Danh mục bài soạn

Soạn văn 9 siêu hay bài: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Bài soạn văn 9 tập 1: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình cực chất và siêu hay. Nội dung bài soạn gồm có: Phần soạn siêu ngắn và phần soạn siêu chi tiết. Học sinh sẽ hiểu bài và nắm bắt ý chính siêu nhanh. Muốn tìm kiếm trêngoogle hãy gõ: soan sieu hay dau tranh cho mot the gioi hoa binh tech12h. Kéo xuống dưới để bắt đầu nào

[toc:ul]

Phần 1. Các câu hỏi trong bài học

Câu 1 : Hãy nêu luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản.

Câu 2 :  Trong đoạn đầu văn bản, nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người và toàn bộ sự sống trên trái đất đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng cách lập luận như thế nào?

Câu 3 : Sự tốn kém và tính chất vô lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã được tác giả chỉ ra bằng những chứng cứ nào?

Câu 4 : Vì sao có thể nói: Chiến tranh hạt nhân "không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa"? Em có suy nghĩ gì trước lời cảnh báo của nhà văn Mác-két về nguy cơ huỷ diệt sự sống và nền văn minh trên trái đất một khi chiến tranh hạt nhân nổ ra?

Câu 5 : Theo em, vì sao văn bản này lại được đặt tên là Đấu tranh cho một thế giới hoà bình? 

Bài tập luyện tập : Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc xong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của nhà văn G.G. Mác-két

Phần 2. Soạn siêu ngắn bài đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Câu 1 :

Luận điểm : Sự đe dọa của chiến tranh hạt nhân và kêu gọi nhân loại chống lại hiểm họa đó.
Luận cứ :

  • Luận cứ 1 : Sức hủy diệt kinh khủng của chiến tranh hạt nhân trong mọi lĩnh vực (y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục,...)
  • Luận cứ 2 : Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí.
  • Luận cứ 3 : Chúng ta có trách nhiệm đem tiếng nói mình chống lại hạt nhân.
  • Luận cứ 4 : Lên án những thủ phạm đã gây ra điều  khổ đau đó.

Câu 2: Cách lập luận chứng minh đầy thuyết phục : đưa câu hỏi dẫn dắt gây chú ý và dẫn vào vấn đề của tất cả “chúng ta” ; thời gian cụ thể “ngày 8 – 8 – 1986”, số liệu chính xác “50000 đầu đạn”, “4 tấn thuốc nổ” ; cách so sánh hình ảnh “thanh gươm Đa-mô-clét”... tất cả gây ấn tượng tính hệ trọng về vấn đề chung.

Câu 3 :

  • Sự tốn kém : mỗi chương trình vũ khí hạt nhân tốn hàng trăm tỉ đô la, so sánh gấp hàng trăm nghìn với chi phí khác như y tế, giáo dục.
  • Tính phi lí : số tiền cho hủy diệt sự sống lại lớn gấp trăm lần số tiền phục hồi, phát triển sự sống. Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí con người và tự nhiên.

Câu 4 :

  • Vì nó xóa sạch những thành quả tiến hóa của văn minh loài người cũng như tiến trình tiến hóa của sự sống tự nhiên trên Trái Đất.
  • Lời cảnh báo của nhà văn đặt ra là nhiệm vụ cho toàn thể nhân loại. Chúng ta phải đoàn kết, đấu tranh xây dựng một thế giới hòa bình không có vũ khí hạt nhân.

Câu 5:

Tên văn bản đã nhấn mạnh đến nhiệm vụ đấu tranh của con người trước hiểm họa chiến tranh hạt nhân. Cuộc đấu tranh ấy không hề dễ dàng, cần đến sự đồng sức, đồng lòng của toàn nhân loại, là cuộc đấu tranh cam go quyết liệt không phải trong ngày một ngày hai mà là cả một quá trình.

Bài tập luyện tập :

  • Những hiểm họa mà cuộc chiến tranh vũ khí hạt nhân mang tới cho loài ngươì là hết sức nghiêm trọng.
  • Người ta có thể chi trả một khoản tiền lớn để chaỵ đua vũ khí hạt nhân với mong muốn sẽ vơn lên là một siêu cường quốc mà họ vô tình quên mất vẫn còn đó những người dân nghèo đói, bệnh tật.
  • Hãy bỏ qua những ích kỷ của một quốc gia riêng lẻ để bảo vệ cuộc sống nhân loại, bảo vệ nền hòa bình thế giới.

Phần 3. Soạn chi tiết bài đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Câu 1: Luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản

Luận điểm : Tác giả nêu ra hai luận điểm cơ bản, tương ứng với mỗi luận điểm đều có một hệ thống luận cứ. 

  • Luận điểm 1: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên trái đất.
  • Luận điểm 2 : Vì vậy nhiệm vụ cấp bách của toàn thể loài người là đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

Hệ thống luận cứ:

Luận cứ cho luận điểm 1: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên trái đất.

  • Số lượng vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh Mặt Trời, cộng thêm bốn hành tinh khác nữa và phá huỷ thế thăng bằng của hệ Mặt Trời
  • Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân làm mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn của toàn thế giới . Chi phí cho chương trình hạt nhân gấp nhiều lần so với chương trình nhân đạo (Ví dụ như giải quyết vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới, xoá nạn mù chữ, tiếp tế thực phẩm, chăm sóc y tế... )

Luận cứ cho luận điểm 2 : Nhiệm vụ cấp bách của toàn thể loài người là đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

  • Kêu gọi xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân.
  • Có các biện pháp đề phòng khi xảy ra chiến tranh hạt nhân.
  • Lên án những kẻ vì tham vọng chính trị mà sản xuất vũ khí hạt nhân.

Câu 2 : Trong đoạn đầu văn bản, nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người và toàn bộ sự sống trên trái đất đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng cách lập luận : chứng minh, dựa vào những sự kiện, số liệu và sự lập luận chặt chẽ.

  • Thời điểm cụ thể của thông tin được xác định : ngày 8 - 8 - 1986;
  • Trữ lượng đầu đạn hạt nhân đưa ra con số cụ thể : Hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân được bố trí khắp hành tinh, số đầu đạn đó có sức công phá đến mức bình quân mỗi người dân đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ
  • Giải thích , phân tích về khả năng huỷ diệt của nó: có khả năng huỷ diệt 12 lần toàn bộ sự sống trên Trái Đất, có khả năng tàn phá tất cả các hành tinh đang xoay quanh Mặt Trời, cộng thêm bốn hành tinh khác nữa và phá huỷ thế thăng bằng của hệ Mặt Trời.

Câu 3 : Sự tốn kém và tính chất vô lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã được tác giả chỉ ra bằng những chứng cứ:

  • Dẫn chứng về chương trình cứu trợ cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới không thực hiện được của UNICEF vì thiếu kinh phí.
  •  Dẫn chứng về y tế: tiền đóng 10 tàu sân may Ni-mít đủ thực hiện chương trình phòng bệnh 14 năm đồng thời bảo vệ 1 tỷ người khỏi bệnh sốt rét, cứu hơn 14 triệu trẻ em…
  •  Dẫn chứng về tiếp tế thực phẩm: tiền làm 27 tên lửa MX đủ trả tiền công cụ cho các nước nghèo để họ làm ra lương thực trong 4 năm…
  •  Dẫn chứng về giáo dục: chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân đã đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới…

Trong mỗi dẫn chứng, tác giả đã đưa ra sự so sánh cụ thể để làm nổi bật tính phi lí của chạy đua vũ trang. Những số liệu cụ thể trong mỗi sự so sánh tự nó có sức thuyết phục mạnh mẽ. Với những so sánh đầy sức thuyết phục trong các lĩnh vực hết sức thiết yếu trong cuộc sống con người như xã hội, y tế, giáo dục… khiến cung ta nhận thức được sự phi nghĩa của chạy đua vũ khí hạt nhân. Nghệ thuật lập luận ở đoạn này thật đơn giản mà có sức thuyết phục cao, không thể bác bỏ được và dễ vào đi vào lòng người.

Câu 4 :

  • Có thể nói: Chiến tranh hạt nhân "không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa" là vì :

Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của con người bởi vì con người thông minh đã làm cuộc sống ngày càng tốt đẹp, hạnh phúc hơn. Có thể hiểu “lí trí con người” là quy luật phát triển của văn minh loài người và “lí trí tự nhiên” là quy luật tiến hoá tất yếu của tự nhiên, sự sống. Như vậy,  chiến tranh hạt nhân xảy ra sẽ phá huỷ, xoá sạch những thành quả tiến hoá của văn minh loài người cũng như tiến trình tiến hoá của sự sống, tự nhiên trên Trái Đất.

  • Suy nghĩ của em trước lời cảnh báo của nhà văn Mác-két về nguy cơ huỷ diệt sự sống và nền văn minh trên trái đất một khi chiến tranh hạt nhân nổ ra:

Thông qua bài viết của tác gỉa Mác-két, làm em càng hiểu hơn nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra thì sẽ gây ra những hiểm họa khôn lường không những là ở những cường quốc chạy đua vũ trang mà còn là đối với cả thế giới. Tất cả những thành quả của loài người đã đạt được về khoa học, văn hóa, lịch sử sẽ bị xóa sạch. Quan trọng hơn là sẽ dde dọa sự sống của hơn 7 tỉ người trên toàn hành tinh . Vì vậy, việc ngăn chặn chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ không của riêng ai, đòi hỏi toàn thế giới cần chung tay để chống lại.

Câu 5 : Theo em,văn bản này lại được đặt tên là Đấu tranh cho một thế giới hoà bình là vì : vấn đề đặt ra muốn ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hạt nhân thì phải xác định một thái độ hành động tích cực, đấu tranh cho hoà bình vì sự sống của chính con người. Thông điệp này của Mác-két mang ý nghĩa thời đại, có tính nhân văn sâu sắc. Nhan đề ấy thể hiện luận điểm cơ bản của bài văn, đồng thời như một khẩu hiệu, kêu gọi, hướng nhân loại tới một thái độ đấu tranh tích cực, vì một nền hòa bình thế giới.

Bài tập luyện tập :

Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của nhà văn G.G. Mác-két là văn bản được trích từ bản tham luận của ông đọc trong cuộc gặp gỡ lần thứ hai của 6 nguyên thủ quốc gia Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Hi Lạp và Tan-da-ni-a tại Mê-hi-cô. Thông qua văn bản, có lẽ không chỉ riêng em mà toàn thể độc giả cũng đều cảm nhận được rõ nguy cơ và hiểm họa mà chiến tranh hạt nhân đang đe dọa tới toàn thể loài người và sự sống trên trái đất. Bằng việc đưa ra những con số cụ thể gần như trên tất cả mọi lĩnh vực mà chỉ cần trích một phần nhỏ trong số tiền mà các nước đã dùng để chi trả cho cuộc chạy đua vũ trang, đặc biệt là vũ trang hạt nhân trong thời gian qua như một hồi chuông cảnh tỉnh thế giới.Tại sao người ta vân có thể điềm nhiên bỏ một số tiền khổng lồ để trang bị những đầu đạn hạt nhân trong khi thảm cảnh những người chết vì đói, vì suy dinh dưỡng, sống trong cảnh thiếu thốn về y tế, dịch vụ, mù chữ vẫn đang diễn ra ? Có lẽ, chính sự ích kỉ trong suy nghĩ của những siêu cường ấy đã cướp đi nhiều cơ hội, điều kiện để phát triển nhân loại. Đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn và xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của toàn thể loài người. Chúng ta không thể đánh đổi sự sống, đánh đổi hàng triệu năm tiến hóa chỉ để lấy một chiếc nút bấm vô tri. Bởi chỉ cần một cái bấm nút, mọi sự tiến hóa, mọi công trình và phát minh của loài người sẽ bị xóa sạch và quay trở về vạch xuất phát của nó. Sự sống sẽ biến mất như nó chưa từng tồn tại. Điều ấy có đáng để chúng ta đánh đổi và trả giá hay không?

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

sọan văn 9 siêu hay, soạn đấu tranh cho một thế giới hòa bình siêu hay, ngữ văn 9 đấu tranh cho một thế giới hòa bình, soạn đấu tranh cho một thế giới hòa bình mới nhất
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 9 siêu hay bài: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn siêu hay văn 9 tập 1. Phần trình bày do Chu Nguyệt tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận