Danh mục bài soạn

Pages

Tải giáo án HĐTN 4 Chân trời sáng tạo (bản 2) tuần 3

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 Chân trời sáng tạo (bản 2) tuần 3 được phép biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Hoạt động trải nghiệm chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 3:

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Chia sẻ được những kinh nghiệm điều chỉnh cảm xúc của bản thân trong các tình huống khác nhau.
  • Thực hành điều chỉnh cảm xúc trong những tình huống cụ thể.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

  • Năng lực thích ứng với cuộc sống: Dự kiến được thời gian thực hiện nhiệm vụ; nêu được ý nghĩa của hoạt động đối với bản thân và tập thể.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm; chăm chỉ.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
  • Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
  • Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề
  1. Đối với học sinh
  • SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
  • Thẻ màu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ: VUI TRUNG THU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu:

- HS tự tin tham gia các hoạt động “Vui Trung thu”

- Tạo sự hứng khởi để HS vào bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV khích lệ HS tham gia các hoạt động “Vui Trung thu”.

 

- GV phối hợp tổ chức cho HS tham gia chương trình “Tặng bạn quà Trung thu”.

- GV động viên HS tham gia biểu diễn và cổ vũ các tiết mục trong chương trình.

- GV nhắc nhở HS tuân thủ nề nếp khi tham gia hoạt động tập thể.

- GV yêu cầu HS tập trung chú ý và chia sẻ điều em ấn tượng nhất về các hoạt động trong chương trình.

- Sau đó, GV tập trung HS vào lớp của mình để tiếp tục bài học mới.

 

 

 

 

- HS tham gia chuẩn bị theo sự phân công của GV.

 

 

 

 

 

 

 

- HS tham gia các hoạt động.

 

- HS chăm chủ xem các tiết mục biểu diễn.

 

- HS chia sẻ cảm nhận của mình.

 

 

TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: NHỮNG VIỆC LÀM ĐÁNG TỰ HÀO CỦA BẢN THÂN

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp HS khởi động bước vào bài học mới.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu câu hỏi: Con người có những cảm xúc gì?

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, dẫn vào bài học mới: Con người có những cảm xúc cơ bản như buồn rầu, vui vẻ, tức giận, hạnh phúc,… Trong từng hoàn cảnh các em có thể thể hiện cảm xúc sao cho phù hợp. Sau đây các em đến với bài học Chủ đề 1 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Điều chỉnh cảm xúc của bản thân.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chia sẻ kinh nghiệm điều chỉnh cảm xúc của bản thân

a. Mục tiêu: Giúp HS có cơ hội chia sẻ được những kinh nghiệm điều chỉnh cảm xúc của bản thân trong các tình huống khác nhau.

b. Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ một số tình huống mà em đã điều chỉnh cảm xúc

- GV chia sẻ với HS những kinh nghiệm mà mình đã thực hiện để điều chỉnh cảm xúc.

- Ví dụ: Khi có bạn học sinh không làm bài tập về nhà, cô đã rất buồn và tức giận, nhưng sau đó cô đã bình tĩnh lại để lắng nghe lý do tại sao bạn không làm bài tập về nhà và dặn dò bạn phải hoàn thành bài đầy đủ. Từ sau lần đó, bạn học sinh đã luôn làm đầy đủ bài tập và không mắc phải sai lầm đó nữa.

- GV yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm những tình huống mà em đã điều chỉnh cảm xúc.

- GV mời các bạn HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (Nếu có).

- GV quan sát, tổng hợp thông tin từ các nhóm.

Nhiệm vụ 2: Trao đổi về cách mà các bạn đã điều chỉnh cảm xúc trong mỗi tình huống

- GV mời các HS đưa ra những cách khác trong những tình huống mà các bạn đã chia sẻ.

- GV nhận xét và kết luận: Mỗi tình huống sẽ có thể có cách điều chỉnh cảm xúc khác nhau nhưng quan trọng nhất là các em cần bình tĩnh trong mọi việc để có thể xử lý tình huống một cách hợp lý nhất.

Nhiệm vụ 3: Thảo luận một số cách điều chỉnh cảm xúc.

- GV yêu cầu HS rút ra những cách mà các bạn đã điều chỉnh cảm xúc và viết vào bảng thảo luận nhóm.

- GV cùng HS tổng hợp thành bảng chung của lớp về cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân.

- GV khảo sát để biết đâu là cách điều chỉnh cảm xúc được áp dụng nhiều nhất bằng cách đọc tên các cách và cho HS giơ tay.

- GV tổng kết, nhận xét hoạt động: Việc điều chỉnh cảm xúc rất quan trọng trong cuộc sống. Nó sẽ giúp các em tránh được những chuyện đáng tiếc xảy ra.

Hoạt động 2: Điều chỉnh cảm xúc trong các tình huống

a. Mục tiêu: Giúp HS thực hành điều chỉnh cảm xúc trong các tình huống cụ thể.

b. Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Thảo luận phương án điều chỉnh cảm xúc

- GV chia lớp thành các nhóm và cho HS thảo luận các cách có thể điều chỉnh cảm xúc trong hai tình huống ở SGK.

- GV cho HS viết các cách có thể điều chỉnh cảm xúc ra giấy.

- GV mời 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (Nếu có).

- GV nhận xét, góp ý thêm cho các phương án của HS.

+ Tình huống 1: Trước tiên Hoa nên điều chỉnh lại tâm trạng của mình. Em trai tuy đã làm đổ nước vào tranh của Hoa nhưng vì em còn bé và do em không cố ý nên Hoa có thể từ từ khuyên bảo em rằng không được chạy nhảy lung tung để em rút kinh nghiệm.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe câu hỏi.

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ.

 

- HS trả lời.

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS viết vào bảng thảo luận.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lần lượt viết ra giấy.

 

- HS chia sẻ.

 

- HS 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 chân trời, soạn mới giáo HĐTN 4 chân trời công văn mới, soạn giáo án HĐTN 4 chân trời (bản 2) tuần 3
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án HĐTN 4 Chân trời sáng tạo (bản 2) tuần 3 . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận