Danh mục bài soạn

Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 9: Đo tốc độ

Giáo án KHTN 7 kết nối tri thức bài 9: Đo tốc độ. được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Khoa học tự nhiên chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 9. ĐO TỐC ĐỘ (3 TIẾT)

 

I. MỤC TIÊU NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT

1. Năng lực

-       Năng lực chung

·      Tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động thí nghiệm và thảo luận trong bài học.

·      Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV, đảm bảo mỗi HS đều có cơ hội tham gia thực hành và trình bày báo cáo trước lớp

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải thích ngắn gọn, chính xác cho những tình huống được nêu trong bài

-       Năng lực riêng

·      Mô tả được sơ lược cách đô tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và cổng quang điện trong dụng cụ thực hành ở nhà trường

·      Mô tả được sơ lược thiết bị bắn tốc độ’’ đơn giản trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông

·      Xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được và khoảng thời gian tương ứng

2. Phẩm chất

- Trung thực, Chăm chỉ, trách nhiệm

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên nói chung và phần vật lí nói riêng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT KHTN 7.

-       Các dụng cụ đo độ dài và đo thời gian có trong phòng thí nghiệm

-       Đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện (hoặc cho HS quan sát video thí nghiệm).

-       Dụng cụ để HS xác định tốc độ của một ô tô đồ chơi qua quãng đường đi được và thời gian tương ứng

-       Máy tính, máy chiếu

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT KHTN 7.

-       Đọc trước bài học trong SGK.

-       Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến dụng cụ đo vận tốc

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Ôn tập lại kiến thức cũ, tạo tâm thế hứng thú cho HS, bước đầu khơi gợi nội dung bài học.

b. Nội dung: GV chiếu hình ảnh về một số dụng cụ có thể được sử dụng để đo độ dài và đo thời gian

c. Sản phẩm học tập: ôn lại kiến thức về tốc độ chuyển động, giúp học sinh thấy được thực chất của việc đo tốc độ là đo độ dài và thời gian.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh về một số dụng cụ có thể được sử dụng để đo độ dài và đo thời gian

Lý thuyết đo độ dài lý 6 Bài 7. Đo thời gian - Hoc24

- GV yêu cầu HS kể tên thêm 1 số dụng cụ đo độ dài và thời gian khác mà em biết.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi 2 – 3 dậy chia sẻ câu trả lời của mình trước lớp:

+ Dụng cụ đo độ dài: thước thẳng, thước dây, thước cuộn

+ Dụng cụ đo thời gian: Đồng hồ hiện số, đồng hồ treo tường, đồng hồ bấm giây

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá và bổ sung ý cho bạn (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV ghi nhận câu trả lời của HS, nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức

- GV dẫn dắt vào bài học: Theo em để xác định tốc độ chuyển động người ta phải đo những đại lượng nào và dùng những dụng cụ nào để đo? Tại sao? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay: Bài 9. Đo tốc độ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây

a. Mục tiêu: Mô tả sơ lược cách đo tốc độ của đồng hồ bấm giây

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thành lập các tổ, nhóm trong thực hiện đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây theo các bước tiến hành trong SGK 

c. Sản phẩm học tập: HS thực hành nhóm sử dụng đồng hồ bấm giây đo tốc độ của một ô tô đồ chơi (không động cơ) chạy trên một mặt dốc.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh kể tên các dụng cụ đo dùng trong hoạt đồng 1 và nêu cách sử dụng các dụng cụ đo độ dài và đo thời gian đã học ở lớp 6

- GV giới thiệu để đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây có 2 cách đo :

 + Cách 1: Chọn quãng đường s trước, đo thời gian t sau

+ Cách 2: Chọn thời gian t trước, đo quãng đường s sau.

- Trong phòng thực hành người ta thường chọn cách 1

- GV chia lớp thành các nhóm 4 – 6 HS, yêu cầu dựa vào SGK nêu các bước cần đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây trong phòng thí nghiệm

- GV phân tích để HS hiểu rõ ý nghĩa của các bước đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây

- Các nhóm thực hành đo tốc độ của một ô tô đồ chơi (không động cơ) chạy trên một mặt dốc

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi trong SGK – tr49: Hãy mô tả cách tiến hành kiểm tra chạy cự li ngắn 60m của các em trong môn Giáo dục thể chất. Cách tiến hành này có gì giống và khác với cách đo tốc độ ở trên?

-  GV mở rộng: dụng cụ dùng để đo tốc độ của các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy,… gọi là tốc kế 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm: Đo tốc độ của một ô tô đồ chơi (không động cơ) chạy trên một mặt dốc

- Các nhóm HS thảo luận câu hỏi nhiệm vụ GV giao  

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm và trả lời các câu hỏi nhiệm vụ GV giao.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung, chỉnh sửa (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

I/ Đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây

1. Dụng cụ đo

Đồng hồ bấm giây: đo thời gian chuyển động t

- Các loại thước: đo độ dài của quãng đường đi được s

2. Cách đo

Để đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây trong phòng thực hành cần thực hiện các bước sau đây:

- Dùng thước đo độ dài của quãng đường s. Xác định vạch xuất phát và vạch đích.

- Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian t từ khi vật bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát cho đến khi tới vạch đích.

- Thông thường thực hiện các phép đo 3 lần để lấy giá trị trung bình.

- Lập bảng ghi kết quả đo, tính trung bình quãng đường và thời gian trong 3 lần đo, sau đó tính tốc độ.

- Dùng công thức   tính tốc độ.

- Nhận xét kết quả đo.

3. Ví dụ

Đo tốc độ của một ô tô đồ chơi (không động cơ) chạy trên một mặt dốc

- Dụng cụ: SGK - 50

- Tiến hành: SGK – 50

* Câu hỏi bài tập (SGK – tr49)

- Cách tiến hành

+ Lập bảng ghi (quãng đường, thời gian)

+ Đo độ dài của quãng đường để xác định vạch xuất phát và vạch đích (cách nhau 60m)

+ Đo thời gian chạy, ghi kết quả vào bảng

- Giống nhau : Thực hiện phép đo độ dài (dùng thước) và thực hiện phép đo thời gian (dùng đồng hồ bấm giây)

- Khác nhau :

+ Khi kiểm tra chạy thì người ta chỉ cần đánh giá yếu tố thời gian (thời gian càng ngắn thì người chạy càng nhanh) chứ không tính cụ thể tốc độ chuyển động

+ Không thể thực hiện phép đo nhiều lần vì sau mỗi lần chạy, sức lực của con người sẽ giảm dần làm cho kết quả không ổn định.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án KHTN 7 kết nối, soạn mới giáo án KHTN 7 kết nối công văn mới, soạn giáo án KHTN 7 kết nối bài 9: Đo tốc độ
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 9: Đo tốc độ . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án KHTN 7 KNTT mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận