Danh mục bài soạn

Tải giáo án HĐTN 3 Cánh diều chủ đề 8: Tuần 32

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 Cánh diều chủ đề 8: Tuần 32 được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 8: TUẦN 32

Tiết 1 – Sinh hoạt dưới cờ: Tình cảm bạn bè

Tiết 2 – Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Hòa giải bất đồng với bạn

Tiết 3 – Sinh hoạt lớp: Tiểu phẩm về hòa giải bất đồng với bạn

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

- Hiểu về ý nghĩa của tình cảm bạn bè là tình yêu thương, sự giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống hằng ngày.

- Biết cách hòa giải bất đồng với bạn trong các tình huống cụ thể, thông qua đóng tiểu phẩm.

  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực riêng:

  • Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: có kĩ năng thực hành hòa giải bất đồng với bạn; thể hiện được kĩ năng hòa giải bất đồng với bạn thông qua đóng tiểu phẩm.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Biết cách xử lí các tình huống liên quan trong bài học.
  • Kĩ năng giao tiếp, hợp tác trong hoạt động.
  1. Phẩm chất:

- Biết cách hòa giải bất đồng với bạn trong các tình huống cụ thể.

- Tự tin trình diễn tiểu phẩm trước lớp.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  3. Thiết bị dạy học
  • Đối với GV:
  • SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  • Một số tình huống thể hiện những bất đồng thường xảy ra trong quan hệ bạn bè của HS lớp 3.
  • Đối với HS: Giấy, bút,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 1 – Sinh hoạt dưới cờ: Tình cảm bạn bè

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

a. Mục tiêu: HS hiểu về ý nghĩa của tình cảm bạn bè là tình yêu thương, sự giúp đỡ trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày.

b. Cách thức thực hiện:

- GV Tổng phụ trách Đội tổ chức cho đại diện HS các lớp kể chuyện trước toàn trường về chủ đề Tình bạn. Đây chính là những câu chuyện hay và ý nghĩa về tình bạn mà HS đã chuẩn bị trong tiết Sinh hoạt lớp tuần trước.

- Kết thúc câu chuyện, GV mời một số HS chia sẻ cảm nghĩ về câu chuyện được nghe.

- GV tổng kết, nhấn mạnh ý nghĩa và vai trò của tình bạn trong cuộc sống: Tình bạn là tình yêu thương, sự giúp đỡ trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày.

 

 

 

 

 

- HS đại diện các lớp kể những câu chuyện đã chuẩn bị trước về chủ đề Tình bạn.

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ cảm nghĩ: xúc động, trân trọng tình bạn nhiều hơn,…

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

Tiết 2 – Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Hòa giải bất đồng với bạn

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái, giúp HS có tâm thế tốt để tích cực tham gia vào các hoạt động trải nghiệm.

b. Cách thức thực hiện:

- GV chiếu cho HS quan sát 4 bức tranh, yêu cầu HS sắp xếp lại thứ tự các bước thực hiện hòa giải bất đồng với bạn bè:

- GV mời một vài HS xung phong sắp xếp lại đúng thứ tự bức tranh, yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét.

- GV nhận xét và dẫn vào bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 3: Nhận xét về cách xử lí bất đồng

a. Mục tiêu: HS chia sẻ được ý kiến cá nhân về những cách xử lí khi gặp bất đồng với bạn trong các tình huống cụ thể.

b. Cách thức thực hiện:

Nhiệm vụ 1. Làm việc nhóm:

- GV chia lớp thành các nhóm.

- GV tổ chức cho HS quan sát tranh trong SGK trang 86 về cách xử lí khi gặp bất đồng với bạn.

- GV phổ biến nội dung thảo luận nhóm: Các nhóm quan sát tranh và nhận xét về cách xử lí khi gặp bất đồng của các bạn trong mỗi bức tranh.

+ Các bạn trong tình huống bất đồng về điều gì?

+ Em có nhận xét gì về cách xử lí khi gặp bất đồng của các bạn?

+ Em thích cách xử lí của bạn nào hơn? Vì sao?

+ Nếu là em, em sẽ xử lí thế nào khi gặp tình huống bất đồng tương tự?

 

Nhiệm vụ 2: Làm việc cả lớp

- GV mời một số nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp, yêu cầu các HS ngồi dưới lắng nghe và đóng góp ý kiến.

- GV tổng kết và rút ra kết luận: Trong cuộc sống hằng ngày, các em có thể gặp bất đồng với bạn trong học tập, vui chơi hoặc khi tham gia hoạt động tập thể. Mỗi em sẽ lựa chọn một cách giải quyết khác nhau. Nhưng các em hãy nhớ phải bình tĩnh để tìm cách hoà giải hợp lí với bạn.

Hoạt động 4: Thực hành hòa giải bất đồng

a. Mục tiêu: HS biết cách thực hành hòa giải khi gặp bất đồng với bạn.

b. Cách thức thực hiện:

Nhiệm vụ 1. Làm việc nhóm:

- GV chia lớp thành các nhóm.

- GV phổ biến yêu cầu:

+ Mỗi nhóm quan sát một bức tranh trong SGK trang 87 và mô tả lại tình huống trong tranh.

+ Thảo luận về cách hòa giải bất đồng với bạn trong tình huống đó. Các nhóm sẽ thể hiện cách hòa giải của nhóm mình thông qua hình thức đóng vai.

- Các tình huống được GV đưa ra:

+ Tình huống 1: Trong giờ thảo luận, Hùng và Thư đưa ra ý kiến khác nhau, không ai chịu nghe ai.

+ Tình huống 2: Khi phân nhóm chuẩn bị đồ đi tham quan, Lan tỏ ra không thích cùng nhóm với Vũ.

+ Tình huống 3: Trong giờ ra chơi, Hưng và Nhi tranh cãi với nhau về việc lựa chọn trò chơi.

- GV có thể đưa ra một số gợi ý về cách xử lí như:

+ Em sẽ nói điều gì với bạn khi đó?

+ Khi hòa giải với bạn, mình nên có thái độ thế nào?

Nhiệm vụ 2. Làm việc cả lớp:

- GV tổ chức cho các nhóm đóng vai thực hành hòa giải trước lớp, yêu cầu các nhóm còn lại theo dõi và đóng góp ý kiến.

- GV mời một số HS chia sẻ về điều bản thân học được sau khi thực hành hóa giải bất đồng với bạn.

- GV nhận xét và đưa ra kết luận: Trong mỗi tình huống xảy ra, các em hãy vận dụng hợp lí những điều đã học tục về các chìa khoá hoà giải để có thể giải quyết được những bất đồng với bạn.

* HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

- GV hướng dẫn HS chủ động hòa giải với bạn khi gặp bất đồng.

* CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

 

 

 

 

- HS quan sát tranh và sắp xếp lại theo đúng thứ tự.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: d – c – a – b.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh.

 

 

 

 

 

- HS các nhóm nhận xét và trả lời các câu hỏi gợi ý.

+ Tình huống 1: Bạn nữ đang giận bạn nam và không nghe bạn nam giải thích. Nếu là em trong tình huống này, em sẽ xin lỗi bạn, xin bạn cơ hội giải thích, còn bạn nữ nên lắng nghe xem bạn nam giải thích đầu đuôi câu chuyện cho rõ ràng.

+ Tình huống 2: Hai bạn cãi nhau, bạn nam đổ lỗi cho bạn nữ, còn bạn nữ lại bảo không muốn nói chuyện với bạn nam nữa. Nếu là em trong tình huống này, em sẽ bình tĩnh, bảo bạn cùng ngồi xuống giải quyết vấn đề một cách nhẹ nhàng, lắng nghe nhau nói.

- Đại diện một số nhóm chia sẻ kết quả trước lớp, HS khác lắng nghe và cho ý kiến.

 

- HS chăm chú lắng nghe GV kết luận.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV phổ biến và thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

 

- Các nhóm thảo luận các tình huống:

+ Tình huống 1: Em sẽ nói với hai  bạn nên bình tĩnh lại lắng nghe ý kiến của nhau thật kĩ trước, tìm ra nguyên nhân, phương án đúng nhất đi đến thống nhất kết quả chung.

 

 

 

+ Tình huống 2: Em sẽ nói với bạn Lan nên xin lỗi bạn Vũ vì không nên tỏ thái độ và nói ghét bạn trước mặt như vậy, đồng thời, bảo bạn Vũ đừng buồn.

 

 

 

+ Tình huống 3: Em sẽ bảo hai bạn cùng nhau bình tĩnh nói chuyện, lựa chọn một cách nhẹ nhàng.

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

- HS các nhóm đóng vai xử lí tình huống trước lớp, HS nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét.

- HS chia sẻ trước lớp.

 

- HS lắng nghe GV kết luận.

 

 

 

 

- HS ghi nhớ và thực hiện.

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ và rút kinh nghiệm cho bản thân.

 

Tiết 3 – Sinh hoạt lớp: Tiểu phẩm về hòa giải bất đồng với bạn

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

a. Mục tiêu:

Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng:

- Tự tin trình diễn tiểu phẩm trước lớp. 

- Thể hiện được kĩ năng hòa giải bất đồng với bạn thông qua đóng tiểu phẩm.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho một nhóm HS trình diễn tiểu phẩm Hãy biết lắng nghe. Nội dung tiểu phẩm liên quan đến kĩ năng lắng nghe khi bạn nói và giữ bình tĩnh khi gặp bất đồng với bạn.

- Sau khi trình diễn tiểu phẩm, GV mời một số HS nhận xét phần trình diễn của các bạn và chia sẻ cảm nghĩ của bạn về nội dung tiểu phẩm.

- GV nhận xét và đánh giá chung hoạt động, khen ngợi tích cực tham gia của HS.

- GV hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả đã đạt được sau khi tham gia các hoạt động của chủ đề Em và những người bạn. HS hoàn thành Phiếu tự đánh giá sau chủ đề Vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 2.

 

 

 

 

 

 

 

- Một nhóm HS trình diễn, cả lớp cùng xem và cổ vũ các bạn trình diễn.

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhận xét phần trình diễn và chia sẻ cảm nghĩ.

 

- HS lắng nghe.

 

 

- HS tự đánh giá.

 



Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án HĐTN 3 Cánh diều chủ đề 8: Tuần 32 . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án hoạt động trải nghiệm 3 Cánh diều. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận