Danh mục bài soạn

Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 8: Tốc độ chuyển động

Giáo án KHTN 7 kết nối tri thức bài 8: Tốc độ chuyển động. được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Khoa học tự nhiên chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 8. TỐC ĐỘ CHUYỂN ĐỘNG (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT

1. Năng lực

-       Năng lực chung

·      Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

·      Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động khoa học tự nhiên.

-       Năng lực riêng

·      Phát biểu được khái niệm tốc độ chuyển động, nhớ được công thức tính và các đơn vị đo tốc độ

·      Đổi được đơn vị tốc độ từ m/s sang km/h và ngược lại

·      Sử dụng được công thức tính tốc độ để giải các bài tập về chuyển động trong đó đã cho giá trị của hai trong ba đại lượng v, s và t

·      Xác định được tốc độ qua việc xác định quãng đường đi được trong khoảng thời gian tương ứng. 

2. Phẩm chất

- Trung thực, Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.

- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên nói chung và phần vật lí nói riêng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT KHTN 7.

-       Các loại tốc kế (nếu có)

-       Máy tính, máy chiếu để trình chiếu các hình vẽ, ảnh, biểu bảng trong bài

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT KHTN 7.

-       Đọc trước bài học trong SGK.

-       Tìm kiếm, đọc trước tài liệu có liên quan đến chuyển động thẳng của một vật

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, bước đầu khơi gợi nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đưa HS tình huống học tập, HS suy nghĩ trả lời.

c. Sản phẩm học tập: đưa ra được câu trả lời cho tình huống học tập

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra tình huống có vấn đề: Có 2 bạn Mai và Lan ở gần nhà nhau, cùng đi xe đạp đến trường. Bạn Lan thường đến trường sớm hơn bạn Mai 

- Sau đó, GV đặt câu hỏi:

Vậy bạn nào đi nhanh hơn?

Làm sao các em biết bạn …. đi nhanh hơn?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi 2 – 3 dậy chia sẻ câu trả lời của mình trước lớp

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá và bổ sung ý cho bạn (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV ghi nhận câu trả lời của HS, nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức

- GV đặt ra tình huống mới và dẫn dắt vào bài học mới: Biết quãng đường đi được mà không biết thời gian để đi hết quãng đường đó thì có so sánh được vận tc không ?  Vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay: Chương III. Tốc độ. Bài 8. Tốc độ chuyển động.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận biết khái niệm tốc độ

a. Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ, nhận biết một phương pháp thường dùng trong Vật lí là phương pháp so sánh các đại lượng thuộc tính, … phụ thuộc vào nhiều thông số.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS hình thành khái niệm vận tốc, từ đó rút ra phương pháp chung dùng để so sánh các đại lượng, thuộc tính phụ thuộc và hai thông số HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

c. Sản phẩm học tập: HS xác định nhiệm vụ chung, nêu được khái niệm về vận tốc và tìm được ví dụ để xác định sự nhanh, chậm của chuyển động bằng hai cách.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh nhắc lại công thức tính vận tốc được học ở lớp 5 : s

- GV hướng dẫn HS hình thành khái niệm về vận tốc.

+ GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi trả lời 2 ví dụ sau :

VD1 : 2 xe cùng khởi hành từ A lúc 7h30, Sau 2h, xe thứ nhất đi được quãng đường dài 70km, xe thứ 2 đi được quãng đường dài 80km. Hỏi xe nào đi nhanh hơn ?

VD2 : Quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng dài 120km. Hai xe cùng xuất phát một lúc từ Hà Nội để đi Hải Phòng. Xe thứ nhất sau 2h thì đến Hải Phòng. Xe thứ 2 đến Hải Phòng chậm hơn xe thứ nhất 1h. Hỏi xe nào đi nhanh hơn ?

+ Sau khi HS trả lời và rút ra kết luận VD1 : xe thứ 2 đi nhanh hơn và VD2 :xe thứ nhất đi nhanh hơn, GV dẫn dắt học sinh tìm ra phương pháp chung dùng để so sánh các đại lượng, thuộc tính vào hai thông số.

àCó 2 cách để xác định sự nhanh, chậm của chuyển động

- GV yêu cầu HS giải câu hỏi (SGK - 45): Tìm ví dụ minh họa cho hai cách xác được sự nhanh, chậm của chuyển động ở trên.

à Thường người ta dùng cách 1, so sánh quãng đường đi được trong cùng một khoảng thời gian (cụ thể là trong một đơn vị thời gian) để xác định sự nhanh, chậm của chuyển động. Nếu quãng đường đi được là s, thời gian đi là t thì quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian là :

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi bài tập (SGK -  46)

Bạn A chạy 120m hết 35s, bạn B chạy 140m hết 40s. Ai chạy nhanh hơn ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi học sinh trả lời miệng/ trình bày bảng trả lời các câu hỏi nhiệm vụ được giao.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

1. Khái niệm vận tốc

Có thể xác định sự nhanh, chậm của chuyển động bằng hai cách:

Cách 1: So sánh quãng đường đi được trong cùng một khoảng thời gian. Chuyển động nào có quãng đường đi được dài hơn, chuyển động đó nhanh hơn.

Cách 2: So sánh thời gian để đi cùng một quãng đường. Chuyển động nào có thời gian đi ngắn hơn, chuyển động đó nhanh hơn.

*Kết luận:

Thương số  đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động được gọi là vận tốc chuyển động, gọi tắt là tốc độ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Bài tập vận dụng

Vận tốc bạn A chạy được trong 1 s là: 120 : 35 = 3.43 m/s

Vận tốc bạn B chạy được trong 1 s là: 140 : 40 = 3.5 m/s

Do 3.43 < 3.5 nên bạn B chạy nhanh hơn

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án KHTN 7 kết nối, soạn mới giáo án KHTN 7 kết nối công văn mới, soạn giáo án KHTN 7 kết nối bài 8: Tốc độ chuyển động
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 8: Tốc độ chuyển động . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án KHTN 7 KNTT mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận