Danh mục bài soạn

Tải giáo án HĐTN 3 Cánh diều chủ đề 8: Tuần 29

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 Cánh diều chủ đề 8: tuần 29 được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 8: TUẦN 29

Tiết 1 – Sinh hoạt dưới cờ: Kết nối “Vòng tay bạn bè”

Tiết 2 – Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Vòng tay bạn bè

Tiết 3 – Sinh hoạt lớp: Trò chơi Truyền tin

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

- Biết và hiểu được nội dung của hoạt động Kết nối Vòng tay bạn bè.

- Giới thiệu được về những người bạn của mình.

  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực riêng:

  • Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: giới thiệu được về những người bạn của mình; tham gia thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè xung quanh.
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: tăng cường khả năng phối hợp đồng đội, phát triển kĩ năng hợp tác, nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các HS trong lớp.
  1. Phẩm chất:

- Nhiệt tình tham gia hoạt động Kết nối bằng những việc làm thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè xung quanh.

- Bày tỏ được tình cảm yêu quý với các bạn.

- Giúp HS phát huy cảm xúc tích cực, thân thiện với bạn bè.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  3. Thiết bị dạy học
  • Đối với GV:
    • SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
    • Một số tranh ảnh về tình bạn.
    • Một số bài hát thiếu nhi về tình bạn.
    • Một số dụng cụ như: các mảnh giấy nhỏ có chứa nôi dung là những câu nói hay về tình bạn, giá đỡ,...
  • Đối với HS: giấy, bút dạ màu,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 1 – Sinh hoạt dưới cờ: Kết nối “Vòng tay bạn bè”

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

a. Mục tiêu:

Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng:

- Biết và hiểu được nội dung của hoạt động Kết nối Vòng tay bạn bè.

- Nhiệt tình tham gia hoạt động Kết nối bằng những việc làm thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè xung quanh.

b. Cách thức thực hiện:

Nhà trường/GV Tổng phụ trách Đội triển khai phát động Kết nối Vòng tay bạn bè gồm các nội dung như sau:

- Nêu mục đích và ý nghĩa của hoạt động.

- Phát động HS toàn trường hưởng ứng hoạt động Kết nối Vòng tay bạn bè bằng những việc làm thiết thực thể hiện sự quan tâm, chia sẻ tới bạn bè xung quanh.

- Mời đại diện các lớp chia sẻ một số việc làm thể hiện sự quan tâm tới bạn bè xung quanh. Gợi ý những hoạt động HS có thể thực hiện như: giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn, tặng bạn một món quà em tự làm để thể hiện tình cảm yêu quý của em với bạn, hỏi thăm khi bạn bị ốm, an ủi khi bạn gặp chuyện buồn,...

- Đại diện nhà trường khuyến khích, động viên HS tất cả các lớp thực hiện nhiều việc làm hưởng ứng hoạt động Kết nối Vòng tay bạn bè.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chăm chú lắng nghe, hào hứng hưởng ứng tham gia hoạt động.

+ HS lắng nghe.

 

+ HS hưởng ứng nhiệt tình.

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Đai diện HS chia sẻ trước toàn trường.

 

 

 

+ HS chăm chú lắng nghe.

Tiết 2 – Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Vòng tay bạn bè

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái, giúp HS có tâm thế tốt để tích cực tham gia vào các hoạt động trải nghiệm.

b. Cách thức thực hiện:

- GV cho HS thi nhau hát những bài hát bất kì về chủ đề tình bạn.

- GV khuyến khích mỗi HS nêu được tên một bài hát và hát theo, có thể nêu trùng nhau nhưng không được hát lại câu hát mà HS khác đã hát.

- GV phát nghe cho HS một số bài hát về chủ đề tình bạn như: Cho bạn cho tôi (Lam Trường), Kỉ niệm trường xưa (Đăng Khôi), Ngồi lại bên nhau (Quang Vinh),...

- GV nhận xét và dẫn vào bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chơi trò chơi Bàn tay tình bạn

a. Mục tiêu:HS kể được về những người bạn xung quanh.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi Kết bạn để tạo không khí vui tươi, giúp HS phát huy các cảm xúc tích cực, thân thiện:

- GV gợi ý cách chơi trò Kết bạn:

+ HS đứng theo vòng tròn.

+ Khi GV hô "Kết bạn! Kết bạn!", HS sẽ đồng thanh hoi lại "Kết mấy? Kết mấy?".

+ GV nêu yêu cầu số người kết bạn, ví dụ: "Kết ba! Kết ba!". Ngay lập tức, HS nhanh chóng chạy lại với nhau để tạo thành nhóm có số lượng theo yêu cầu của GV.

+ Bạn nào thừa ra không có nhóm sẽ thua cuộc.

- Sau khi chơi Kết bạn, GV mời HS về chỗ và hướng dẫn HS vẽ Bàn tay tình bạn theo các bước sau:

+ Đặt bàn tay lên giấy và lấy bút vẽ theo đường viền của bàn tay mình.

+ Sau khi viền theo hình bàn tay xong, HS nhấc tay ra khỏi giấy, HS viết tên mình vào lòng bàn tay; viết vào mỗi ngón tay tên một người bạn mà mình yêu quý hay bạn cùng chơi, cùng học tập.

+ Trang trí cho Bàn tay tình bạn theo ý tưởng của mình.

- GV đưa ra kết luận: Trong cuộc sống, ai cũng cần có bạn bên cạnh. Những người bạn được các em lựa chọn viết lên năm ngón tay chắc hẳn là những người bạn mà các em yêu quý, thân thiết. Các em hãy trân trọng và giữ cho tình bạn của mình luôn bền chặt.

Hoạt động 2: Giới thiệu về những người bạn của em

a. Mục tiêu:

- HS giới thiệu được về những người bạn của mình.

- HS bày tỏ được tình cảm yêu quý, tự hào về những người bạn của mình.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS chia sẻ theo cặp đôi hoặc theo nhóm về Bàn tay tình bạn mình đã làm ở Hoạt động 1 theo gợi ý:

+ Tên của bạn;

+ Biệt danh em thường gọi bạn;

+ Nơi bạn đang sinh sống;

+ Những đặc điểm ngoại hình của bạn (Ví dụ: gầy, cao, tóc xoăn, má hồng, hay cười,...);

+ Những đặc điểm tính cách, sở thích của bạn (Ví dụ: thân thiện, hài hước, thích đá bóng, thích chơi đàn, thích vẽ tranh,...);

+ Những hoạt động em thường tham gia cùng bạn.

- GV tổ chức cho HS sử dụng Bàn tay tình bạn vừa làm để giới thiệu về những người bạn của mình trước lớp theo các gợi ý trên.

- Khi HS giới thiệu Bàn tay tình bạn trước lớp, GV khuyến khích các HS khác có thể đặt câu hỏi tương tác để hiểu rõ hơn về những người bạn đó.

- GV nhận xét và đưa ra kết luận: Trong cuộc sống, có những người bạn mà các em yêu quý, thích chơi cùng; cũng có những người bạn khiến các em nể phục vì một điều gì đó. Chúng ta hãy biết quỷ, giữ gìn tình bạn các em nhé!

* CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

 

 

 

 

 

- HS kể tên những bài hát về chủ đề tình bạn.

 

 

 

- HS lắng nghe và cảm nhận.

 

- HS lắng nghe chăm chú.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe gợi ý và hào hứng tham gia trò chơi Kết bạn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV kết luận.

 

 

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

 

- HS chia sẻ theo gợi ý của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS giới thiệu trước lớp.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV kết luận.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ và rút kinh nghiệm cho bản thân.

 

Tiết 3 – Sinh hoạt lớp: Trò chơi Truyền tin

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

a. Mục tiêu:

Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng:

- Giúp HS phát huy cảm xúc tích cực, thân thiện với bạn bè.

- Tăng cường khả năng phối hợp đồng đội, phát triển kĩ năng hợp tác, nâng cao tình đoàn kết giữa các HS trong lớp.

b. Cách thức thực hiện:

- GV chuẩn bị: các mảnh giấy nhỏ có chứa nội dung là những câu nói hay về tình bạn, giá vẽ, giấy, bút dạ màu.

- GV chia lớp thành các đội chơi, số lượng các thành viên của mỗi đội là giống nhau.

- GV phố biển luật chơi:

+ Mỗi đội sẽ đứng thành một hàng dọc.

+ Khi có hiệu lệnh “Bắt đầu”, mỗi đội cử một bạn đầu tiên của hàng lên nhận mảnh giấy từ GV. Nội dung bên trong mỗi mảnh giấy là một câu nói về tình bạn.

+ HS này sẽ ghi nhớ nội dung trong giấy và nhanh chóng về vị trí để bắt đầu nói nhỏ vào tai của HS thứ 2 nội dung mình đã đọc được. Bạn thứ 2 tiếp nhận thông tin và truyền tin cho bạn thứ 3. Cứ như vậy cho đến bạn cuối cùng.

+ Bạn cuối cùng sau khi nhận tin sẽ chạy nhanh lên giá vẽ và viết lại nội dung mình nghe được lên giấy.

+ Đội nào viết đúng nội dung và trong thời gian nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng.

+ GV lưu ý HS chỉ nói nhỏ, vừa đủ để bạn phía sau mình nghe tin. Các đội phải truyền tin theo đúng thứ tự, không được nhảy cóc. Nếu thông tin bị lộ trong quá trình truyền tin thì đội chơi bị thua ngay lâp tức.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.

- Sau khi kết thúc trò chơi, GV mời một số HS chia sẻ cảm xúc và những điều học được từ trò chơi Truyền tin.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV phân chia đội chơi.

 

- HS chăm chú lắng nghe luật chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hào hứng, tham gia trò chơi nhiệt tình, sôi nổi.

 

 

 

 

- HS chia sẻ trước lớp.

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án HĐTN 3 Cánh diều chủ đề 8: Tuần 29 . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án hoạt động trải nghiệm 3 Cánh diều. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận