Danh mục bài soạn

Pages

Tải giáo án HĐTN 4 Chân trời sáng tạo bản 1 tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nhận diện tình huống có nguy cơ bị xâm hại – Tìm hiểu những đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ gây hành động xâm hại

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 Chân trời sáng tạo bản 1 tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nhận diện tình huống có nguy cơ bị xâm hại – Tìm hiểu những đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ gây hành động xâm hại được phép biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Hoạt động trải nghiệm chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nhận diện tình huống có nguy cơ bị xâm hại – Tìm hiểu những đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ gây hành động xâm hại

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú trước khi vào bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Chim cánh cụt” trong vòng 5 phút.

- GV yêu cầu HS đứng thành vòng tròn và phổ biến cách chơi và luật chơi cho HS:

+ Cách chơi: HS đứng thành vòng tròn, hai tay để thẳng theo thân người, bàn tay xòe ra, một HS ở giữa làm chim cánh cụt, hai tay chống vào hông.

+ Luật chơi:

Ÿ Bạn làm “Chim cánh cụt” sẽ di chuyển theo dáng đi của chim cánh cụt và bạn đó chạm vào ai thì người đó sẽ bị biến thành chim cánh cụt.

Ÿ Bạn mới bị biến thành chim cánh cụt sẽ cùng bạn “chim cánh cụt” ban đầu tiếp tục di chuyển trong vòng tròn để chạm vào người khác.

Ÿ Nhiệm vụ của những bạn đứng ở vòng tròn là phải di chuyển theo khu vực quy định để mình không bị bạn “chim cánh cụt” chạm vào người.

- Sau khi kết thúc trò chơi, GV đặt câu hỏi:

+ Trong trò chơi vừa rồi, em có bị ai động chạm hay em có động chạm vào ai không?

+ Nếu có, thì cảm giác của em như thế nào?

+ Theo em, thế nào là động chạm tốt? Thế nào là động chạm xấu?

- GV tổng kết và dẫn dắt vào bài học: Trong cuộc sống, có những tình huống có nguy cơ bị xâm hại nên chúng ta phải phòng tránh. Vậy làm cách nào để nhận diện những tình huống đó, những đối tượng nào có nguy cơ gây hành động xâm hại, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay – Chủ đề 2 – Tuần 5 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nhận diện tình huống có nguy cơ bị xâm hại – Tìm hiểu những đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ gây hành động xâm hại

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận diện tình huống có nguy cơ bị xâm hại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách nhận diện tình huống có nguy cơ bị xâm hại.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc Nhiệm vụ 1 – HĐ1 – SGK tr.16 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.

- GV chia lớp thành các nhóm (4 – 6 HS) và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy trao đổi với các bạn trong nhóm về nguy cơ bị xâm hại và trình bày kết quả thảo luận trên giấy A0.

- GV gọi 3 – 4 nhóm chia sẻ trước lớp, các nhóm khác bổ sung.

- GV chốt lại ý kiến của các nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV tiếp tục mời HS đọc Nhiệm vụ 2 – HĐ1 – SGK tr.16.

- GV cho HS xem video sau: youtu.be/edfDGReh-AI (0:51 – 5:50)

- GV đặt câu hỏi: Trong video trên, hành vi nào của chú hàng xóm được coi là xâm hại trẻ em?

 

 

 

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy kể một tình huống cụ thể có nguy cơ bị xâm hại mà em biết.

- GV gợi ý:

+ Tình huống đó xảy ra vào thời gian nào? ở đâu?

+ Có những ai đang có mặt vào thời điểm đó?

+ Chuyện gì đã xảy ra?

- GV gọi 4 – 5 HS chia sẻ trước lớp.

 

- GV nhấn mạnh lưu ý với HS: Có nhiều hành động bị coi là xâm hại trẻ em như:

Xâm phạm sự riêng tư của trẻ.

Bỏ mặc trẻ không cho ăn uống, tắm giặt.

Cho trẻ xem ấn phẩm đồi trụy.

Sử dụng trẻ như nô lệ.

Chạm vào nơi trẻ không muốn, bắt trẻ sờ vào mình.

Bắt trẻ làm việc quá nhiều khiến trẻ thiếu thời gian vui chơi, học tập.

Đánh trẻ để hả giận.

Không cho trẻ đi học.

Lừa bịp trẻ.

Buôn bán trẻ em,…

 

 

 

 

 

 

- HS tích cực tham gia trò chơi.

 

- HS nghe GV phổ biến cách chơi và luật chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và chuẩn bị vào tiết học mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc hiểu nhiệm vụ.

 

 

- HS trao đổi với các bạn trong nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Những nguy cơ bị xâm hại là:

+ Khi đi học về một mình vào buổi tối.

+ Khi đi một mình nơi vắng vẻ.

+ Khi đi theo bạn bè, người lạ,… mà không báo cho gia đình, người thân.

+ Khi ở nhà một mình.

+ Khi kết bạn với người lạ trên mạng xã hội.

+ Khi tham gia những trang mạng xã hội có nội dung không lành mạnh.

+ Thiếu sự quan tâm, chăm sóc của người thân trong gia đình.

+ Thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi.

+ Thiếu kiến thức, kĩ năng phòng tránh xâm hại.

+ Hạn chế trong nhận thức các hành vi xâm hại.

+ Thiếu hiểu biết về pháp luật.

- HS đọc hiểu nhiệm vụ.

 

- HS xem video.

 

- HS trả lời: Trong video trên, hành vi được coi là xâm hại trẻ em của chú hàng xóm là hành động chạm vào những nơi nhạy cảm của bạn Mai mặc dù bạn Mai đã rất khó chịu.

- HS kể lại những tình huống:

Gợi ý:

Hai bạn A và bạn B đi học về muộn nên bị hai thanh niên đi xe máy áp sát dụ dỗ, buông lời trêu trọc và động chạm vào vùng nhạy cảm của bạn A. Lúc đó, hai bạn thấy có nhiều người đi qua đã hét toáng lên khiến hai thanh niên sợ hãi và bỏ đi.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 chân trời, soạn mới giáo HĐTN 4 chân trời công văn mới, soạn giáo án HĐTN 4 chân trời bản 1 tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nhận diện tình huống có nguy cơ bị xâm hại – Tìm hiểu những đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ gây hành động xâm hại
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án HĐTN 4 Chân trời sáng tạo bản 1 tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nhận diện tình huống có nguy cơ bị xâm hại – Tìm hiểu những đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ gây hành động xâm hại . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận