A. Tổng hợp kiến thức
I. Khái niệm chung
- Cho hàm số $y=x^{a}, a\in R$ gọi là hàm số lũy thừa bậc a.
Cách xác định điều kiện, tập xác định D:
- Với $a>0, a\in Z => D= R$.
- Với $a<0, a\in Z$ => $D$=$R$\{0}
- Với $a\notin Z => D=(0;+\infty )$
II. Đạo hàm hàm số lũy thừa
Tổng quát
- Hàm số $y=x^{a},( a\in R)$ luôn có đạo hàm với mọi $x>0$.
$(x^{a})'=ax^{a-1}$ |
Chú ý: Với bài toán về hàm hợp, ta áp dụng công thức tương tự:
$(u^{a})'=au^{a-1}.u'$ |
Ví dụ minh họa:
Tính đạo hàm của hàm sau: $(x^{2}+2x-5)^{3}$
Áp dụng công thức đạo hàm với hàm hợp: $(u^{a})'=au^{a-1}.u'$ , ta có:
$((x^{2}+2x-5)^{3})'=3.(x^{2}+2x-5)^{2}.(2x+2)$
III. Khảo sát hàm số lũy thừa $y=x^{a}$
Tương tự bài toán khảo sát hàm số đã học ở chương 1, khảo sát hàm số lũy thừa $y=x^{a}$ cũng tuân thủ đầy đủ các bước thực hiện đó.
- Bước 1: Tập xác định ( hay còn gọi là tập khảo sát).
- Bước 2: Xét sự biến thiên( biểu diễn bằng bảng biến thiên hàm số).
- Bước 3: Vẽ đồ thị hàm số đã cho( dựa vào bảng biến thiên vừa vẽ).
Cụ thể:
- Bảng biến thiên:
- Đồ thi:
- Chú ý: Khi khảo sát hàm lũy thừa với số mũ cụ thể, ta phải xét hàm số đó trên toàn bộ tập xác định của nó.
Bình luận