Danh mục bài soạn

Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học

Giáo án KHTN 7 kết nối tri thức bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học. được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Khoa học tự nhiên chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 6: GIỚI THIỆU VỀ LIÊN KẾT HÓA HỌC

(4 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được mô hình sắp xếp các electron trong vỏ nguyên tử của một số nguyên tố khí hiếm.

- Nêu được sự hình thành liên kết cộng hóa trị theo nguyên tắc dùng chung electron để tạo ra lớp electron ngoài cùng giống nguyên tử nguyên tố khí hiếm. Áp dụng được cho các phân tử đơn giản như H2, Cl2, NH3, H2O, CO2, N2….

- Nêu được sự hình thành liên kết ion theo nguyên tắc cho và nhận electron để tạo ra ion có lớp electron ngoài cùng giống nguyên tử nguyên tố khí hiếm. Áp dụng cho các phân tử đơn giản như NaCl, MgO,..

- Chỉ ra được sự khác nhau về một số tính chất của hợp chất ion và hợp chất cộng hóa trị.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về vỏ nguyên tử của một số nguyên tố khí hiếm; sự hình thành liên kết cộng hóa trị theo nguyên tắc cho và nhận electron để tạo ra lớp vỏ electron của nguyên tố khí hiếm; Tự tìm hiểu sự khác nhau về một số tính chất của chất ion và chất cộng hóa trị.

- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về liên kết hóa học; chất ion và chất cộng hóa trị. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo tốt.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập tốt nhất.

Năng lực khoa học tự nhiên:

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được đặc điểm vỏ nguyên tử của một số nguyên tố khí hiếm; khái niệm về liên kết cộng hóa trị, liên kết ion, electron góp chung, sự cho – nhận electron; chất ion và chất cộng hóa trị.

- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát các phân tử trong tự nhiên (hydrochloric acid, calcium chloride, ethanol,..) thông qua các hình ảnh mô phỏng cấu trúc phân tử.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận biết được một số nguyên tố khí hiếm; loại liên kết có trong các phân tử; chất ion; chất cộng hóa trị và ứng dụng của nó trong đời sống.

3. Phẩm chất

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT.

-       Các hình ảnh như trong SGK và các phiếu học tập.

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT.

-       Đồ dùng học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi của GV theo ý kiến cá nhân.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV dẫn dắt, giới thiệu:

Có rất ít nguyên tử đứng một mình, không “kết hợp” (đó chính là các nguyên tử khí hiếm). Hầu hết các nguyên tử tồn tại ở dạng "kết hợp". Các nguyên tử "giống nhau" (các nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học) kết hợp với nhau tạo nên đơn chất. Các nguyên tử “khác nhau” (các nguyên tử không thuộc cùng một nguyên tố hoá học) kết hợp với nhau tạo nên hợp chất. Các hợp chất có tính chất khác với đơn chất tạo nên chúng. (đã học ở Bài 5).

Ví dụ: đơn chất natri ở thể rắn có phản ứng mãnh liệt với nước, đơn chất chlorine ở thể khí màu vàng lục, nhưng khi hai đơn chất này “kết hợp” với nhau tạo thành hợp chất muối ăn ở thể rắn, tan trong nước và không có màu; các đơn chất oxygen và hydrogen ở thể khí, nhưng khi “kết hợp” với nhau tạo thành hợp chất nước ở thể lỏng. Vậy thứ gì giữ các nguyên tử lại với nhau ở dạng “kết hợp”? Có những dạng “kết hợp” nào giữa các nguyên tử?

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, đưa ra ý kiến

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét kết quả của HS, sau đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Tại sao trong tự nhiên, chỉ có các khí hiếm tồn tại ở dạng đơn nguyên tử bền vững, còn nguyên tử của các nguyên tố khác thường có xu hướng kết hợp với nhau bằng các liên kết hóa học. Các liên kết hóa học được hình thành như thế nào? Chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay – Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT

Hoạt động 1: Cấu trúc electron bền vững của khí hiếm.

a. Mục tiêu: HS biết được mô hình sắp xếp các electron trong vỏ nguyên tử của một số nguyên tố khí hiếm.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS hiểu mô hình sắp xếp các electron trong vỏ nguyên tử của một số nguyên tố khí hiếm và hoàn thành phần Câu hỏi bài tập.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức hoạt động cho HS đọc mục I. Cấu trúc electron bền vững của khí hiểm và trả lời câu hỏi:

"Vì sao khí hiếm lại có cấu trức electron bền vững?"

Từ đó GV đưa ra kết luận:

Ở điệu kiện thường, các khí hiếm tồn tại dưới dạng đơn nguyên tử vền vững, khó bị biến đổi hóa học. (khá trơ về mặt hóa học)

+ Lớp electron ngoài cùng của các nguyên tử khí hiếm chứa 8 electron (trừ He có 2 electron).

 Cấu hình electron đã đạt trạng thái bão hòa Các nguyên tử khí hiếm có thể tồn tại bền vững ở trạng thái đơn nguyên tử (khá trơ về mặt hóa học).

+ Nguyên tử của các nguyên tố khác có xu hướng tham gia liên kết hóa học để đạt lớp ngoài cùng giống khí hiếm.

·      Nhường electron

·      Nhận electron

·      Dùng chung electron.

 Khi đó sẽ tạo ra liên kết cộng hóa trị.

- GV yêu cầu HS thảo luận, chia sẻ nhóm đôi và trả lời câu hỏi trong SGK:

Quan sát hình 6.1, so sánh số electron lớp ngoài cùng của He, Ne và Ar.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát mô hình, đọc SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, lưu ý lại đặc điểm cấu trúc electron bền vững của khí hiếm và yêu cầu HS ghi vở đầy đủ.

I. Cấu trúc electron bền vững của khí hiếm:

- Ở điệu kiện thường, các khí hiếm tồn tại dưới dạng đơn nguyên tử vền vững, khó bị biến đổi hóa học.

- Lớp electron ngoài cùng của khí hiếm thường có 8 electron (trừ trường hợp của He có 2 electron).

- Nguyên tử của các nguyên tố khác có xu hướng tham gia liên kết hóa học để đạt lớp ngoài cùng giống khí hiếm.

+ Nhường electron

+ Nhận electron

+ Dùng chung electron.

?.

Lớp ngoài cùng của Ne, Ar đều được điền đầy có 8 electron. He chỉ có một lớp đã điền đầy 2 electron.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án KHTN 7 kết nối, soạn mới giáo án KHTN 7 kết nối công văn mới, soạn giáo án KHTN 7 kết nối bài 6 Giới thiệu về liên kết hóa học
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án KHTN 7 KNTT mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận