Danh mục bài soạn

Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 17: Ảnh của vật qua gương phẳng

Giáo án KHTN 7 kết nối tri thức bài 17: Ảnh của vật qua gương phẳng.được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Khoa học tự nhiên chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 17. ẢNH CỦA VẬT QUA GƯƠNG PHẲNG (4 TIẾT)

I. MỤC TIÊU NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT

1. Năng lực

-       Năng lực chung

·      Tự chủ và tự học:Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để tìm hiểu về ảnh của vật qua gương phẳng

·      Giao tiếp và hợp tác:Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, hợp tác giải quyết các kết quả thu được biết cách vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải thích ngắn gọn, chính xác cho các vấn đề liên quan đến ảnh của vật qua gương phẳng 

-       Năng lực riêng

·      Vẽ được hình biểu diễn và nêu được khái niệm ảnh của vật qua gương phẳng, tính chất ảnh của vật qua gương phẳng

·      Dựng được ảnh của một vật qua gương phẳng

·      Vận dụng được định luật phản xạ trong một số trường hợp đơn giản

2. Phẩm chất

- Trung thực, Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.

- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên nói chung và phần vật lí nói riêng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT KHTN 7.

-       Bộ thí nghiệm HS khảo sát ảnh của vật qua gương phẳng (Hình 17.2 SGK) 

-       Một bộ/ nhóm HS, gồm 1 tấm kính phẳng có giá đặt thẳng đứng, hai ngọn nến nhỏ giống nhau, máng thí nghiệm gắn thước thẳng có độ chia nhỏ nhất đến milimét.

-       Hình vẽ động dựng ảnh cảu vật qua gương phẳng (hình 17.3 ; 17.4 SGK)

-       Máy tính, máy chiếu để trình chiếu các hình vẽ, ảnh, biểu bảng trong bài

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT KHTN 7.

-       Mỗi HS chuẩn bị 1 gương soi nhỏ

-       Đọc trước bài học trong SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS chuẩn bị vào bài học mới

b. Nội dung: Giới thiệu tình huống thực tế liên quan đến tính chất đối xứng của ảnh và vật qua gương phẳng

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho tình huống học tập

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

A white ambulance on the street

Description automatically generated with low confidence- GV trình chiếu ảnh chiếc xe cứu thương với dòng chữ AMBULANCE viết ngược và nêu câu hỏi tình huống:  Tại sao chữ AMBULANCE trên đầu xe cứu thương lại được viết ngược từ phải sang trái?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV ghi nhận câu trả lời của HS ở câu hỏi tình huống, dẫn dắt vào bài mới:

Bài 17. Ảnh của vật qua gương phẳng  

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm ảnh của vật qua gương phẳng và nêu dự đoán về tính chất của ảnh qua gương phẳng

a. Mục tiêu: Phát triển năng lượng tìm tòi khám phá của HS thông qua việc dự đoán về tính chất của ảnh và cách làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm với gương soi nhỏ và nêu dự đoán về các tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng và cách kiểm tra dự đoán.  

c. Sản phẩm học tập: Các dự đoán về tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng ; thí nghiệm kiểm tra dự đoán về tính chất ảnh của gương phẳng.  

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh cầm gương lên soi và nói xem các em nhìn thấy gì trong gương?

à GV đưa ra khái niệm về ảnh của vật qua gương phẳng.

- GV yêu cầu HS tự làm thí nghiệm với gương nhỏ, nêu dự đoán và cách làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán về các tính chất của ảnh tạo bởi gương thông qua việc trả lời các câu hỏi phần câu hỏi và bài tập SGK – tr82

Câu hỏi 1. Có thể thu được ảnh qua gương phẳng trên màn chắn không?

Câu hỏi 2. Khoảng cách từ ảnh tới gương phẳng có khoảng cách từ vật tới gương phẳng không?

Câu hỏi 3. Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động cá nhân làm thí nghiệm dự đoán tính chất ảnh của vật qua gương phẳng và trả lời phần câu hỏi và bài tập SGK – tr82

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên 2 – 3 HS chia sẻ dự đoán của mình với cả lớp

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

I. Ảnh của vật qua gương phẳng

- Khi soi gương ta thấy hình của mình trong gương. Hình của vật nhìn thấy trong gương phẳng được gọi là ảnh của vật qua gương phẳng.

II. Tính chất ảnh của vật qua gương phẳng

1. Dự đoán về tính chất của ảnh qua gương phẳng

* Câu hỏi và bài tập

Trả lời câu hỏi 1.

Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng không thu được trên màn chắn

Trả lời câu hỏi 2.

Khoảng cách từ ảnh tới gương phẳng bằng khoảng cách từ vật tới gương phẳng

Trả lời câu hỏi 3.

Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án KHTN 7 kết nối, soạn mới giáo án KHTN 7 kết nối công văn mới, soạn giáo án KHTN 7 kết nối bài 17: Ảnh của vật qua gương phẳng
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 17: Ảnh của vật qua gương phẳng . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án KHTN 7 KNTT mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận