Danh mục bài soạn

Tải giáo án HĐTN 3 Cánh diều chủ đề 9: Tuần 34

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 Cánh diều chủ đề 9: Tuần 34 được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 9: TUẦN 34

Tiết 1 – Sinh hoạt dưới cờ: Đảm bảo an toàn trong ăn uống

Tiết 2 – Hoạt động giáo dục theo chủ đề: An toàn trong ăn uống

Tiết 3 – Sinh hoạt lớp: Trò chơi Giải ô chữ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

- Tăng cường hiểu biết về an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Nhận biết được những việc làm cần thiết để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Có thêm hiểu biết về chủ đề An toàn vệ sinh thực phẩm.

  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực riêng:

  • Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: thực hiện được những việc làm đảm bảo an toàn trong ăn uống hằng ngày.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: biết cách xử lí các tình huống liên quan trong bài học.
  • Kĩ năng giao tiếp, hợp tác trong hoạt động.
  1. Phẩm chất: Bước đầu hình thành thói quen ăn uống hằng ngày.
  2. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  3. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  4. Thiết bị dạy học
  • Đối với GV:
  • SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  • Tranh phóng to về các việc làm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong SGK trang 93, 94.
  • Các tranh ảnh khác có liên quan đến nội dung bài học.
  • Đối với HS: Giấy, bút,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 1 – Sinh hoạt dưới cờ: Đảm bảo an toàn trong ăn uống

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

a. Mục tiêu:

Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng:

- Tăng cường hiểu biết về an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Bước đầu hình thành thói quen ăn uống an toàn.

b. Cách thức thực hiện:

- GV Tổng phụ trách Đội phổ biến cho HS toàn trường về tầm quan trọng của an toàn trong ăn uống.

- GV tổ chức cho một nhóm HS trình diễn tiểu phẩm về chủ đề An toàn vệ sinh thực phẩm. GV có thể sáng tạo nhiều kịch bản có nội dung đó để HS trình trước toàn trường.

- Kết thúc tiểu phẩm, GV mời một số HS chia sẻ bài học về an toàn trong ăn uống rút ra từ tiểu phẩm.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

- HS đại diện trình diễn tiết mục trước toàn trường.

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ.

Tiết 2 – Hoạt động giáo dục theo chủ đề: An toàn trong ăn uống

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái, giúp HS có tâm thế tốt để tích cực tham gia vào các hoạt động trải nghiệm.

b. Cách thức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS: Em hãy nêu những hiểu biết của em về chủ đề An toàn trong ăn uống?

- GV mời một vài HS xung phong trả lời câu hỏi, yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

- GV nhận xét và dẫn vào bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 3: Nhận diện việc làm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm 

a. Mục tiêu: HS nhận diện được những việc làm đảo bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 

b. Cách thức thực hiện:

Nhiệm vụ 1. Làm việc nhóm:

- GV chia lớp thành các nhóm.

- GV phổ biến yêu cầu hoạt động: Các nhóm quan sát tranh và thảo luận theo các gợi ý sau:

+ Nêu nội dung các bức tranh.

+ Nêu sự cần thiết của việc làm trong tranh để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nhiệm vụ 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. GV có thể gợi ý các hình thức trình bày khác nhau cho sinh động, sáng tạo.

- GV yêu cầu các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động và đưa ra kết luận: Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là việc làm rất cần thiết để bảo vệ sức khoẻ của mình. Những việc làm như: chọn thực phẩm tươi sạch, bảo quản thức ăn đã nấu chín, kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm,... đều góp phần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong đời sống hằng ngày.

Hoạt động 4: Xử lí tình huống an toàn trong ăn uống

a. Mục tiêu: HS thực hiện được những việc làm đảm bảo an toàn trong ăn uống ở một số tình huống cụ thể. 

b. Cách thức thực hiện:

Nhiệm vụ 1. Làm việc nhóm:

- GV chia lớp thành các nhóm.

- GV cho các nhóm quan sát tranh trong SGK trang 94 và mô tả nội dung tình huống. Các tình huống được đưa ra là:

+ Tình huống 1: Lan và Mai vào mua nước uống ở quầy bán hàng bên đường. Cốc nước màu đỏ trông rất hấp dẫn. Nếu là Mai, em sẽ xử lí như thế nào?

+ Tình huống 2: Nam đi học về, đang rất đói. Trên bàn có đồ ăn nhưng không được bảo quản cẩn thận. Nếu là Nam, em sẽ xử lí như thế nào?

+ Tình huống 3: Trong giờ ăn trưa, Mai vừa ăn, vừa cười nói, làm thức ăn rơi vãi ra bàn. Nếu là bạn ngồi ăn cùng Mai, em sẽ nhắc nhở bạn Mai thế nào? 

- GV giao cho mỗi nhóm một tình huống và phổ biến nhiệm vụ:

+ Các nhóm thảo luận về cách xử lí tình huống.

+ Các nhóm thực hành xử lí tình huống qua hình thức đóng vai.

Nhiệm vụ 2. Làm việc cả lớp:

- GV mời các nhóm lên trước lớp đóng vai thể hiện được qua xử lí tình huống, yêu cầu các nhóm khác theo dõi, đóng góp ý kiến.

- GV mời một số HS chia sẻ những điều bản thân học được qua xử lí tình huống.

- GV nhận xét và đưa ra kết luận: Các em hãy lưu ý thực hiện ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hằng ngày và nhắc nhở mọi người xung quanh cùng thực hiện.

* HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

- GV nhắc nhở HS thực hiện ăn uống đảm bảo vệ sinh trong cuộc sống hằng ngày.

* CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và suy nghĩ trả lời.

- HS trả lời trước lớp.

 

- HS chăm chú lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh và cùng nhau thảo luận:

+ Bức tranh 1: Chọn thực phẩm tươi sạch.

+ Bức tranh 2: Bảo quản thức ăn đã nấu chín.

+ Bức tranh 3: Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm,

+ Bức tranh 4: Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm.

è Các việc làm trên nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

 

 

 

 

 

- HS đại diện các nhóm trình bày trước lớp.

 

- Các nhóm theo dõi và bổ sung.

 

 

- HS lắng nghe GV kết luận và ghi nhớ thực hiện. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các nhóm quan sát tranh và thảo luận cách xử lí tình huống:

+ Tình huống 1: Nếu là Mai, em sẽ khuyên Lan không nên uống nước đó, vì trông bên ngoài hấp dẫn, nhưng lại không biết rõ chất lượng và nguồn gốc thế nào, rất dễ bị ngộ độc.

 

 

 

 

 

+ Tình huống 2: Nếu là Nam, em sẽ kiểm tra xem đồ ăn có ăn được nữa không, nếu vẫn ăn được thì đun và nấu lại, còn không ăn được thì bỏ đi.

 

 

 

 

 

+ Tình huống 3: Nếu là bạn ngồi ăn cùng Mai, em sẽ nhắc Mai nên ăn cẩn thận, và không nên vừa ăn vừa nói như thế là không tốt.

 

 

 

 

 

- Các nhóm tiếp nhận và thực hiện các nhiệm vụ.

 

 

- HS các nhóm đại diện lên đóng vai trước lớp, các nhóm khác nhận xét.

- HS chia sẻ những điều bản thân đã học được.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

- HS ghi nhớ thực hiện.

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ và rút kinh nghiệm cho bản thân.

 

Tiết 3 – Sinh hoạt lớp: Trò chơi Giải ô chữ

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

a. Mục tiêu: HS có thểm hiểu biết về chủ đề An toàn vệ sinh thực phẩm.

b. Cách thức thực hiện:

- GV xây dựng trò chơi Giải ô chữ theo gợi ý sau:

+ Lựa chọn từ khóa ở hàng dọc liên quan đến chủ đề An toàn vệ sinh thực phẩm (ví dụ: AN TOÀN).

+ Các từ hàng ngang theo thứ tự sẽ có ở mỗi hàng một chữ cái của từ khóa hàng dọc. Các từ khóa hàng ngang lần lượt có thể là: RỬA TAY, BẢO QUẢN, THỨC ĂN, NGON MIỆNG, PHẨM MÀU, CHẾ BIẾN.

+ Chuẩn bị các phương án gợi ý cho mỗi từ hàng ngang và từ khóa hàng dọc.

+ Thiết kế trò chơi trên một số ứng dụng phổ biến như Microsoft PowperPoint, Violet,…

- GV tổ chức cho HS cả lớp tham gia trò chơi. Có thể thi giữa các tổ cho trò chơi thêm hấp dẫn.

- Kết thúc trò chơi, GV mời một số HS chia sẻ cảm xúc và những điều học được qua trò chơi.

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hào hứng tham gia chơi trò chơi ô chữ.

 

- HS chia sẻ trước lớp.



Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án HĐTN 3 Cánh diều chủ đề 9: Tuần 34 . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án hoạt động trải nghiệm 3 Cánh diều. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận