Danh mục bài soạn

Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 27: Thực hành: hô hấp ở thực vật

Giáo án KHTN 7 kết nối tri thức bài 27:Thực hành: hô hấp ở thực vật được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Khoa học tự nhiên chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 27. THỰC HÀNH: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: 

Sau bài học, HS sẽ:

-       Tiến hành được thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt.

-       Phát triển được các kĩ năng quan sát, phân tích.

2. Năng lực

-       Năng lực chung: 

·      Tự chủ và tự học:biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

·      Giao tiếp và hợp tác:có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo:biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động khoa học tự nhiên.

-       Năng lực về sinh học: 

·      Năng lực nhận thức:Nhắc lại khái niệm hô hấp tế bào, phương trình hô hấp, mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào; các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hô hấp.

·      Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát các hiện tượng trong thí nghiệm, từ đó nhận biết được quá trình hô hấp trong thực tế.

·      Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ và giải thích những hiện tượng gắn với quá trình hô hấp mà HS quan sát được trong bài thực hành và trong thực tiễn.

·      Thực hành: Quan sát, phân tích, sử dụng thiết bị thực hành.

3. Phẩm chất:

-       Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: 

·      SGK, SGV, Giáo án.

·      Dụng cụ, mẫu vật dùng cho bài thực hành (SGK tr.116)

2. Đối với học sinh: 

·      Sách giáo khoa, SBT

·      Phiếu học tập để làm bài báo cáo.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại những kiến thức về quá trình quang hợp.

b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ, đặt câu hỏi, HS thảo luận, trả lời.

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi về quá trình quang hợp.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi: Em hãy nhắc lại khái niệm quá trình hô hấp tế bào, những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hô hấp và các biện pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi và trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi 2 – 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình:

+ Khái niệm: Hô hấp tế bào là quá trình phân giải các chất hữu cơ tạo thành nước và carbon dioxide, đồng thời giải phóng ra năng lượng.

+ Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hô hấp là: nước, nồng độ oxygen, nồng độ khí carbon dioxide, nhiệt độ.

+ Các biện pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch là: bảo quản khô, bảo quản lạnh, bảo quản trong điều kiện nồng độ khí carbon dioxide cao.

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá và bổ sung ý cho bạn (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV ghi nhận câu trả lời của HS, nhận xét, đánh giá.

- Gv dẫn dắt vào bài học mới: Để hiểu rõ hơn quá trình hô hấp ở thực vật trong thực tế diễn ra như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay – Bài 27. Thực hành: Hô hấp ở thực vật.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm, từ đó kiểm chứng lại phần kiến thức đã học.

b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS thực hành theo các bước trong mục II – SGK tr.116, 117.

c. Sản phẩm học tập:Kết quả thí nghiệm của HS.

d. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (5 – 6 HS) và phân dụng cụ, mẫu vật, hóa chất thí nghiệm cho từng nhóm giống nhau.

- GV yêu cầu mỗi nhóm bầu ra một nhóm trưởng. Nhóm trưởng phải phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm thực hành. Dựa vào bảng phân công công việc có thể đánh giá mức độ đóng góp và hoàn thành công việc của mỗi thành viên.

- GV hướng dẫn HS tiến hành các bước theo tiến trình SGK, quan sát, nhận biết các hiện tượng thí nghiệm.

- GV lưu ý:

+ Ở bước 1: Cần ngâm hạt trong khoảng 2 giờ và ủ để hạt nảy mầm. GV có thể yêu cầu HS chuẩn bị trước ở nhà.

+ Thời gian ngâm hạt trong nước tùy từng loại hạt làm thí nghiệm. Nước ấm ngâm hạt có thể pha theo tỉ lệ 3 nước sôi: 2 nước lạnh.

+ Nếu không có tủ ấm thì có thể ủ hạt trong túi vải hoặc để sát ánh sáng đèn điện.

+ Nếu không có chuông thủy tinh thì có thể lấy cốc thủy tinh hoặc cốc nhựa trong, miệng cốc bằng để khi đậy sẽ kín, không cho khí CO2 từ không khí lọt vào.

- GV yêu cầu HS tiến hành, hiểu và giải thích được từng bước thực hành.

- Sau khi từng nhóm báo cáo kết quả thực hành, các nhóm khác trình bày ý kiến của nhóm mình. GV nhận xét và chốt kiến thức.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 1 – SGK tr.116, 117 và quan sát kết quả thí nghiệm 

- GV trình bày, hướng dẫn HS lần lượt khám phá nội dung bài học.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.

- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung câu trả lời

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá kĩ năng, thái độ của từng HS hoặc từng nhóm sau khi kết thúc bài thực hành.

- GV chuyển sang nội dung mới.

- Bước 1: Chuẩn bị hạt nảy mầm.

+ Chọn những hạt chắc, không bị vỡ, không bị mọt (Hình 27.2a).

+ Ngâm hạt ngập trong cốc nước ấm khoảng 40oC trong 2 giờ (Hình 27.2b).

+ Chuẩn bị đĩa Petri có lót boomg hoặc giấy thấm đã thấm nước. Lấy hạt vừa ngâm rải đều trên lớp giấy thấm hoặc bông, đậy tờ giấy thấm hoặc bông đã thấm nước lên phía trên.

+ Để đĩa hạt trong điều kiện nhiệt độ phòng hoặc trong tủ ấm nhiệt độ khoảng 30oC đến 35oC để hạt nảy mầm (Hình 27.2e).

- Bước 2. Tiến hành thí nghiệm

+ Sử dụng 2 chuông thủy tinh (có dán nhãn chuông A và B).

+ Đặt đĩa có hạt nảy mầm cùng cốc nước vôi trong vào trong chuông A (có dán nhãn cốc A). Đặt cốc nước vôi trong (có dán nhãn cốc B vào trong chuông B và để trong điều kiện ánh sáng phòng thí nghiệm.

- Bước 3. Quan sát hiện tượng, kết quả thí nghiệm.

Sau 1 giờ, mở 2 chuông ra và quan sát hiện tượng trên bề mặt 2 cốc nước vôi trong. Ghi lại kết quả thí nghiệm.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án KHTN 7 kết nối, soạn mới giáo án KHTN 7 kết nối công văn mới, soạn giáo án KHTN 7 kết nối bài 27 Thực hành: hô hấp ở thực vật
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 27: Thực hành: hô hấp ở thực vật . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án KHTN 7 KNTT mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận