Danh mục bài soạn

CHƯƠNG 1: CĂN BẬC HAI. CĂN BẬC BA

CHƯƠNG 1: HÊ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VUÔNG

CHƯƠNG 2: ĐƯỜNG TRÒN

CHƯƠNG 2: HÀM SỐ BẬC NHẤT

Soạn toán 9 bài 2: Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức căn A mũ hai bằng giá trị tuyệt đối của A Trang 8 12

Chuyên mục: Soạn toán 9 tập 1

Giải toán lớp 9 tập 1, giải bài Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức căn A mũ hai bằng giá trị tuyệt đối của A trang 8 sgk toán 9 tập 1, để học tốt toán 9. Bài tập này sẽ giúp các em nắm vững được lý thuyết cũng như cách giải các bài tập của bài Căn bậc hai . Các bài giải được hướng dẫn đầy đủ, chi tiết và rõ ràng.

A. Tổng hợp lý thuyết

1.  Căn thức bậc hai 

Với A là một biểu thức đại số :

  • $\sqrt{A}$ là căn thức bậc hai của A .
  • A được gọi là biểu thức lấy căn hay biểu thức dưới dấu căn .
  • $\sqrt{A}$ xác định ( có nghĩa ) <=> $A\geq 0$

2. Hằng đẳng thức $\sqrt{A^{2}}=\left | A \right |$

ĐỊNH LÝ 

Với mọi số a , ta có  : $\sqrt{a^{2}}=\left | a \right |$

Tổng quát : 

Với A là một biểu thức , ta có :  $\sqrt{A^{2}}=\left | A \right |$

$\sqrt{A^{2}}=\left | A \right |=\left\{\begin{matrix}A , (A\geq 0) & \\ -A , (A<0) & \end{matrix}\right.$

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Bài tập 6: Trang 10 - sgk toán 9 tập 1

Với giá trị nào của a thì mỗi căn thức sau có nghĩa:

a.  $\sqrt{\frac{a}{3}}$

b.  $\sqrt{-5a}$

c.  $\sqrt{4-a}$

d.  $\sqrt{3a+7}$

Bài tập 7: Trang 10 - sgk toán 9 tập 1

Tính :

a.  $\sqrt{(0,1)^{2}}$

b.  $\sqrt{(-0,3)^{2}}$

c.  $-\sqrt{(-1,3)^{2}}$

d.  $-0,4\sqrt{(-0,4)^{2}}$

Bài tập 8: Trang 10 - sgk toán 9 tập 1

Rút gọn các biểu thức sau:

a.  $\sqrt{(2-\sqrt{3})^{2}}$

b.  $\sqrt{(3-\sqrt{11})^{2}}$

c.  $2\sqrt{a^{2}} (a\geq 0)$

d.  $3\sqrt{(a-2)^{2}}  ( a<2)$

Câu 9: Trang 11 - sgk toán 9 tập 1

Tìm x biết:

a.  $\sqrt{x^{2}}=7$

b.  $\sqrt{x^{2}}=\left | -8 \right |$

c.  $\sqrt{4x^{2}}=6$

d.  $\sqrt{9x^{2}}=\left | -12\right |$

Bài tập 10: Trang 11 - sgk toán 9 tập 1

Chứng minh :

a.  $(\sqrt{3}-1)^{2}=4-2\sqrt{3}$

b.  $\sqrt{4-2\sqrt{3}}-\sqrt{3}=-1$

Câu 11: Trang 11 - sgk toán 9 tập 1

Tính :

a.  $\sqrt{16}.\sqrt{25}+\sqrt{196}:\sqrt{49}$

b.  $36:\sqrt{2.3^{2}.18}-\sqrt{169}$

c.  $\sqrt{\sqrt{81}}$

d.  $\sqrt{3^{2}+4^{2}}$

Câu 12: Trang 11 - sgk toán 9 tập 1

Tìm x để mỗi căn thức sau có nghĩa:
a.  $\sqrt{2x+7}$

b.  $\sqrt{3x+4}$

c.  $\sqrt{\frac{1}{-1+x}}$

d.  $\sqrt{1+x^{2}}$

Câu 13: Trang 11 - sgk toán 9 tập 1

Rút gọn các biểu thức sau:

a.  $2\sqrt{a^{2}}-5a ( a<0)$

b.  $\sqrt{25a^{2}}+3a  (a\geq 0)$

c.  $\sqrt{9a^{4}}+3a^{2}$

d.  $5\sqrt{4a^{6}}-3a^{3} (a<0)$

Câu 14: Trang 11 - sgk toán 9 tập 1

Phân tích thành nhân tử:

a.  $x^{2}-3$

b.  $x^{2}-6$

c.  $x^{2}+2\sqrt{3}x+3$

d.  $x^{2}-2\sqrt{5}x+5$

Câu 15: Trang 11 - sgk toán 9 tập 1

Giải các phương trình sau :

a.  $x^{2}-5=0$

b.  $x^{2}-2\sqrt{11}x+11=0$

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn toán 9 bài 2: Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức căn A mũ hai bằng giá trị tuyệt đối của A Trang 8 12 . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn toán 9 tập 1. Phần trình bày do Nguyễn Linh tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận