếu trong xã hội ngày nay.

Phần 2. Soạn siêu ngắn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích

Câu 1: Cảnh thiên nhiên trong 6 câu thơ đầu :

  • Không gian : mênh mông, hoang vắng, cô đơn, bốn bề bao la bát ngát, cồn cát im lìm, dãy núi nhấp nhô, ánh trăng làm bạn, rợn ngợp cô đơn không một bóng người.
  • Thời gian : từ sáng sớm đến đêm khuya
  • Kiều đang bị giam lỏng, cô đơn, mất tự do nơi hữu tình thơ mộng mà hoang vắng, cô độc giữa lầu Ngưng Bích hoang vắng

Câu 2 : 8 câu thơ tiếp:

a. Trong cảnh giam lỏng, đầu tiên nàng nhớ tới Kim Trọng, sau đó nhớ về cha mẹ. Như vậy khá hợp lí, bởi với cha mẹ, nàng đã gặp trước lúc cách xa, nàng cũng đã bán thân cứu cha nên phần nào vơi bớt nỗi lo, nỗi day dứt. Nhưng với người nàng thương, Kim Trọng, chàng chưa biết tin gì về gia biến nhà nàng và nàng đau đớn, day dứt bởi không giữ được lời thề.

b. Nghệ thuật dùng từ ngữ, hình ảnh : nhiều hình ảnh ước lệ chén đồng, tin sương, tấm son, quạt nồng ấp lạnh, sân lai, gốc tử..., từ ngữ thể hiện được tâm trạng đớn đau, day dứt với Kim Trọng, nỗi xót xa, lo lắng cho cha mẹ. Nhịp thơ đều đều 2/2/2 và 4/4 đã góp phần diễn tả một cách sâu sắc tâm trạng buồn chán của nàng.

c. Thúy Kiều là một người tình chung thủy, người con hiếu thảo. Nàng có tâm hồn cao đẹp, luôn nghĩ và hy sinh cho người khác dù mình đang trong cảnh mất tự do, cô đơn.

Câu 3: 8 câu thơ cuối :

a. Cảnh vật là hư vô, đây là tâm trạng chứ không phải cảnh thực. Mỗi cảnh có nét riêng đồng thời lại có nét chung diễn tả tâm trạng của Kiều :

  • Cánh buồm nhỏ xa xăm vô định như cuộc đời nàng giữa biển đời vô hướng.
  • Cánh hoa bị vùi dập như số kiếp trôi nổi của nàng.
  • Nội cỏ tàn phai, héo úa rầu rầu một màu đơn điệu như màu sắc cuộc đời nàng tẻ nhạt.
  • Mặt duềnh cuộn sóng, gió cuốn, sóng ầm ầm chính là dông bể cuộc đời, một nỗi bàng hoàng lo sợ.

b. Cách dùng điệp ngữ :

Điệp ngữ “Buồn trông” lặp lại bốn lần đặt ở đầu mỗi câu lục. Đôi mắt buồn nhìn và bao trùm lên hết thảy cảnh vật. Kết hợp không gian xa đến gần, thu vào tâm tư người con gái nỗi cô đơn, sầu nhớ, đau đớn và lo sợ, là những đợt sóng trùng điệp trong lòng.

Câu 1- Luyện tập :

(1) Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật để gửi gắm tâm trạng con người mà ở đây là tâm trạng Kiều. Cảnh không đơn thuần chỉ là cảnh mà còn là tâm trạng con người. Lấy cảnh làm phương tiện thể hiện tâm trạng.

(2) Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong 8 câu cuối :

  • Cánh buồm nhỏ xa xăm vô định như cuộc đời nàng giữa biển đời vô hướng.
  • Cánh hoa bị vùi dập như số kiếp trôi nổi của nàng.
  • Nội cỏ rầu rầu một màu đơn điệu như màu sắc cuộc đời nàng tẻ nhạt.
  • Gió cuốn, sóng ầm ầm chính là dông bể cuộc đời, một nỗi bàng hoàng lo sợ.

Bài tập 1- Tham khảo : Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích Kiểu ở lầu Ngưng Bích

Giá trị nội dung : Miêu tả tâm trạngThuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.

Giá trị nghệ thuật :

  • Miêu tả nội tâm nhân vật đặc sắc
  • Bút pháp tả cảnh ngụ tình tuyệt bút

Bài tập 2-  Tham khảo : Phân tích tấm lòng hiểu thảo của Kiều với cha mẹ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

  • Trước cảnh tai họa ập xuống gia đình mình, Kiều nuốt giọt nước mắt vào trong và đi đến quyết định: bán mình chuộc cha. Còn đau đớn, tủi nhục nào hơn. Trải qua bao sóng gió, nàng bị bán vào lầu Ngưng Bích, chiu bao nỗi đau giằng xé cả tâm hồn và thể xác.
  • Trong hoàn cảnh bị giam cầm ở lầu Ngưng Bích, nỗi nhớ gia đình, mẹ cha vẫn luôn đau đáu trong trái tim của người con
Bài tập 3 - Tham khảo : Từ tấm lòng hiểu thảo của Kiều với cha mẹ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, em hãy viết một đoạn văn nêu những suy nghĩ về chữ hiếu trong xã hội ngày nay.
  • Hiếu thảo là tấm lòng yêu thương, chăm sóc ông bà cha, là sự tôn kính, lắng nghe, trân trọng tình cảm của đấng sinh thành với bản thân mình.
  • Lòng hiếu thảo được thể hiện qua những hành động giản dị thường ngày
  • Thực tế hiện nay có một bộ phận những người con có ý thức và đạo đức suy đồi. Họ chỉ biết sống vì bản thân, sống hưởng thụ mà chẳng cbận lòng đến cha mẹ đã vất vả, hi sinh bao năm tháng để nuôi dưỡng họ nên người.

Phần 3. Soạn chi tiết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích

Câu 1: Cảnh thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu

  • Không gian: lầu Ngưng Bích được mở ra rất nhiều chiều theo cái nhìn của nhân vật từ trên cao xuống.
    • Chiều cao: trên trời vầng trăng vằng vặc, trăng như gần hơn và với nàng bây giờ chỉ có trăng là bầu bạn.
    • Chiều rộng: không gian bao la bát ngát, chỉ có những cồn cát im lìm vắng lặng bụi tung mờ mịt, những dãy núi trùng điệp nhấp nhô ẩn trong sương mờ. Không gian mênh mông, hoang vắng, rợn ngợp cô đơn không một bóng người.
  • Thời gian: từ sáng (mây sớm) đến đêm khuya (đèn khuya), theo vòng quay của thoừi gian, chỉ có một mình nàng thui thủi cô đơn, bẽ bàng thương thân, tủi phận.
  • Qua khung cảnh thiên nhiên có thể thấy Kiều đang ở trong hoàn cảnh cô đơn, bị giam hãm, mất tự do, cô độc giữa lầu Ngưng Bích hoang vắng. Tâm trạng của nàng trống trải, cô đơn, ngao ngán thật tội nghiệp. Cảnh lầu Ngưng Bích rất hữu tình thơ mộng, nhưng hoang vắng rợn ngợp thiếu hơi ấm con người, đúng như tên gọi của nó.

Câu 2 : 8 câu thơ tiếp:

a. Trong cảnh giam lỏng, đầu tiên nàng nhớ tới Kim Trọng, sau đó nhớ về cha mẹ. Như vậy khá hợp lí, bởi với cha mẹ, nàng đã gặp trước lúc cách xa, nàng cũng đã bán thân cứu cha nên phần nào vơi bớt nỗi lo, nỗi day dứt. Nhưng với người nàng thương, Kim Trọng, chàng chưa biết tin gì về gia biến nhà nàng và nàng đau đớn, day dứt bởi không giữ được lời thề.

b. Nghệ thuật dùng từ ngữ, hình ảnh : nhiều hình ảnh ước lệ chén đồng, tin sương, tấm son, quạt nồng ấp lạnh, sân lai, gốc tử..., từ ngữ thể hiện được tâm trạng đớn đau, day dứt với Kim Trọng, nỗi xót xa, lo lắng cho cha mẹ. Nhịp thơ đều đều 2/2/2 và 4/4 đã góp phần diễn tả một cách sâu sắc tâm trạng buồn chán của nàng.

Nỗi nhớ về người mình yêu,  Kim Trọng, nàng hình dung cảnh Kim Trọng đợi chờ tin nàng ở quê nhà.

Chân trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai?

Câu thơ là một câu hỏi tu từ thể hiện sự dằn vặt, đau khổ của nàng khi phải chia tay với Kim Trọng. Dù mai sau có phiêu bạt chân trời góc bể nào thì tình cảm của nàng đối với Kim Trọng vẫn nồng thắm, bất biến với không gian và thời gian.

Nỗi nhớ cha mẹ: Nàng tưởng tượng cảnh nơi quê nhà tất cả đã đổi thay mà sự đổi thay lớn nhất là cha mẹ ngày một thêm già yếu.

c. Thúy Kiều là một người tình chung thủy, người con hiếu thảo. Nàng có tâm hồn cao đẹp, luôn nghĩ và hy sinh cho người khác dù mình đang trong cảnh mất tự do, cô đơn.

-> Qua đoạn trích, Kiều hiện ra với đức hi sinh cao đẹp, một tình yêu thủy chung và lòng hiếu thảo của một người con.

Câu 3: 8 câu thơ cuối :

a. Cảnh vật là hư vô, đây là tâm trạng chứ không phải cảnh thực. Mỗi cảnh có nét riêng đồng thời lại có nét chung diễn tả tâm trạng của Kiều. Cảnh vật được miêu tả qua tâm trạng, tâm trạng nhuốm lên cảnh vật.

  • Cánh buồm nhỏ xa xăm vô định như cuộc đời nàng giữa biển đời vô hướng.

Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồn xa xa?

  • Cánh hoa bị vùi dập như số kiếp trôi nổi của nàng.

Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?

  • Nội cỏ tàn phai, héo úa rầu rầu một màu đơn điệu như màu sắc cuộc đời nàng tẻ nhạt.

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

  • Mặt duềnh cuộn sóng, gió cuốn, sóng ầm ầm chính là dông bể cuộc đời, một nỗi bàng hoàng lo sợ.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

b. Cách dùng điệp ngữ :

  • Điệp ngữ “Buồn trông” lặp lại bốn lần đặt ở đầu mỗi câu lục. Đôi mắt buồn nhìn và bao trùm lên hết thảy cảnh vật. Kết hợp không gian xa đến gần, thu vào tâm tư người con gái nỗi cô đơn, sầu nhớ, đau đớn và lo sợ, là những đợt sóng trùng điệp trong lòng.
  • Đoạn thơ còn sử dụng rất nhiều từ láy: xa xa, thấp thoáng, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm... Làm cho ý thơ trầm xuống, toả lan ra, như tô điểm thêm cho không gian mờ mịt, xa xăm. Kèm theo mỗi cặp từ láy đó là hình ảnh tăng tiến càng lúc càng dữ dội.

Câu 1- Luyện tập : Bút pháp tả cảnh ngụ tình:

    • Là bút pháp thông qua việc miêu tả cảnh vật (thiên nhiên, cuộc sống xung quanh) để khắc họa tâm trạng, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật .
    • Cùng với bút pháp chấm phá,điểm xuyết bút pháp ước lệ tượng trưng, bút pháp đòn bẩy, lấy tĩnh tả động, lấy động tả tĩnh...đây là một trong những bút pháp đặc trưng, mang đậm dấu ấn của văn học trung đại. Cũng có thể nói, bút pháp tả cảnh ngụ tình là một yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công cho tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

Bài tập 1- Tham khảo : Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích Kiểu ở lầu Ngưng Bích

Giá trị nội dung : Miêu tả tâm trạngThuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Đó là cảnh ngộ cô đơn buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo rất đáng thương, đáng trân trọng của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.

Giá trị nghệ thuật :

  • Miêu tả nội tâm nhân vật đặc sắc
  • Bút pháp tả cảnh ngụ tình tuyệt bút

Bài tập 2-  Tham khảo : Phân tích tấm lòng hiểu thảo của Kiều với cha mẹ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Gia đình lâm vào tai họa bất ngờ, cha bị vu oan, bị tra tấn dã man; nhà cửa bị lũ sai nha đầu trâu mặt ngựa cướp phá tan hoang, trái tim Kiều đau đớn như bị xé ra từng mảnh. Bị bọn quan lại tham nhũng đẩy vào thế cùng: “Có ba trăm lạng việc này mới xong”, không còn cách nào khác, Kiều nuốt giọt nước mắt vào trong và đi đến quyết định: bán mình chuộc cha. Còn đau đớn, tủi nhục nào hơn. Trải qua bao sóng gió, nàng bị bán vào lầu Ngưng Bích, chiu bao nỗi đau giằng xé cả tâm hồn và thể xác. Trong hoàn cảnh  ấy, nàng chưa bao giờ oán trách một lời mà trái lại, nỗi nhớ gia đình, mẹ cha vẫn luôn đau đáu trong trái tim nàng.  Dù cho banr thân nàng đang bị đày đọa nhưng đó không phải là điều nàng quan tâm. Kiều chỉ thấy “xót” khi tưởng tượng, ở chốn quê nhà, cha mẹ nàng vẫn tựa cửa ngóng chờ tin tức người con gái yêu. Nàng xót thương da diết và day dứt khôn nguôi vì không thể “quạt nồng ấp lạnh”, phụng dưỡng song thân, băn khoăn không biết hai em có chăm sóc cha mẹ chu đáo hay không. Động từ “xót” được tác giả sử dụng thật đắt giá, gợi ra sự xót xa trong tấm lòng hiếu thảo của người con, đó là nỗi đau sâu thẳm trong tâm hồn. Đôi mắt của Kiều đầy mệt mỏi khi phải trải qua bao truân chuyên vẫn hướng về nơi quê nhà lo lắng, xót thương cho bậc sinh thành.

Bài tập 3 - Tham khảo : Từ tấm lòng hiểu thảo của Kiều với cha mẹ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, em hãy viết một đoạn văn nêu những suy nghĩ về chữ hiếu trong xã hội ngày nay.

Muôn đời vẫn vậy, chữ hiếu vẫn luôn được đề cao trong xã hội. Hiếu thảo là tấm lòng yêu thương, chăm sóc ông bà cha, là sự tôn kính, lắng nghe, trân trọng tình cảm của đấng sinh thành với bản thân mình. Tấm lòng đó phải xuất phát từ tận đáy lòng người con, người cháu, là sự thấu hiểu và biết ơn với công lao sinh thành dưỡng dục mà cha mẹ đã hi sinh cho mình. Lòng hiếu thảo được thể hiện qua những hành động giản dị thường ngày như lời hỏi thăm cha mẹ khi trở về nhà, là chiếc khăn tặng ông bà khi trời trở gió, là chén trà lấy cho cha sau bữa cơm chiều, là sự cố gắng học hành để thấy được nụ cười vui của những người thân yêu… Tùy từng hoàn cảnh, từng khả năng của mỗi người để báo đáp tấm lòng cha mẹ. Hiện nay, trong xã hội, có một bộ phận những người con có ý thức và đạo đức suy đồi. Không những cãi lời cha mẹ, họ còn ăn chơi trác táng bằng những đồng tiền mồ hôi nước mắt của cha mẹ làm ra. Nhiều người cảm thấy phiền phức khi phải nuôi cha mẹ già yếu nên có thái độ cáu gắt, thậm chí đánh đập họ. Những người con bất hiếu chỉ quen hưởng thụ sung sướng, họ đâu biết rằng cha mẹ đã vất vả, hi sinh bao năm tháng để nuôi dưỡng họ nên người. Đó là sự ích kỉ, nhẫn tâm và bất hiếu của kẻ làm con. Vì vậy, chúng ta cần đối xử hiếu thảo với ông bà cha mẹ, từ những hành động quan tâm, chăm sóc hàng ngày để tình cảm gia đình càng bó keo sơn. Bởi thời gian trôi đi chẳng chờ đợi ai, sự sống chỉ là hữu hạn, hãy yêu thương chân thành và dành nhiều sự quan tâm chăm sóc cho những người thân yêu khi còn có thể bạn nhé.

Từ khóa tìm kiếm google:

sọan văn 9 siêu hay, soạn Kiều ở lầu Ngưng Bích siêu hay, ngữ văn 9 Kiều ở lầu Ngưng Bích, soạn Kiều ở lầu Ngưng Bích mới nhất
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 9 siêu hay bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn siêu hay văn 9 tập 1. Phần trình bày do Chu Nguyệt tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận