Danh mục bài soạn

Tải giáo án HĐTN 3 Cánh diều chủ đề 4: Tuần 15

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 Cánh diều chủ đề 4: tuần 15 được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 4: TUẦN 15

Tiết 1 – Sinh hoạt dưới cờ: Tiếp nối truyền thống quê hương

Tiết 2 – Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Truyền thống quê hương

Tiết 3 – Sinh hoạt lớp: Trò chơi Giải ô chữ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết được truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và của quê hương mình.

- Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

- Năng lực riêng:

  • Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: thực hiện kế hoạch hoạt động của cá nhân, tham gia tích cực hoạt động nhóm, biết vận dụng để có thêm hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và quê hương.
  1. Phẩm chất:
  • Có ý thức tự giác, tích cực hưởng ứng các hoạt động tiếp nối truyền thống quê hương do nhà trường và địa phương tổ chức.
  • Có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương bằng những hành động, việc làm cụ thể.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  3. Thiết bị dạy học
  • Đối với GV: SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, tranh phóng to về các truyền thống quê hương trong SGK trang 43, 44, tranh ảnh, video clip về những truyền thống tốt đẹp của quê hương như: truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo; truyền thống lao động, cần cù, chăm chỉ; truyền thống uống nước nhớ nguồn; truyền thống tương thân tương ái,…
  • Đối với HS: SGK, vở BT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 1 – Sinh hoạt dưới cờ: Tiếp nối truyền thống quê hương

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

a. Mục tiêu:  

- HS biết được truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và của quê hương mình.

- HS có ý thức tự giác, tích cực hưởng ứng các hoạt động tiếp nối truyền thống quê hương do nhà trường và địa phương tổ chức.

b. Cách thức thực hiện:

- Nhà trường/GV tổng phụ trách Đội triển khai các hoạt động tiếp nối truyền thống quê hương theo gợi ý:

+ Giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam nói chung và của địa phương nói riêng.

+ Hướng dẫn HS tham gia các hoạt động tiếp nối truyền thống quê hương bằng một số việc làm cụ thể như: giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn; lịch sự, lễ phép trong giao tiếp; tham gia các hoạt động tại nơi mình sinh sống do địa phương hoặc nhà trường phát động,…

 

 

 

 

 

 

 

- HS tập trung lắng nghe nhà trường và GV tổng phụ trách triển khai các hoạt động.

 

Tiết 2 – Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Truyền thống quê hương

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi bắt đầu bài học

b. Cách thức thực hiện:

- GV chiếu cho HS xem video clip bài hát “Quê hương Việt Nam tôi – Thùy Chi”: https://www.youtube.com/watch?v=y_8Cd7BC17s để HS cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương Việt Nam.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Đất nước Việt Nam xinh đẹp của chúng ta có rất nhiều truyền thống lâu đời vẫn còn đang tồn tại và phát triển đến ngày nay. Chúng ta hãy cũng đi tìm hiểu vẻ đẹp của truyền thống quê hương mình trong tiết học giáo dục chủ để hôm nay nhé!

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tự hào về truyền thống quê hương

a. Mục tiêu: HS biết được những truyền thống tốt đẹp của quê hương mình.  

b. Cách thức thực hiện:

* Làm việc nhóm:

- GV chia HS thành các nhóm 4 đến 6 người.

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát tranh và thảo luận về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được thể hiện trong mỗi bức tranh.

* Làm việc cả lớp:

- GV mời đại diện các nhóm lên chia sẻ trước lớp về nội dung thảo luận trên.

- GV mở rộng thêm: Tổ chức cho HS chia sẻ về những truyền thống tốt đẹp của quê hương mình.

- GV tổng kết và rút ra kết luận: Dân tộc Việt Nam nói chung và ở mỗi địa phương nói riêng đều có những truyền thống tốt đẹp như: biết ơn những người có công với quê hương, đất nước, chia sẻ, giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn;... thể hiện ở các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ: đền ơn đáp nghĩa, lá lành đùm lá rách, nhường cơm sẻ áo,... Bên cạnh đó, mỗi địa phương còn có những truyền thống tốt đẹp khác, mang đậm bản sắc địa phương, vùng miền.

Hoạt động 2: Thắp sáng truyền thống quê hương

a. Mục tiêu: HS có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương bằng những hành động, việc làm cụ thể.

b. Cách thức thực hiện

* Làm việc nhóm:

- GV chia lớp thành các nhóm.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động góp phần thắp sáng truyền thống quê hương theo gợi ý:

+ Tên truyền thống (ví dụ: Uống nước nhớ nguồn);

+ Các hoạt động, công việc sẽ thực hiện;

+ Thời gian thực hiện;

+ Địa điểm thực hiện.

* Làm việc cả lớp:

- GV mời một số nhóm lên chia sẻ kế hoạch trước cả lớp, yêu cầu HS khác nhận xét, đóng góp ý kiến cho bản kế hoạch.

- GV đưa ra nhận xét và kết luận: Mỗi người trong chúng ta đều có quyền và trách nhiệm góp phần nhỏ bé của mình để phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương bằng những việc làm vừa sức, phù hợp với lứa tuổi.

* HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI

GV nhắc nhở và hướng dẫn HS chủ động thực hiện các hoạt động theo kế hoạch để góp phần thắp sáng truyền thống quê hương.

* CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

 

 

 

- HS lắng nghe và xem video để cảm nhận.

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS ghép nhóm theo sự phân chia của GV.

- HS quan sát tranh và thảo luận những truyền thống tốt đep của dân tộc Việt Nam trong mỗi bức tranh:

+ Tranh 1: Thăm nghĩa trang liệt sĩ.

+ Tranh 2: Thăm hỏi người già neo đơn.

+ Tranh 3: Ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt.

+ Tranh 4: Tặng quà trẻ mồ côi.

 

 

 

- Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp.

- Một vài HS chia sẻ những truyền thống tốt đẹp quê hương. HS còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

 

 

- HS lắng nghe GV kết luận.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm thực hiện yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện một số nhóm chia sẻ trước lớp, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét.

 

- HS ghi nhớ.

 

 

 

 

- HS ghi nhớ thực hiện.

 

 

 

 

 

Tiết 3 – Sinh hoạt lớp: Trò chơi Giải ô chữ

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

a. Mục tiêu: HS có thêm hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của quê hương, địa phương mình.

b. Các thức tiến hành

- GV xây dựng trò chơi Giải ô chữ theo gợi ý sau:

+ Lựa chọn từ khóa ở hàng dọc về một truyền thống của quê hương (ví dụ: NHÂN ÁI).

+ Các từ hàng ngang theo thứ tự sẽ có ở mỗi hàng một chữ cái của từ khóa hàng dọc. Các từ hàng ngang lần lượt có thể là: YÊU NƯỚC, PHÁT HUY, XÂM LƯỢC, GIỮ GÌN, MÁI ĐỈNH, SẺ CHIA.

+ Chuẩn bị các phương án gợi ý cho mỗi từ hàng ngang và từ khóa hàng doc.

+ Thiết kế trò chơi trên một số ứng dụng phổ biến như Microsoft PowperPoint, Violet,…

- GV tổ chức cho HS cả lớp tham gia trò chơi. Có thể thi đua giữa các tổ cho trò chơi thêm hấp dẫn.

- Kết thúc trò chơi, GV mời 2 đến 3 HS chia sẻ những điều khám phá được qua trò chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hào hứng tham gia trò chơi.

 

- HS chia sẻ trước lớp.

 

 
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án HĐTN 3 Cánh diều chủ đề 4: Tuần 15 . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án hoạt động trải nghiệm 3 Cánh diều. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận