Danh mục bài soạn

Tải giáo án HĐTN 3 Cánh diều chủ đề 2: Tuần 5

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 Cánh diều chủ đề 2: tuần 5 được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 2: TUẦN 5

Tiết 1 – Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia phát động Tìm kiến tài năng nhí

Tiết 2 – Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nét riêng của em

Tiết 3 – Sinh hoạt lớp: Lựa chọn tài năng của lớp

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận ra được những nét riêng của bản thân.
  • Xác định, nêu được các sở thích của bản thân.
  • Yêu quý, tự hào về nét riêng của bản thân và tôn trọng nét riêng của người khác.

- Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác giải quyết các vấn đề được giao
  • Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực riêng:

  • Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: thực hiện kế hoạch hoạt động của cá nhân, tham gia tích cực hoạt động nhóm, biết cách sẻ chia và hỗ trợ bạn khác trong hoạt động.
  1. Phẩm chất: Có ý thức học tập, chăm chỉ, sáng tạo, có trách nhiệm làm việc nhóm, biết yêu quý những nét riêng của bản thân và tôn trọng nét riêng của người khác.
  2. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  3. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  4. Thiết bị dạy học
  • Đối với GV:
    • Chuẩn bị một quả bóng nhỏ
    • Tranh phóng to trong SGK trang 18 về câu chuyện của tiểu phẩm Ai cũng có nét riêng
  • Đối với HS: Sgk, vở bài tập, dụng cụ cần thiết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 1 – Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia phát động Tìm kiến tài năng nhí

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

a. Mục tiêu:

- HS nắm được nội dung của phong trào Tìm kiếm tài năng nhí và có tinh thần sẵn sàng tham gia.

- Định hướng cho HS chuẩn bị các hoạt động đầu tháng 10 với nội dung hướng đến bản thân.

b. Cách thức thực hiện:

Nhà trường triển khai một số hoạt động của chủ đề Khám phá bản thân và phát động phong trào Tìm kiếm tài năng nhí bằng cách:

- GV tuyên truyền, dán áp phích nêu ra ý nghĩa của phong trào: giúp HS tự tin thể hiện bản thân, bộc lộ và phát triển tài năng của mình.

- GV phân công mỗi lớp cùng nhau tổ chức và trình diễn tài năng của các bạn trong lớp và tiết hoạt trong tuần  ( có thể là hát, múa, kịch, tiểu phẩm, nhảy, ảo thuật,....)

- Mời thêm một số HS đã tham gia ở năm học trước chia sẻ trước toàn trường những kinh nghiệm và lưu ý khi tham gia cuộc thi.

- GV tổ chức cuộc bỏ phiếu bầu đánh giá xem tiết mục nào xuất sắt nhất để khen thưởng/ cộng điểm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nghe phổ biến, hiểu được ý nghĩa hoạt động và đăng kí chuẩn bị tiết mục của mình với GV

 

 

 

 

 

 

- HS luyện tập, chuẩn bị tiết mục của mình

 

- HS còn lại chú ý trật tự, xem, cổ vũ phần trình bày của các bạn

Tiết 2 – Hoạt động giáo dục: Nét riêng của em

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hào hứng, phấn khởi cho HS trước khi bước vào bài mới.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS xung phong đứng trước lớp, trình bày một tiết mục văn nghệ nhỏ (có thể hát, múa, đọc thơ,....) trước khi bắt đầu nội dung bài học.

- Sau đó dẫn dắt vào bài học: Chúng ta không ai là bản sao của ai cả. Mỗi em sở hữu cho mình những tài năng riêng biệt, không ai giống ai. Có bạn giỏi hát, có bạn giỏi múa, có bạn giỏi toán, có bạn giỏi tiếng anh,... Chính vì thế các em đừng ngại thể hiện bản thân mình mà hãy thật tự tin để bộc lộ bản thân mình nhé. Bài học hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu, khám phá những nét riêng của bản thân mình, biết yêu, tôn trọng tài năng của chính bản thân mình nhé!

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Cùng chơi Chuyền bóng

a. Mục tiêu: HS tham gia trò chơi để nhận diện được những nét riêng của bạn ngồi cạnh, từ đó có thái độ tôn trọng nét riêng của các bạn.

b. Cách thức thực hiện:

- GV phổ biến luật chơi của trò chơi Chuyền bóng: HS sẽ nhận một quả bóng và chuyền bóng cho một bạn bất kì trong lớp. Khi quả bóng đến tay bạn nào thì ngay lập tức bạn đó nói nhanh một nét riêng của bạn ngồi cạnh mình.

- GV đưa ra gợi ý để HS nêu được nét riêng của bạn về: đặc điểm hình dáng bên ngoài (ví dụ: cao, mảnh mai...); đặc điểm những đường nét trên khuôn mặt (ví dụ: mũi cao, mắt to, mặt trái xoan...); đặc điểm tính cách (ví dụ: tốt bụng, thân thiện...); đặc điểm riêng (ví dụ: ít nói...); sở thích; năng khiếu; thói quen;...

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi, tạo không khí vui vẻ, thoải mái.

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp về cảm xúc sau khi tham gia trò chơi.

- GV tổng kết hoạt động và đưa ra kết luận:

Mỗi người trong chúng ta đều có những nét riêng về đặc điểm hình dáng bên ngoài. Bên cạnh đó, mỗi người còn có nét riêng về tính cách, sở thích, năng khiếu, cá tính, thói quen... Như vậy, nét riêng là những đặc điểm riêng mang tính đặc trưng, nổi bật của mỗi người. Các em nên có thái độ tôn trọng nét riêng của các bạn.

Hoạt động 2: Trình diễn tiểu phẩm Ai cũng có nét riêng

a. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết và yêu quý nét riêng của bản thân, đồng thời tôn trọng nét riêng của người khác.

b. Cách thức thực hiện:

- GV chia lớp thành các nhóm 4 HS.

- GV chiếu hình ảnh về câu chuyện của Hoa.

 - Các nhóm quan sát hình ảnh, phân công đóng vai thể hiện tiểu phẩm Ai cũng có nét riêng.

- GV yêu cầu HS chia sẻ theo các nội dung sau:

+ Bạn Hoa có những nét riêng nào? Hoa cảm thấy như thế nào về những nét riêng đó?

+ Điều gì xảy ra với Hoa khi đi chơi cùng bố?

+ Khi kể lại câu chuyện với mẹ, mẹ đã chia sẻ điều gì với Hoa?

+ Qua câu chuyện của Hoa, em rút ra được điều gì?

- GV mời một nhóm lên đóng vai thể hiện nội dung tiểu phẩm trước lớp.

- Sau khi nhóm HS đóng vai, GV mời một số HS chia sẻ các nội dung gợi ý sau:

+ Em hãy nhận xét về phần đóng tiểu phẩm của các bạn.

+ Em có suy nghĩ gì sau khi xem tiểu phẩm?

- GV có thể mở rộng bằng cách cho HS chỉ ra những nét riêng của các bạn cùng nhóm đóng tiểu phẩm với nhau.

=> GV kết luận: Nét riêng của mỗi người đều rất đáng quý. Em hãy yêu quý những nét riêng của mình và tôn trọng nét riêng của các bạn.

* CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại nội dung Tiết học.

+ Trao đổi với người thân về nét riêng của mình và của mọi người trong gia đình.

 

 

 

 

- HS xung phong trình bày tiết mục tài năng mà mình thích nhất.

- HS ở dưới vỗ tay cổ vũ.

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe luật chơi và tham gia trò chơi.

 

 

- HS đưa ra câu trả lời theo các gợi ý đã cho.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ cảm xúc sau khi tham gia trò chơi. Các HS khác theo dõi, đóng góp ý kiến.

- HS lắng nghe GV kết luận.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS phân công và đóng vai thể hiện tiểu phẩm.

 

 

+ Bạn Hoa có mái tóc xoăn.

+ Trong lần đi chơi với bố, một bạn đã khen mái tóc của Hoa.

+ Mẹ đã chia sẻ: "Mỗi người đều có những nét riêng. Con hãy yêu quý và tự hào về nét riêng của mình."

+ Hãy biết yêu quý nét riêng của bản thân và tôn trọng nét riêng của người khác.

- HS thể hiện tiểu phẩm.

 

- HS nhận xét, đóng góp ý kiến và nêu cảm nghĩ của bản thân sau khi xem tiểu phẩm.

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV kết luận.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS về nhà thực hiện.

Tiết 3 – Sinh hoạt lớp: Lựa chọn tài năng của lớp

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

a. Mục tiêu: Giúp HS tự tin thể hiện được năng khiếu của bản thân thông qua hoạt động trình diễn tài năng; ngoài ra, xây dựng mối quan hệ thân thiết, vui vẻ với bạn bè.

b. Cách thức thực hiện:

- Trên cơ sở phong trào Tìm kiếm tài năng nhí của trường phát động vào tiết Sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, mỗi tổ sẽ chọn một tiết mục biểu diễn trước lớp theo chủ đề tự chọn. GV khuyến khích sự đa dạng của các tiết mục: hát, múa, nhảy hiện đại...

- GV tổ chức cho từng tổ trình diễn tài năng trước lớp.

- GV khen ngợi và cả lớp cùng bình chọn tiết mục tài năng ấn tượng nhất sẽ tham gia cuộc thi của trường.

- GV hỗ trợ những HS tham gia tiết mục được chọn tập luyện thêm để sang tuần tham gia cuộc thi của trường.

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

- GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS:

+ Chia sẻ với bố mẹ và người thân về hoạt động tìm kiếm tài năng của lớp.

+ Chuẩn bị một bức ảnh cá nhân để chia sẻ với các bạn trong giờ học sau.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình diễn tiết mục trước lớp.

 

 

 

 

 

- HS nhận xét và đóng góp ý kiến để chọn ra tiết mục tài năng ấn tượng nhất.

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe và về nhà thực hiện yêu cầu.

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án HĐTN 3 Cánh diều chủ đề 2: Tuần 5 . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án hoạt động trải nghiệm 3 Cánh diều. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận