Danh mục bài soạn

Tải giáo án HĐTN 3 Cánh diều chủ đề 5: Tuần 19

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 Cánh diều chủ đề 5: tuần 19 được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 5: TUẦN 19

Tiết 1 – Sinh hoạt dưới cờ: Phong trào tiết kiệm

Tiết 2 – Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Mua sắm tiết kiệm

Tiết 3 – Sinh hoạt lớp: Thu nhập và chi tiêu trong gia đình

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

- Biết, hiểu nội dung và hưởng ứng phong trào nuối heo đất tiết kiệm do nhà trường phát động.

- Bước đầu biết lựa chọn những thứ thực sự cần mua để tránh lãng phí.

- Biết cách xử lí tình huống liên quan đến việc mua sắm.

  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực riêng:

  • Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: thực hiện kế hoạch hoạt động của cá nhân, tham gia tích cực hoạt động nhóm, biết vận dụng vẽ sơ đồ các khoản chi tiêu của gia đình.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Biết cách xử lí các tình huống liên quan đến việc mua sắm.
  • Kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm.
  1. Phẩm chất: Có ý thức học tập, chăm chỉ, sáng tạo, có trách nhiệm làm việc nhóm, biết lựa chọn những thứ cần thiết để chi tiêu.
  2. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  3. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  4. Thiết bị dạy học
  • Đối với GV:
    • SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
    • Hình ảnh các sản phẩm, hàng hoá kèm theo giá tiền.
    • Các phiếu mua hàng với mệnh giá khác nhau.
    • Tranh phóng to các tình huống trong SGK trang 54.
  • Đối với HS: Giấy, bút.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 1 – Sinh hoạt dưới cờ: Phong trào tiết kiệm

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

a. Mục tiêu:

- HS biết và hiểu được nội dung phong trào nuôi heo đất tiết kiệm do nhà trường phát động.

- HS tích cực hưởng ứng phong trào bằng những việc làm cụ thể.

b. Cách thức thực hiện:

Nhà trường/GV Tổng phụ trách Đội phát động HS toàn trường tham gia phong trào nuôi heo đất tiết kiệm. Các nội dung chính như sau:

- Nêu ý nghĩa phong trào nuôi heo đất tiết kiệm đối với vệc nâng cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách.

+ Giáo dục HS nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình đối với cộng đồng.

- GV Tổng phụ trách Đội phát cho mỗi lớp một chú heo đất để các lớp trực tiếp quản lí và vận động các bạn cùng nuôi heo đất tiết kiệm.

- Mời đại diện HS một số lớp bày tỏ cảm nghĩ về phong trào nuôi heo đất tiết kiệm và chia sẻ về việc để dành tiền tiết kiệm của mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chăm chú lắng nghe.

 

 

 

- HS nhận heo đất và cùng nhau quản lí.

 

- HS chia sẻ cảm nghĩ về phong trào.

Tiết 2 – Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Mua sắm tiết kiệm

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái, giúp HS có tâm thế tốt để tích cực tham gia vào các hoạt động trải nghiệm.

b. Cách thức thực hiện:

- GV đưa ra một danh sách các đồ vật: hộp bút, ô tô đồ chơi, giày thể thao, cặp sách, bút máy, búp bê, SGK hoạt động trải nghiệm 3, vở viết, máy chơi điện tử.

- Yêu cầu HS phân loại các đồ vật trên thành 2 nhóm: Đồ vật cần mua và đồ vật muốn mua và giải thích sự lựa chọn của mình.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Cùng chơi Mua sắm

a. Mục tiêu:

- Bước đầu biết lựa chọn những thứ thực sự cần mua để tránh lãng phí.

- HS phát triển kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm.

b. Cách thức thực hiện:

- GV cần chuẩn bị:

+ Hình ảnh các sản phẩm, hàng hoá kèm theo giá tiền. 

+ Các phiều mua hàng với mệnh giá khác nhau.

- GV chia lớp thành các đội chơi.

- GV phổ biến cách chơi trò chơi Mua sắm như sau:

+ Mỗi đội sẽ được cấp một số phiếu mua hàng với các mệnh giá khác nhau.

+ Các đội chơi sẽ lựa chọn mua các sản phẩm liên quan tới chủ đề cho trước theo hình thức tiếp sức. Ví dụ: chủ đề Đồ dùng học tập, chủ đề Thực phẩm,…

+ Đội chiển thắng là đội mua được nhiều sản phẩm theo đúng chủ để và trong giới hạn số phiếu mua hàng cho phép.

- GV tổ chức cho HS chơi trò Mua sắm.

- Sau khi kết thúc trò chơi, GV tổng kết và nêu tên đội chiến thắng.

- GV mời một số HS chia sẻ cảm xúc sau khi tham gia trò chơi.

- GV đưa ra kết luận: Hoạt động cùng chơi Mua sắm thể hiện khả năng tính toán của các em để chọn mua được những sản phẩm liên quan đến chủ đề cho trước, trong giới hạn số tiền cho phép. Cô khen ngợi sự nhanh nhẹn và tinh thần hợp tác của các em.

Hoạt động 2: Xử lí tình huống

a. Mục tiêu: HS xử lí được các tình huống liên quan đến việc mua sắm những thứ thực sự cần thiết, tránh lãng phí.

b. Cách thức thực hiện:

- GV huớng dẫn HS quan sát tranh và nêu nội dung các tình huống.

 

 

 

- GV chia lớp thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cho 2 nhóm xử lí tình huống 1 và 2 nhóm xử lí tình huống 2. Các nhóm sẽ thảo luận xử lí tình huống thông qua hình thức đóng vai.

- Các nhóm tiến hành thảo luận và đưa ra cách xử lí cho mỗi tình huống, phân công các thành viên đóng vai.

- Hết thời gian thảo luận, các nhóm thực hiện đóng vai xử lí tình huống trước lớp.

- Các nhóm còn lại theo dõi và đóng góp ý kiến.

- GV mời một số HS chia sẻ về điều bản thân học được sau khi đóng vai xử lí tình huống.

 

 

- GV tổng kết và đưa ra kết luận:

+ Mua sắm đổ dùng học tập là cần thiết. Tuy nhiên, khi một đổ dùng học tập nào đó còn tốt thì các em nên tiếp tục sử dụng, dành tiền để mua sắm những thứ cần thiết hơn trong cuộc sống.

+ Nhu cầu chơi đổ chơi của trẻ em là hợp lí, cần thiết. Tuy nhiên, em không nên mua quá nhiều đổ chơi, vì với số lượng đồ chơi hợp lí, em sẽ bảo quản được tốt hơn, giúp em tập trung và có thể sáng tạo cách chơi. Hãy dành tiền đế mua sắm những thứ cần thiết hơn.

* CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS phân loại theo ý muốn cá nhân và nêu lí do.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV phổ biến cách chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hăng hái tham gia trò chơi.

 

 

- HS chia sẻ cảm xúc: vui, hào hứng, phấn khích,...

- HS lắng nghe GV kết luận.

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh.

- Nội dung các tình huống:

+ TH1: Hoa đi nhà sách, thấy trên kệ hàng có một mẫu hộp bút mới rất đẹp. Hoa muốn mua lắm nhưng hộp bút đang dùng vẫn còn tốt. Nếu là Hoa, em sẽ làm gì?

+ TH2: Hùng và em Mi đi mua sắm cùng mẹ tại siêu thị. Em Mi đòi mẹ mua rất nhiều đồ chơi mới mặc dù ở nhà em có nhiều đồ chơi rồi. Nếu là Hùng, em sẽ khuyên em gái thế nào?

- HS suy nghĩ, thảo luận để xử lí tình huống:

+ TH1: Nếu em là Hoa, em sẽ không mua thêm hộp bút mới để tiết kiệm tiền dùng vào việc khác.

+ TH2: Nếu em là anh của Mi, em sẽ nói với Mi rằng em đã có rất nhiều đồ chơi ở nhà, khuyên Mi không nên đòi mẹ mua nhiều như vậy nữa.

 

 

- Bài học: Chúng ta cần phải có cách chi tiêu hợp lí với tình hình kinh tế của gia đình, học cách tiết kiệm và biết ưu tiên cho những khoản cần thiết.

- HS lắng nghe GV kết luận.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiết 3 – Sinh hoạt lớp: Thu nhập và chi tiêu trong gia đình

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

a. Mục tiêu:

Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng:

- Kể được công việc hằng ngày của bố mę và người thân mang lại thu cho gia đình.

- Vẽ được sơ đồ về các khoản chi tiêu của gia đình.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chia sẻ về công việc hằng ngày của bố mẹ và người thân mang lại thu nhập cho gia đình. HS chia sẻ theo cặp đôi hoặc theo nhóm.

- GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ về các khoản chi tiêu của gia đình.

- GV hỗ trợ những HS còn lúng túng.

- GV mời một số HS giới thiệu sơ đổ của mình trước lớp.

- HS nhận xét về sơ đồ các khoản chi tiêu của gia đinh bạn. GV tổng kết hoạt động.

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

- GV hướng dẫn HS trao đổi, phỏng vấn bố mẹ về thu nhập và các khoản chi tiêu trong gia đình.

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ theo yêu cầu của GV.

 

 

 

- HS thực hành vẽ sơ đồ các khoản chi tiêu của gia đình:

 

 

- HS xung phong giới thiệu sơ đồ của mình.

 

 

 
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án HĐTN 3 Cánh diều chủ đề 5: Tuần 19 . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án hoạt động trải nghiệm 3 Cánh diều. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận