Danh mục bài soạn

Tải giáo án HĐTN 3 Cánh diều chủ đề 5: Tuần 20

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 Cánh diều chủ đề 5: tuần 20 được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 5: TUẦN 20

Tiết 1 – Sinh hoạt dưới cờ: Hội diễn văn nghệ về chủ đề Mùa xuân trên quê hương

Tiết 2 – Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Mua sắm tiết kiệm

Tiết 3 – Sinh hoạt lớp: Thu nhập và chi tiêu trong gia đình

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

- Đuợc trải nghiệm không khí đón xuân qua hội diễn văn nghệ và tham gia biểu diễn các tiết mục.

- Xác định được những thứ cần mua để tránh lãng phí và bước đầu tự tin trong việc mua hàng.

- Hiểu ý nghĩa và sử dụng được ba chiếc hộp: Hộp tiết kiệm, Hộp chi tiêu, Hộp chia sẻ trong cuộc sống.

  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực riêng:

  • Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: thực hiện kế hoạch hoạt động của cá nhân, tham gia tích cực hoạt động nhóm.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Biết cách xử lí các tình huống liên quan trong bài học.
  1. Phẩm chất: Có ý thức học tập, chăm chỉ, sáng tạo, có trách nhiệm làm việc nhóm, biết ứng dụng kiến thức để kiểm soát chi tiêu.
  2. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  3. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  4. Thiết bị dạy học
  • Đối với GV:
    • Tranh ảnh hoặc vật thật liên quan đến đồ dùng cá nhân như bút, mũ, bằng dán cá nhân, sữa hộp, chai nước lọc, cái bánh,..
    • Sách vở, đổ dùng học tập, bánh kęo,... có dán giá tiền.
    • Phiếu mua hàng với các mệnh giá khác nhau.
  • Đối với HS: Giấy, bút.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 1 – Sinh hoạt dưới cờ: Hội diễn văn nghệ về chủ đề Mùa xuân trên quê hương

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

a. Mục tiêu:

- HS đuợc trải nghiệm không khí đón xuân qua

hội diễn văn nghệ về chủ đề Mùa xuân trên quê hương do nhà trường tổ chức.

- HS tự tin tham gia biểu diễn các tiết mục văn nghệ và nhiệt tình cổ vũ các bạn biểu diễn.

b. Cách thức thực hiện:

Nhà trường tổ chức cho HS biểu diễn các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị trước về chủ đề Mùa xuân trên quê hương. Các nội dung cần lưu ý như sau:

- Tổ chức biểu diễn đa dạng các tiết mục múa, hát, nhày... về chủ đề Mùa xuân đến từ HS các khối lớp.

- GV mời một số HS chia sẻ những cảm xúc của mình về mùa xuân.

- GV Tổng phụ trách Đội động viên, khen ngợi các cá nhân, tập thể lớp đã tích cực tham gia hội diễn văn nghệ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS biểu diễn các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị trước.

 

- HS chia sẻ cảm xúc về mùa xuân.

Tiết 2 – Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Mua sắm tiết kiệm

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

Tạo không khí vui vẻ, thoải mái, giúp HS có tâm thế tốt để tích cực tham gia vào các hoạt động trải nghiệm.

b. Cách thức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi: Quan sát các hình ảnh sau và cho biết hình ảnh nào thể hiện mua sắm tiết kiệm, hình ảnh nào không?

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 3: Xử lí tình huống

a. Mục tiêu: HS xác định được nhữmg thứ cần thiết phải mua để chuẩn bị cho chuyến đi dã ngoại.

b. Cách thức thực hiện:

Nhiệm vụ 1. Làm việc nhóm:

- GV chia lớp thành các nhóm.

- GV cho HS đọc nội dung tình huống trong SGK trang 55.

Tình huống: Lớp của bạn An chuẩn bị tổ chức đi dã ngoại trong một ngày. An đang băn khoăn chưa biết nên mua những đồ dùng nào thực sự cần thiết cho chuyến đi. Nếu là An, em sẽ làm gì?

- GV phổ biến yêu cầu: Các nhóm thảo luận xác định những đồ dùng thực sự cần thiết phải mua để chuẩn bị cho chuyến đi dã ngoại.

- Các nhóm tiến hành thảo luận.

Nhiệm vụ 2. Làm việc cả lớp:

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- Các nhóm khác nhận xét và đóng góp ý kiến. GV khuyến khích các nhóm đặt thêm câu hỏi cho nhóm trình bày.

- GV đưa ra kết luận: GV khen ngợi các nhóm đã lựa chọn được những thứ thật cần thiết cho chuyến đi dã ngoai. Đồng thời, GV nhấn mạnh lại ý nghĩa của việc chi tiêu tiết kiệm, tránh lãng nhí. nhắc nhở HS chỉ mua những thứ thực sự cần thiết phục vụ cuộc sống hằng ngày.

Hoạt động 4: Thực hành mua sắm

a. Mục tiêu:

- HS chọn mua được những hàng hoá cần thiết phục vụ việc học tập và sinh hoạt hằng ngày, tránh lãng phí.

- Phát triển kĩ năng phối hợp, đoàn kết, hợp tác với các bạn trong khi tham gia hoạt động

b. Cách thức thực hiện:

Nhiệm vụ 1. Chuẩn bị:

- Kê lại bàn ghế trong lớp thành các quầy hảng bán các loại: sách vỡ, đồ dùng học tập, bánh kẹo, đồ chơi, hoa quả, nước ngot,...

- Sách vở, đổ dùng học tập, bánh kẹo,… có dán giá tiền.

- Phiếu mua hàng với các mệnh giá khác nhau: hai nghìn đồng, ba nghìn đồng năm nghìn đồng, tám nghìn đồng,...

Nhiệm vụ 2. Tổ chức trò chơi:

- GV chia lớp thành các đội chơi.

- Phát cho mỗi đội chơi một số lượng phiếu mua hàng giống nhau, có mệnh giống nhau.

- GV phổ biến luật chơi:

+ Các đội chơi thay phiên nhau làm người bán hàng và người mua hàng.

+ Các đội sẽ thảo luận để chọn mua được những hàng hoá cần thiết phục vụ việc học tập và sinh hoạt hằng ngày. Các đội cần sử dụng hết số phiếu mua hàng được phát.

+ Đội nào mua được các mặt hàng theo yêu cầu trong thời gian nhanh nhất là đội chiến thắng.

- GV mời các đội chơi vào vị trí để bắt đầu trò chơi.

- Đội mua hàng tiến hành thảo luận để chọn mua những loại hàng hoá cần thiết phục vụ việc học tập và sinh hoạt hằng ngày.

- Sau mỗi lượt chơi, các đội đổi vai trò mua và bán trong trò chơi.

- Kết thúc trò chơi, GV cùng HS đánh giá kết quả của mỗi đội.

- GV mời một số HS chia sẻ cảm xúc sau khi tham gia trò chơi. GV có thể đặt các câu hỏi tương tác với HS như:

+ Em có thích hoạt động này không? Vì sao?

+ Em học được điều gì sau khi tham gia hoạt động?

- GV tổng kết và khen ngợi sự tích cực tham gia hoạt động của cả lớp.

- GV đưa ra kết luận: GV nhắc nhở HS vận dụng tiêu chí của trò chơi vào cuộc sống hằng ngày:

+ Thực hiện mua sắm tiết kiệm.

+ Chỉ mua những thứ thực sự cần thiết cho việc học tập và sinh hoạt, tránh lãng phí vì mua những hàng hoá không cần thiết.

* CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

+ Tranh 1, 3 thể hiện mua sắm tiết kiệm.

+ Tranh 2, 3, 5 thể hiện mua sắm không tiết kiệm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc tình huống và thực hiện yêu cầu của GV.

- Gợi ý một số đồ dùng cần chuẩn bị cho chuyến đi dã ngoại:

+ Balo du lịch, túi ngủ

+ Quần áo, giày

+ Đồ ăn liền, nước

+ Bản đồ, la bàn

+ Đèn pin

+ Bộ dụng cụ sơ cứu cá nhân...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV kết luận.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS sắp xếp bàn ghế theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe luật chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tích cực tham gia trò chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ cảm xúc.

=> Bài học:

+ Cần phải chi tiêu tiết kiệm, hợp lí và có mục đích rõ ràng.

+ Ưu tiên cho những hàng hoá cần thiết phục vụ cho cuộc sống hằng ngày.

- HS lắng nghe GV kết luận.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiết 3 – Sinh hoạt lớp: Ý nghĩa ba chiếc hộp

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

a. Mục tiêu:

- HS hiểu được ý nghĩa của ba chiếc hộp: Hộp tiết kiệm, Hộp chi tiêu, Hộp chia sẻ và biết cách sử dụng trong đời sống hằng ngày.

b. Cách thức thực hiện:

- GV chia lớp thành các nhóm.

- GV hướng dẫn mỗi nhóm chuẩn bị trước ba chiếc hộp (có thể bằng bìa cứng hoặc nhựa).

- GV phổ biến yêu cầu hoạt động:

+ Các nhóm viết tên và trang trí cho ba chiếc hộp lần lượt là: Hộp tiết kiệm, Hộp chi tiêu, Hộp chia sẻ.

+ Các nhóm chia sẻ về ý nghĩa ba chiếc hộp theo tên gọi của chúng.

+ Thảo luận việc sử dụng ba chiếc hộp trong đời sông hằng ngày.

- Hết thời gian thảo luận, GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- Các nhóm khác theo dõi và đóng góp ý kiến.

-GV tổng kết hoạt động và đưa ra kết luận: Khi có một khoản tiền (lì xì, bán sách báo cũ, tiển thưởng của bố mẹ,...) các em sẽ phân chia số tiển vào ba chiếc hộp nêu trên một cách hợp lí.

- GV hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả đã đạt được sau khi tham gia các hoat động của chủ đề Nghề em yêu thích. HS hoàn thành Phiếu tự đánh giá sau chủ đề trong Vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 3.

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

GV hướng dẫn HS:

- Trao đổi với người thân về ý nghĩa của ba chiếc hộp.

- Cùng người thân thực hành sử dụng ba chiếc hộp trong đời sống hằng ngày.

 

 

 

 

 

 

- HS chuẩn bị dụng cụ học tập theo hướng dẫn.

- HS lắng nghe GV phổ biến.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận, trình bày kết quả trước lớp.

+ Hộp tiết kiệm dành cho các khoản tiển có thể tiết kiệm, để dành sử dụng khi có sự kiện bất ngờ.

+ Hộp chi tiêu dành cho những nhu cầu chi tiêu cần thiết trong cuộc sống.

+ Hộp chia sẻ dành cho các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.

 



 
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án HĐTN 3 Cánh diều chủ đề 5: Tuần 20 . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án hoạt động trải nghiệm 3 Cánh diều. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận