Danh mục bài soạn

Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 11: Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông

Giáo án KHTN 7 kết nối tri thức bài 11: Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông. được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Khoa học tự nhiên chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 11: THẢO LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA TỐC ĐỘ TRONG AN TOÀN GIAO THÔNG (4 TIẾT)

I. MỤC TIÊU NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT

1. Năng lực

-       Năng lực chung

·      Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

·      Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động khoa học tự nhiên.

-       Năng lực riêng

·      Bước đầu biết cách sưu tầm để tham gia thảo luận về một nội dung thực tế có liên quan đến những kiến thức đã học.

·      Thấy được ý nghĩa của tốc độ trong an toàn giao thông.

·      Thấy được đảm bảo an toàn thì người tham gia giao thông vừa phải có ý thức tôn trọng các quy định về an toàn giao thông vừa phải có hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

2. Phẩm chất

-       Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT KHTN 7.

-       Tư liệu liên quan đến ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông ngoài những nội dung đã có SGK.

-       Hình ảnh, video trên các chương trình Việt Nam hôm nay và 5 phút hôm nay của kênh truyền hình VTV1 về một số vụ tai nạn giao thông điển hình gây ra do vi phạm những quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn trong giao thông.

-       Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT KHTN 7.

-       Đọc trước bài học trong SGK.

-       Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Định hướng, giúp cho HS tiếp cận vấn đề của bài học.

b. Nội dung: GV trình chiếu hình ảnh, nêu vấn đề; HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu video và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ có phải chủ yếu là do vi phạm quy định về tốc độ giới hạn không?

https://www.youtube.com/watch?v=DFZ1Zq5Gmg4

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh và thực hiện yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi: Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ chủ yếu là do vi phạm quy định về tốc độ giới hạn.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV bổ sung thêm một số ví dụ :

+ Trên tuyến QL19 mới qua địa bàn tỉnh Bình Định, chỉ khoảng 1 giờ tuần tra kiểm soát trên tuyến đường này, CSGT đã phát hiện hơn chục trường hợp vi phạm về tốc Ưđộ, trong đó có 7 trường hợp vi phạm tốc độ quy định từ trên 20 đến 35 km/giờ, 1 trường hợp vi phạm trên 35 km/giờ.

+ Ghi nhận trên tuyến Quốc lộ 53 đoạn thuộc xã Hòa Lợi, huyện Châu Thành, vào chiều ngày 21/02/2022, qua gần 01 giờ đồng hồ, lực lượng cảnh sát giao thông đã phát hiện 08 trường hợp vi phạm về tốc độ từ 10 - 25km/giờ.

+….

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Theo thống kê của cơ quan chức năng, hầu hết các vụ tai nạn giao thông là do người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, vi phạm về tốc độ là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn giao thông. Bởi việc điều khiển phương tiện lưu thông với tốc độ cao sẽ hạn chế khả năng phân tích, xử lý các tình huống xảy ra trên đường. Để nắm được ý nghĩa của tốc độ trong an toàn giao thông và việc người tham gia giao thông phải có ý thức tôn trọng các quy định về an toàn giao thông, có hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 11: Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh sưu tầm tài liệu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS làm quen dần với việc sưu tầm tư liệu theo một chủ đề xác định theo tổ, nhóm và cá nhân.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thành lập các tổ, nhóm trong việc sưu tầm tài liệu; HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

c. Sản phẩm học tập: HS xác định nhiệm vụ chung, tổ chức việc sưu tầm tài liệu và phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thành lập các tổ, nhóm trong việc sưu tầm tài liệu:

+ Xác định nhiệm vụ chung của các tổ trong việc sưu tầm tư liệu và nhiệm vụ riêng mà mỗi tổ cần tập trung thực hiện trong việc sưu tầm tư liệu.

+ Tổ chức sưu tầm tư liệu ít nhất 2 tuần trước khi tiến hành thảo luận. Theo dõi, động viên, nhắc nhở HS sưu tầm tư liệu đúng hướng.

- GV trình chiếu cho, hướng dẫn HS đọc SGK tr57, 58, tham khảo một số ví dụ về tư liệu cần sưu tầm:

+ Một số biển báo giao thông đường bộ:

 

 

+ Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường bộ được quy định:

+ Quy tắc 3 giây khi đi trên cao tốc:

Khoảng cách an toàn (m) = tốc độ (m/s) x 3 (s).

+ Thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về tình hình tai nạn giao thông từ 2016-2020 :

à Nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông đường bộ chủ yếu xuất phát từ các lỗi vi phạm trật tự an toàn giao thông dẫn đến tai nạn giao thông như đi không đúng làn đường, phần đường quy định, không chấp hành tín hiệu đèn giao thông, chạy quá tốc độ, chuyển hướng không đúng quy định.

- GV cho cả lớp quan sát video về ý thức của người tham gia giao thông và đặt câu hỏi: « Em có nhận xét gì về ý thức của người tham gia giao thông trong video trên?»

https://www.youtube.com/watch?v=WUrUCtsdipk

- GV phân công mỗi tổ chuẩn bị trình bày về 1 trong 5 câu hỏi (SGK tr.59). 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thành lập các tổ, nhóm trong việc sưu tầm tài liệu; HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xác định nhiệm vụ chung, tổ chức việc sưu tầm tài liệu và phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

1. Hướng dẫn học sinh sưu tầm tài liệu

- Nhiệm vụ, yêu cầu chung: Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, video để trình bày và thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

- Sưu tầm tư liệu dựa trên những vấn đề:

+ Quy định về tốc độ giới hạn của các phương tiện giao thông khác nhau nhằm đảm bảo an toàn cho người điều khiển phương tiện giao thông, người tham gia giao thông.

+ Quy định về khoảng cách an toàn tối thiểu giữa các phương tiện giao thông ứng với các tốc độ khác nhau để giúp người điều khiển phương tiện giao thông có đủ thời gian phanh, tránh va chạm gây tai nạn.

+ Tình hình vi phạm về tốc độ gây tai nạn giao thông, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người điều khiển phương tiện giao thông và người tham gia giao thông ở địa phương mình.

Hoạt động 2: Tổ chức để học sinh trình bày và thảo luận

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS làm quen với việc tham gia một cuộc thảo luận mang tính khoa học.

b. Nội dung: GV giới thiệu mục đích của buổi thảo luận và cách tiến hành thảo luận;  Các nhóm lần lượt trình bày các vấn đề đã được chuẩn bị.

c. Sản phẩm học tập: HS thảo luận về các vấn đề trước lớp.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu mục đích của buổi thảo luận: Tham gia thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông, qua đó, các em thấy được 

+ Cần phải tuân thủ các quy định về tốc độ khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn.

+ Người tham gia vừa phải có ý thức thực hiện an toàn giao thông vừa phải có hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

- GV hướng dẫn HS cách tiến hành thảo luận:

+ Tổ được phân công giới thiệu ý kiến trước lớp.

+ Các tổ khác thảo luận, đặt câu hỏi.

+ GV nhận xét.

+ Việc trình bày tranh ảnh, video được tiến hành xen kẽ với việc thảo luận.

- GV nêu 5 vấn đề sẽ được các nhóm thảo luận:

+ Nội dung thảo luận 1: Tại sao phải quy định tốc độ giới hạn đối với các phương tiện giao thông khác nhau, trên những cung đường khác nhau? So sánh tốc độ tối đa của các phương tiện giao thông khác nhau trong bảng và giải thích tại sao có sự khác biệt giữa các tốc độ này (xem hình 11.1).

+ Nội dung thảo luận 2: Giải thích sự khác biệt về tốc độ tối đa khi trời mưa và khi trời không mưa của biển báo tốc độ trên đường cao tốc ở Hình 11.2.

+ Nội dung thảo luận 3: Tại sao người ta phải quy định khoảng cách an toàn ứng với các tốc độ khác nhau giữa các phương tiện giao thông đường bộ (xem Bảng 11.1). Tìm cách chứng tỏ người điều khiển phương tiện giao thông có tốc độ càng lớn thì càng không có đủ thời gian cũng như khoảng cách để tránh va chạm gây tai nạn.

+ Nội dung thảo luận 4: Các biển báo khoảng cách trên đường cao tốc dùng để làm gì?

Dùng quy tắc "3 giây" để ước tính khoảng cách an toàn khi xe chạy với tốc độ 68 km/h.

+ Nội dung thảo luận 5: Để đảm bảo an toàn giao thông thì người tham gia giao thông phải:

·      Có ý thức tôn trọng các quy định về an toàn giao thông

·      Có hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

Hãy thảo luận về tầm quan trọng của hai yếu tố trên.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV giới thiệu mục đích của buổi thảo luận và cách tiến hành thảo luận.

- HS chuẩn bị trình bày các vấn đề.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các tổ trình bày ý kiến trước lớp.

- GV mời các tổ khác thảo luận, đặt câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

2. Tổ chức để học sinh trình bày và thảo luận

- Nội dung thảo luận 1:

+ Phải quy định tốc độ giới hạn đối với các phương tiện giao thông khác nhau, trên những cung đường khác nhau nhằm đảm bảo an toàn cho người điều khiển phương tiện giao thông cũng như người tham gia giao thông.

+ So sánh tốc độ tối đa của các phương tiện giao thông khác nhau trong bảng:

·      Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi (trừ ô tô buýt); ô tô có trọng tải đến 3,5 tấn có tốc độ tối đa là 80 km/h.

·      Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi (trừ ô tô buýt); ô tô có trọng tải trên 3,5 tấn có tốc độ tối đa là 70 km/h.

·      Ô tô buýt; ô tô đầu kéo; ô tô chuyên dụng và xe mô tô có tốc độ tối đa là 60 km/h.

·      Ô tô kéo xe khác; xe gắn máy (< 50 cm3) có tốc độ tối đa là 50 km/h.

à Có sự khác nhau giữa các tốc độ để đảm bảo an toàn cho người điều khiển phương tiện giao thông cũng như người tham gia giao thông.

- Nội dung thảo luận 2:

+ Sự khác biệt về tốc độ tối đa khi trời mưa và khi trời không mưa của biển báo tốc độ trên đường cao tốc ở Hình 11.2:

·      Khi trời không mưa vận tốc tối đa là 120 km/h.

·      Khi trời mưa tốc độ tối đa là 100 km/h.

+ Giải thích:

Khi mưa, đường trơn trượt, sức bám của bánh xe và mặt đường giảm. Nếu xe đi nhanh, cần phanh gấp thì sẽ dễ gây tai nạn.

=> Để đảm bảo an toàn thì tốc độ tối đa sẽ giảm xuống.

- Nội dung thảo luận 3:

+ Phải quy định khoảng cách an toàn ứng với các tốc độ khác nhau giữa các phương tiện giao thông đường bộ để giúp người điều khiển phương tiện giao thông có đủ thời gian phanh, tránh va chạm gây tai nạn.

+ Khi đi với tốc độ càng lớn, thì thời gian phanh để dừng xe hay tránh va chạm sẽ nhanh hơn nên sẽ khó kiểm soát được xe.

- Nội dung thảo luận 4:

+ Các biển báo khoảng cách trên đường cao tốc dùng để quy định khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường bộ.

+ Ta có 68 km/h = 18,89 m/s

à Khoảng cách an toàn khi xe chạy với tốc độ 68 km/h:

18,89 x 3 = 56,67 m.

- Nội dung thảo luận 5:

Để đảm bảo an toàn giao thông thì người tham gia giao thông phải:

+ Có ý thức tôn trọng các quy định về an toàn giao thông

+ Có hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

àThực hiện đồng bộ 2 nội dung trên sẽ góp phần kiềm chế và kéo giảm tai nạn giao thông trong thời gian tới.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án KHTN 7 kết nối, soạn mới giáo án KHTN 7 kết nối công văn mới, soạn giáo án KHTN 7 kết nối bài 11 Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 11: Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án KHTN 7 KNTT mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận