Danh mục bài soạn

Tải giáo án HĐTN 3 Cánh diều chủ đề 6: Tuần 22

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 Cánh diều chủ đề 6: Tuần 22 được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 6: TUẦN 22

Tiết 1 – Sinh hoạt dưới cờ: Chung tay bảo vệ cảnh đẹp quê em

Tiết 2 – Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Cảnh đẹp quê hương

Tiết 3 – Sinh hoạt lớp: Bảo vệ cảnh đẹp quê hương

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

- Có ý thức, thái độ tích cực, tự giác thực hiện những việc làm bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên quê hương.

- Làm thông điệp để tuyên truyền bảo vệ cảnh đẹp quê hương.

- Thực hành bảo vệ cảnh đẹp quê hương.

  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực riêng:

  • Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: thực hiện kế hoạch hoạt động của cá nhân, tham gia tích cực hoạt động nhóm, biết xây dựng thông điệp tuyên truyền bảo vệ cảnh đẹp quê hương.
  • Kĩ năng giao tiếp, hợp tác trong hoạt động.
  • Kĩ năng tuyên truyền, thuyết phục người khác.
  1. Phẩm chất: Có ý thức học tập, chăm chỉ, sáng tạo, có trách nhiệm làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp linh hoạt.
  2. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  3. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  4. Thiết bị dạy học
  • Đối với GV: SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  • Đối với HS: Giấy, bút, bút màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 1 – Sinh hoạt dưới cờ: Chung tay bảo vệ cảnh đẹp quê em

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

a. Mục tiêu: HS có ý thức và thái độ tích cực, tự giác thực hiện những việc làm bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên quê hương.

b. Cách thức thực hiện:

-GV Tổng phụ trách Đội tổ chức cho một nhóm HS trình diễn tiểu phẩm về chủ đề Chung tay bảo vệ cảnh đẹp quê em.

- GV mời một số HS chia sẻ cảm nghĩ của mình sau khi xem tiểu phẩm. Trên sở đó, HS xác định được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên quê hương.

 

 

 

- HS biểu diễn tiểu phẩm đã chuẩn bị trước.

 

- HS xung phong chia sẻ cảm nghĩ.

=> Bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên quê hương là vai trò và trách nhiệm của mỗi cá nhân. Là HS, em có thể lựa chọn những công việc vừa sức để thực hiện, đóng góp một phần sức lực để bảo vệ cảnh đẹp quê hương.

Tiết 2 – Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Cảnh đẹp quê hương

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

Tạo không khí vui vẻ, thoải mái, giúp HS có tâm thế tốt để tích cực tham gia vào các hoạt động trải nghiệm.

b. Cách thức thực hiện:

- GV cho HS quan sát video:

https://www.youtube.com/watch?v=Au6LqK1UH8g (00:00 – 1:15)

- GV đặt câu hỏi: Hãy liệt kê các địa danh đã xuất hiện trong video em vừa xem?

 

 

 

 

 

 

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 3: Làm thông điệp chủ đề Bảo vệ cảnh đẹp que hương

a. Mục tiêu: HS làm được thông điệp để tuyên truyền bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên quê hương.

b. Cách thức thực hiện:

- GV phổ biến yêu cầu hoạt động: HS làm thông điệp để tuyên truyên mọi người bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên quê hương (có thể làm cá nhân hoặc làm việc nhóm) theo một trong các hình thức: vẽ tranh, thiết kế khẩu hiệu, viết đoạn văn ngắn,…

- HS suy nghĩ về ý tưởng và thực hành làm thông điệp.

- Sau khi làm xong, GV tổ chức cho HS chia sẻ thông điệp với các bạn.

- GV mời một sổ HS chia sè thông điệp của mình trước lớp.

- GV tổ chức cho HS nhận xét và bình chọn thông điệp hay, ý nghĩa.

- GV đưa ra kết luận: Bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên quê hương là trách nhiệm của tất cả chúng ta, thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước. GV khen ngợi cả lớp đã có nhiều thông điệp hay và ý nghĩa để tuyên truyển tới mọi người nâng cao ý thức bảo vệ cảnh đep thiên nhiên quê hương.

Hoạt động 4 : Tập làm tuyên truyền viên

a. Mục tiêu: HS tuyên truyền được tới mọi người cùng bảo vệ vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên quê hương.

b. Cách thức thực hiện:

- GV hướng dẫn HS sử dụng thông điệp đã làm được để tập luyện tuyên truyền mọi người chung tay bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên quê hương.

- HS luyện tập theo nhóm. GV hỗ trợ những nhóm còn lúng túng.

- GV mời một số nhóm thực hành tuyên truyên bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên quê hương trước lớp.

- HS và GV nhận xét, đóng góp ý kiến cho các tuyên truyên viên.

- GV khen ngợi các tuyên truyền viên đã có các cách tuyên truyền độc đáo, sáng tạo.

- GV tổng kết và đưa ra kết luận: Tuyên truyền bảo vệ cảnh đẹp quê hương với nội dung và hình thức phù hợp trách nhiệm, bổn phận của HS. Các em hãy tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên quê hương bằng các hoạt động phù hợp với lứa tuối.

* CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

 

 

 

 

 

- HS chú ý quan sát và trả lời câu hỏi.

Các địa danh xuất hiện trong video:

+ Sapa – Fanxipan (Lào Cai)

+ Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội)

+ Cát Bà (Hạ Long, Quảng Ninh)

+ Bái Đính – Tràng An (Ninh Bình)

+ Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình)

+ Sông Hương – Núi Ngự (Huế)

+ Kì Co – Eo Gió (Bình Định)

+ Gành Đá Đĩa – Bãi Xép (Phú Yên)

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV phổ biến.

 

 

 

 

- HS lên ý tưởng và tiến hành làm thông điệp.

Gợi ý một số thông điệp hay, ý nghĩa:

+ Hãy chung tay bảo vệ cảnh đẹp quê hương.

+ Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên – Giữ gìn nét đẹp dân tộc

+ Bảo vệ cảnh quan, ưu phiền tan biến.

+...

- HS lắng nghe GV kết luận.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV hướng dẫn.

 

 

- HS tiến hành luyện tập theo nhóm.

 

- HS xung phong tuyền truyền trước lớp.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV kết luận.

 

 

 

Tiết 3 – Sinh hoạt lớp: Bảo vệ cảnh đẹp quê hương

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

a. Mục tiêu: HS được thực hành bảo vệ cảnh đẹp quê hương qua hoạt động đóng vai xử lí tình huống.

b. Cách thức thực hiện:

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và nêu tình huống trong SGK trang 62.

Tình huống: Cô giáo dẫn HS lớp 3A đi tham quan một cảnh đẹp quê hương. Cô giáo giới thiệu cho cả lớp về cảnh đẹp nơi đây và những thông tin liên quan đến cảnh đẹp. Trong khi các bạn đang chăm chú lắng nghe cô nói thì bạn Thuỷ nhìn thấy Lâm lấy bút vẽ lên bức tượng cạnh đó, không quan tâm đến những điều cô đang chia sė. Nếu là Thuỷ, em sẽ làm gì?

 - GV chia lớp thành các nhóm.

- GV phổ biến yêu cầu: Các nhóm thảo luận về cách xử lí tình huống và thể hiện cách xử lí của nhóm mình qua hình thức đóng vai.

- Các nhóm tiến hành thảo luận về cách xử lí và xây dựng kịch bản, phân công đóng vai.

- GV tổ chức cho các nhóm thực hành đóng vai xử lí tình huống trước lớp.

- Các nhóm khác nhận xét về cách xử lí và phần đóng vai của nhóm bạn.

- GV mời một số HS chia sẻ về điều bản thân học được sau khi đóng vai xừ tình huông.

 

 

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

- GV hướng dẫn HS về nhà thực hành tuyên truyền bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên quê hương trong từng hoàn cảnh phù hợp.

- GV hướng dẫn HS cùng người thân tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường mình sinh sống.

 

 

 

 

- HS quan sát tranh và xung phong nêu tình huống.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

- HS thảo luận và xây dựng kịch bản.

- Xử lí tình huống: Nếu là Thuỷ, em sẽ khuyên bạn dừng ngay hành động đang làm vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến mĩ quan của khu di tích và tìm cách làm sạch những gì mình đã vẽ.

=> Bài học: Chúng ta phải có ý thức tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ cảnh đẹp quê hương, lên án, tố cáo những hành vi cố tình bôi xấu, huỷ hoại chúng.

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án HĐTN 3 Cánh diều chủ đề 6: Tuần 22 . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án hoạt động trải nghiệm 3 Cánh diều. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận