Danh mục bài soạn

Tải giáo án HĐTN 3 Cánh diều chủ đề 8: Tuần 30

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 Cánh diều chủ đề 8: Tuần 30 được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 8: TUẦN 30

Tiết 1 – Sinh hoạt dưới cờ: Những người bạn tốt

Tiết 2 – Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Vòng tay bạn bè

Tiết 3 – Sinh hoạt lớp: Tủ sách tình bạn

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

- Hiểu về vai trò, ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống hằng ngày ở trường, tại cộng đồng.

- Nêu được những ứng xử phù hợp với bạn bè.

- Thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự quan tâm, chia sẻ đến bạn bè xung quanh.

  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực riêng:

  • Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự quan tâm, chia sẻ đến bạn bè xung quanh; biết đóng góp, xây dựng cho tủ sách tình bạn của lớp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Biết cách xử lí các tình huống liên quan trong bài học.
  • Kĩ năng giao tiếp, hợp tác trong hoạt động.
  1. Phẩm chất: Nâng cao ý thức, trách nhiệm của HS trong các hoạt động chung của lớp.
  2. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  3. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  4. Thiết bị dạy học
  • Đối với GV: SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  • Đối với HS: Giấy, bút, bút màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 1 – Sinh hoạt dưới cờ: Những người bạn tốt

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

a. Mục tiêu: Giúp HS hiểu về vai trò, ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống hằng ngày ở đia phương, tại cộng đồng.

b. Cách thức thực hiện:

- GV Tổng phụ trách Đội tổ chức cho một nhóm HS trình diễn tiểu phẩm về chủ đề Tình bạn. GV có thể sáng tạo nhiều kịch bản có nội dung về tình bạn để HS trình diễn trước toàn trường.

- GV gợi ý nội dung tiểu phẩm: Sơn là một HS mới chuyển đến lớp. Bạn khá nhút nhát, ít nói chuyện với mọi người. Một số bạn nam trong lớp thấy vậy rất hay trêu chọc Sơn. Một hôm, trong giờ ra chơi, thấy Sơn lủi thủi một mình, Nam và Hoa đã rủ Sơn cùng đọc quyển truyện mới mua. Sơn rất vui vì được hai bạn rủ đọc sách cùng.

- Kết thúc tiểu phẩm, GV mời một số HS chia sẻ cảm nghĩ sau khi xem tiểu phẩm.

- GV tổng kết, nhấn mạnh ý nghĩa và vai trò của tình bạn trong cuộc sống: Tình bạn có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Bạn bè luôn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn, mang đến những ảnh hưởng tích cực cho mỗi người và ngược lại. Nếu thiếu đi bạn bè, con người sẽ trở nên cô độc trong cuộc sống.

 

 

 

 

- Nhóm HS trình diễn tiểu phẩm đã chuẩn bị trước toàn trường.

 

 

 

 

- HS lắng nghe gợi ý.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ cảm nghĩ: tiểu phẩm rất hay và mang nhiều ý nghĩa về ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống.

 

 

- HS chăm chú lắng nghe.

Tiết 2 – Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Vòng tay bạn bè

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái, giúp HS có tâm thế tốt để tích cực tham gia vào các hoạt động trải nghiệm.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp: Kể về kỉ niệm đáng nhớ với một người bạn mà em yêu quý.

- GV mời một vài HS chia sẻ kỉ niệm trước lớp, yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét và dẫn vào bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 3: Ứng xử với bạn bè

a. Mục tiêu: HS nêu được những cách ứng xử với bạn bè phù hợp của HS lớp 3.

b. Cách thức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Làm việc nhóm

- GV chia lớp thành các nhóm.

- GV phổ biến yêu cầu: Các nhóm thảo luận để xây dựng và thống nhất cách ứng xử phù hợp với bạn bè.

- GV có thể gợi ý các cách ứng xử như: lắng nghe khi bạn nói; cùng học, cùng chơi một cách thân thiện, hoà đồng với bạn; tôn trọng bạn; đỡ khi bạn gặp khó khăn;…

- GV khuyến khích HS trình bày một cách sáng tạo.

Nhiệm vụ 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp, yêu cầu các nhóm khác lắng nghe và bổ sung, đóng góp ý kiến.

- GV tổng hợp và rút ra kết luận: Có rất nhiều cách ứng xử phù hợp với bạn bè như: tôn trọng bạn; lắng nghe khi bạn nói; thân thiện, hòa đồng với bạn;... Các em hãy cùng nhau thực hiện tốt những cách ứng xử với bạn bè để xây dựng tình bạn đẹp nhé!

Hoạt động 4: Thực hành ứng xử với bạn bè

a. Mục tiêu: HS biết cách ứng xử thể hiện sự quan tâm, chia sẻ đến bạn bè xung quanh trong một số tình huống cụ thể.

b. Cách thức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Làm việc nhóm:

- GV chia lớp thành các nhóm.

- GV nêu yêu cầu hoạt động: Các nhóm quan sát tranh trong SGK trang 82, mô tả lại tình huống và thảo luận về cách ứng xử với bạn trong mỗi tình huống. Các nhóm sẽ thể hiện cách ứng xử của nhóm mình bằng hình thức đóng vai.

- GV giao cho mỗi nhóm quan sát một bức tranh. GV có thể sưu tầm thêm những tình huống khác có nội dung về cách ứng xử với bạn bè của HS. Hai tỉnh huống được đưa ra là:

+ Tình huống 1: Trên đường đi học về, nhóm của Tuấn, Dung và Nam gặp một bạn nữ bị đau chân đi ngược chiều, mặt nhăn nhỏ. Nam ra trêu bạn, tỏ ý chắn đường không cho bạn đi. Bạn nữ liền nói: “Tránh ra cho mình đi!". Nam vẫn đứng đó cười trên ban. Nếu là Tuấn, em sẽ làm gì?

+ Tình huống 2: Giờ ra chơi, thấy Lan ngồi khóc một mình, Dũng và Mi ra hỏi thăm. Lan vừa khóc vừa nói: “Mình làm hỏng hộp bút rồi.”. Nếu là Dũng và Mi, em sẽ làm gì?

Nhiệm vụ 2: Làm việc cả lớp

- GV tổ chức cho các nhóm lên trước lớp đóng vai xử lí tình huống được giao, yêu cầu các nhóm khác nhận xét về cách xử lí tình huống của nhóm bạn.

- GV mời một số HS chia sẻ suy nghĩ và cảm nhận của bản thân sau khi tham gia hoạt động theo các câu hỏi gợi ý:

+ Em thích phần đóng vai của nhóm nào nhất? Vì sao?

+ Em học được điều gì qua việc xử lí các tình huống này?

- GV nhận xét và đưa ra kết luận: Hằng ngày, các em hãy thực hiện những hành vi ứng xử thân thiện, hòa đồng với bạn; biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè khi ở trường, ở cộng đồng, trong học tập và các hoạt động tập thể.

* CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

 

 

 

 

 

- HS suy nghĩ để trả lời.

 

 

- HS chia sẻ câu chuyện trước lớp.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS các nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV.

 

 

-         - HS quan sát hình và điền tiếp vào ô trống.

 

 

 

 

 

- HS tiếp thu và hoàn thành.

 

 

 

- HS trình bày trước lớp, các HS khác lắng nghe, bổ sung.

 

 

 

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thảo luận theo nhóm.

 

 

 

 

- Mỗi nhóm quan sát và thảo luận về một tình huống:

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Tình huống 1: Nếu là Tuấn, em sẽ nhắc nhở bạn Tuấn không được trêu bạn nữ như thế, mà nên xin lỗi và tránh ra cho bạn nữ đi. Nếu có thể, em sẽ dìu bạn về nhà nếu chân bạn đau quá.

 

 

 

 

 

 

 

+ Tình huống 2: Nếu là Dũng và Mi, em sẽ an ủi Lan đừng khóc nữa, bảo bạn cố gắng tiết kiệm tiền mua hộp bút mới.

 

 

- Các nhóm lên đóng vai trước lớp, các nhóm khác nhận xét.

 

 

- HS chia sẻ suy nghĩ và cảm nhận của bản thân.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV kết luận.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ và rút kinh nghiệm cho bản thân.

 

Tiết 3 – Sinh hoạt lớp: Tủ sách tình bạn

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

a. Mục tiêu:

- HS biết đóng góp, xây dựng cho tủ sách tình bạn của lớp.

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của HS trong các hoạt động chung của lớp.

b. Cách thức thực hiện:

GV hướng dẫn HS mang những cuốn sách, truyện đóng góp xây dựng tủ sách tình bạn theo hướng dẫn sau:

- Tập hợp các cuốn sách, truyện.

- Phân loại và sắp xếp các cuốn sách, truyện hợp lí, gọn gàng, đẹp mắt. Có thể phân loại theo thể loại sách: sách khoa học, sách tham khảo, truyện tranh, câu đố,....

- Trang trí tủ sách tình bạn của lớp.

* HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

- GV hướng dẫn HS cùng các bạn trong lớp đọc và chia sẻ về những cuốn sách yêu thích.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện.



Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án HĐTN 3 Cánh diều chủ đề 8: Tuần 30 . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án hoạt động trải nghiệm 3 Cánh diều. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận