Danh mục bài soạn

Tải giáo án HĐTN 3 Cánh diều chủ đề 5: Tuần 17

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 Cánh diều chủ đề 5: tuần 17 được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 5: TUẦN 17

Tiết 1 – Sinh hoạt dưới cờ: Em với nghề yêu thích

Tiết 2 – Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nghề yêu thích của em

Tiết 3 – Sinh hoạt lớp: Tiểu phẩm về nghề yêu thích

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

- Biết về một số nghề nghiệp trong cuộc sống.

- Chia sẻ được về nghề mình yêu thích: tên nghề, lí do yêu thích nghề.

- Kể được các công việc cụ thể và đức tính cần có của nghề.

- Có thái độ tộn trọng các nghề nghiệp khác nhau trong xã hội.

  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực riêng:

  • Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: thực hiện kế hoạch hoạt động của cá nhân, tham gia tích cực hoạt động nhóm, tham gia tổ chức và trình diễn tiểu phẩm.
  • Năng lực định hướng nghề nghiệp: nhận biết, hiểu mong muốn của bản thân để lựa chọn nghề nghiệp yêu thích.
  1. Phẩm chất: Có ý thức học tập, chăm chỉ, sáng tạo, có trách nhiệm làm việc nhóm, biết định hướng nghề nghiệp cho bản thân.
  2. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  3. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  4. Thiết bị dạy học
  • Đối với GV: SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  • Đối với HS: Chuẩn bị giấy A4, những mảnh giấy nhỏ, bút, bút màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 1 – Sinh hoạt dưới cờ: Em với nghề yêu thích

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

a. Mục tiêu:

Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng:

- Biết được một số nghể nghiệp trong cuộc sống.

- Hiểu được nội dung hoạt động sưu tầm bài thơ, bài hát, tranh ảnh về nghể yêu thích

-Tích cực, hào hứng tham gia sưu tầm bài thơ, bài hát, tranh ảnh về nghể yêu thích.

b. Cách thức thực hiện:

- GV Tổng phụ trách Đội giới thiệu về một số nghề nghiệp trong cuộc sống.

- GV phổ biến cho HS hoạt động sưu tầm bài thơ, bài hát, tranh ảnh về nghề yêu thích. Nội dung chính tập trung vào:

+ Giới thiệu một số nội dung tranh ảnh có thể sưu tầm về nghề yêu thích: hình ảnh người lao động đang làm việc trong nghề, trang phục khi làm việc, công cụ lao động và sản phẩm của nghề, những tấm gương lao động trong nghề yêu thích,...

+ Hướng dẫn cách sưu tầm bài thơ, bài hát, tranh ảnh: HS sưu tầm qua các loại hình báo, tạp chí giấy; qua mạng internet; sưu tầm với sự trợ giúp của người thân,...

+ Hướng dẫn các lớp tổ chức cho HS trưng bày, giới thiệu tranh ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nghe phổ biến hoạt động, nắm được yêu cầu của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tiến hành sưu tầm và tổ chức trưng bày, giới thiệu.

Tiết 2 – Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nghề yêu thích của em

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

Tạo không khí vui vẻ, thoải mái, giúp HS có tâm thế tốt để tích cực tham gia vào các hoạt động trải nghiệm.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho cả lớp hát tập thể một bài hát về chủ đề Nghề nghiệp.

Ví dụ chc bài hát: Làm chú bộ đội (sáng tác: Hoàng Long), Chú bộ đội (sáng tác: Hoàng Hà), Lớn lên em sẽ làm gì (sáng tác: Trần Hữu Pháp),...

- Sau khi HS hát, GV đặt câu hỏi tương tác với HS:

+ Bài hát nói về nghề gì?

+ Nội dung bài hát nói về điều gì?

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khám phá nghề yêu thích

a. Mục tiêu:

- HS nêu được tên nghề mình yêu thích và lí do yêu thích nghể.

- HS kể được các công việc cụ thể và một số đức tính cần có của người lao động trong nghể yêu thích.

b. Cách thức thực hiện:

Nhiệm vụ 1. Làm việc cả lớp:

- GV phát cho mỗi HS một mảnh giấy nhỏ.

- GV yêu cầu HS viết tên nghề mình yêu thích vào mảnh giấy.

- Trên cơ sở đó, tổ chức cho các HS có cùng nghể yêu thích tạo thành một nhóm.

Nhiệm vụ 2. Làm việc nhóm:

- GV phố biển yêu cầu: Các nhóm thảo luận về nghề mà nhóm yêu thích theo gợi ý sau:

+ Tên nghể yêu thích

+ Các công việc cụ thể

+ Một số đức tính của nghể

+ Dụng cụ làm việc chủ yếu

+Trang phục làm việc đặc trưng của nghề

+ Lí do em yêu thích nghề đó.

- Các nhóm tiến hảnh thảo luận và ghi lại vào giây A4.

 

 

 

Nhiệm vụ 3. Chia sė trước lớp:

- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước thức đa dạng khác nhau (thuyết trình, trinh chiếu, diễn tiểu phẩm).

- Các nhóm khác lắng nghe và đóng góp ý kiến.

- GV khuyến khích HS đặt câu hỏi và bổ sung kết quả cho nhóm

- GV khen ngợi HS và đưa ra kết luận: Nghề nghiệp trong cuộc sống rất phong phú và đa dạng. Mỗi người đều có nuềm yêu thích một nghề khác nhau. Mỗi nghề đều có những đóng góp riêng cho xã hội, góp phân tạo nên bức tranh đầy đủ của xã hội. Chúng ta hãy trần trọng điều đó.

Hoạt động 2: Xác định đức tính của nghề yêu thích

a. Mục tiêu: HS vẽ được sơ đồ tư duy về các đức tính cần có của nghề yêu thích.

b. Cách thức thực hiện:

- GV phố biến nhiệm vụ: HS dùng bút và bút màu vẽ sơ đồ tư duy về các đức tính cần có của nghề yêu thích lên giấy. GV khuyên khích HS thiết kế, trang trí cho sơ đổ tư duy sinh động, sáng tạo

- GV hổ trợ những HS còn lúng túng.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ sơ đổ tư duy của mình.

- HS quan sát và tương tác, đặt câu hỏi vế các đức tính trên sơ đổ tư duy của bạn.

- GV khen ngợi sự tích cực tham gia hoạt động của HS.

- GV đưa ra kết luận: Mỗi nghề nghiệp trong xã hội sẽ đòi hỏi người lao động có những đức tính khác nhau. Sẽ có những đức tính đặc thù riêng cho từng nghề, sẽ có những đức tính mà nghề nào cũng cần phải có như chăm chỉ, chịu khó,...

* CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

 

 

 

 

 

 

 

- HS hát to, rõ ràng theo sự tổ chức của GV.

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện yêu cầu GV đề ra.

 

 

 

- HS thảo luận, đưa ra câu trả lời theo các gợi ý đã cho.

- Gợi ý chia sẻ về nghề bác sĩ:

+ Tên nghề nghiệp: Bác sĩ.

+ Các công việc cụ thể: 

·         Chẩn đoán bệnh tình

·         Chữa bệnh

·         Theo dõi, chăm sóc người bệnh

·         Kê đơn, phát thuốc…

+ Một số đức tính của nghề: cẩn thận, bình tĩnh, kiên nhẫn, nhân ái,…

+ Lí do em yêu thích: mong muốn chăm sóc sức khoẻ cho người thân trong gia đình và mọi người xung quanh.

- Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV kết luận.

 

 

 

 

 

 

 

- HS vẽ sơ đồ tư duy theo yêu cầu của GV.

 

- HS chia sẻ sơ đồ tư duy của mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiết 3 – Sinh hoạt lớp: Tiểu phẩm về nghề yêu thích

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

a. Mục tiêu:

Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng:

- Tự tin trình diễn tiểu phẩm.

- Có thêm hiểu biết về các nghể nghiệp trong xã hội.

- Có thái độ tôn trọng các nghề nghiệp khác nhau trong xã hội.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho một hoặc một số nhóm HS trinh diễn tiểu phẩm Nghề nào cũng cao quý.

- Cả lớp cùng xem và cổ vũ các bạn trình diễn.

- Sau khi diễn tiểu phẩm, GV mời một số HS nhận xét phần trình diễn của nhóm bạn và chia sẻ cảm nghĩ của bản thân về nội dung tiểu phẩm.

- GV nhận xét và đánh giá chung hoat động, khen ngợi sự tích cực tham gia của HS.

- Gợi ý kịch bản tiểu phẩm Nghề nào cũng cao quý :

+ Các vai chính:

·        Cô giáo chủ nhiệm lớp 3A

·        Bạn Mai – HS lớp 3A

·        Bạn Chính – HS lớp 3A

·        Bạn Hùng – HS lớp 3A

·        Bạn Tú – HS lớp 3A

+ Nội dung: cuối bài học.

* HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

- HS thực hành quan sát người lao động trong nghề mình yêu thích tại một thơ điểm thuận lợi. - HS ghi lại kết quả quan sát vào phiếu theo ggi ý sau:

PHIẾU QUAN SÁT

Người được quan sát

 

Công việc cụ thể

 

Đức tính cần có

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tích cực tham gia trình diễn tiểu phẩm.

 

- HS nhận xét và chia sẻ cảm nghĩ của bản thân: tiểu phẩm hay, đặc sắc, có ý nghĩa,…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nội dung tiểu phẩm Nghề nào cũng quý:

Trong tiết Hoạt động trải nghiệm lớp 3A, cô giáo chủ nhiệm vào lớp để bắt đầu giờ dạy và đưa ra yêu cầu:

  • Chào các em! Hôm nay các em sẽ kể về một nghề mà mình yêu thích, mong muốn được làm sau này cho cô và các bạn cùng nghe nhé!

Không khí lớp thật sôi động, bạn nào cũng gio tay xin phát biểu. Cô giáo hướng tay vê phía bạn Mai:

  • Cô mời em Mai nào!

Bạn Mai vui vẻ đứng lên:

  • Em thưa cô và các bạn, sau nay em muốn dược làm cô giáo, được mặc áo đài đẹp và đứng lên bục giảng như cô ạ!

Cô giáo mỉm cười, còn các bạn trong lớp thì vỗ tay vui vẻ tán thưởng. Cô giáo quay sang phía bạn Chính, bạn Hùng:

  • Thế còn các em, các em muốn làm nghề gi sau này?
  • Em thưa cô, sau này em muốn làm phi công lái máy bay phản lực ạ! – Bạn Chính nhanh nhảu đứmg lên trả lời.
  • Em thưa cô, em thích làm kĩ sư xây dựng. Em sẽ xây dựng thật nhiêu toà nhà to và đẹp ạ! – Bạn Hùng cũng dõng dạc chia sẻ.

Cô giáo mim cười khen 3 bạn. Cả lớp ổ lên thán phục. Cô giáo quay sang phía bạn Tú, cô hỏi:

  • Thế còn Tú thì sao em?

Bạn Tú vui vẻ đứng lên nói:

  • Em thưa cô, sau này em muốn làm công nhân vệ sinh môi trường như mẹ em a.

Trong lớp nhiều tiếng ồ lên ngạc nhiên. Bạn Chính còn cười chê nhạo:

  • Ôi trời! Sao mà lại thích làm cái nghề quét rác vừa bần, vừa hôi hám.

Bạn Tú sững người, ngơ ngác nhìn các bạn trong lớp, rồi ngồi xuông, cúi đầu buồn bã, rơm rớm nước mắt.

Cô giáo nhę nhàng đến bên Tú, âu yêm đặt tay lên vai bạn:

  • Cảm ơn Tú và mẹ của em. Cô nghĩ rằng: Nghề vệ sinh môi trường là một nghề rất cần thiết và đáng trân trọng, giúp cho thành phô của chúng ta luôn xanh, sach, đẹp.

Cả lớp lặng im. Rổi bạn Chính đứng lên khẽ nói:

Chúng em biết rồi ạ. Chúng em xin lỗi cô, mình xin lỗi bạn Tú!

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

a. Mục tiêu: HS ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc tham gia các hoạt động tình nguyện để góp phần xây dựng trường lớp của mình.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS:

+ Thảo luận lựa chọn những bạn tiêu biểu tham gia Đội Nhi đồng tình nguyện của lớp để triển khai và tổ chức các hoạt động tình nguyện cho các bạn trong lớp.

+ Thảo luận để xây dựng kế hoạch hoạt động của Đội nhi đồng tình nguyện.

- GV mời một số bạn trong Đội tình nguyện chia sẻ cảm xúc và thể hiện sự quyết tâm trong việc dẫn dắt hoạt động tình nguyện của lớp trong thời gian tới.

HOẠT ĐỘNG TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ.

- GV hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả đã đạt được sau khi tham gia các hoạt động của chủ đề Những người sống quanh em theo gợi ý:

 

 

 

 

- HS tham gia theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

- Một số HS chia sẻ trước lớp.

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành Phiếu tự đánh giá sau chủ đề trong Vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 3.

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án HĐTN 3 Cánh diều chủ đề 5: Tuần 17 . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án hoạt động trải nghiệm 3 Cánh diều. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận