Danh mục bài soạn

Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 35: Thực hành: cảm ứng ở sinh vật

Giáo án KHTN 7 kết nối tri thức bài 35 Thực hành: cảm ứng ở sinh vật được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Khoa học tự nhiên chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 35. THỰC HÀNH: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

I. MỤC TIÊU NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT

1. Năng lực

-       Năng lực chung

·      Tự chủ và tự học:tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát trong thực tế về một số tập tính của sinh vật.

·      Giao tiếp và hợp tác:Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo:Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng học được về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật để giải thích và vận dụng vào thực tiễn.

-       Năng lực riêng

·      Trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng (hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc) ở thực vật.

·      Quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật.

2. Phẩm chất

·      Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiện.

·      Có trách nhiệm, chủ động nhận, thực hiện nhiệm vụ

·      Trung thực, cẩn thận ghi chép, có trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT KHTN 7.

-       Chậu trồng cây cảnh/khay nhựa; đất/cát trồng cây; que tre hoặc gỗ nhỏ; chậu hoặc chai nhựa đã qua sử dụng; nước; hộp carton.

-       Hình ảnh về các ứng dụng về hiện tượng cảm ứng ở cây xanh; video về một số tập tính ở động vật (tập tính kiếm ăn, đánh dấu lãnh thổ, chăm sóc con non, di cư, sống bầy đàn,...)

-       Máy tính, máy chiếu để trình chiếu các hình vẽ, ảnh, biểu bảng trong bài

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT KHTN 7.

-       Đọc trước bài học trong SGK.

-       Hạt đỗ (đậu), hạt bầu, hạt bí hoặc cây non của các loài đó.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế cho HS, bước đầu khơi gợi nội dung bài học.

- HS nêu một số hiện tượng cảm ứng ở thực vật dựa vào quan sát thực tế.

b. Nội dung: GV định hướng cho HS kể tên các hiện tượng cảm ứng ở thực vật và mô tả hiện tượng cảm ứng của thực vật.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả HS nêu và mô tả về hiện tượng cảm ứng ở thực vật dựa vào quan sát thực tế.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nêu một số hiện tượng cảm ứng của thực vật

- GV chiếu hình ảnh về một hiện tượng cảm ứng của thực vật trong thực tế, yêu cầu HS mô tả lại hiện tượng.

Cảm ứng ở thực vật

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ đưa ra câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày câu trả lời:

+ Nêu một số hiện tượng cảm ứng ở thực vật.

·        Phản ứng của cây đối với ánh sáng chiếu từ một phía

·       Phản ứng của rễ cây đối với nguồn nước

·       Phản ứng của thân cây trầu bà với giá thể

+ Mô tả hiện tượng: Cây trong nhà đặt cạnh cửa sổ có xu hướng phát triển vươn ra phía có ánh sáng.

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá và bổ sung ý cho bạn (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV ghi nhận câu trả lời của HS, dẫn dắt vào bài mới Bài 35. Thực hành: Cảm ứng ở sinh vật.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Hướng dẫn HS làm thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của thực vật

a. Mục tiêu: HS thực hiện và thiết kế được thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của thực vật.  

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, thảo luận đề xuất phương án và tiến hành thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của thực vật.  

c. Sản phẩm học tập: HS thực hành thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của thực vật.  

d. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục II.1 trong SGK đưa ra cách thiết kế thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây (HS có thể đưa ra cách thiết kế thí nghiệm chứng minh độc lập với cách tiến hành của SGK)

- GV tổ chức cho các nhóm thực hiện thí nghiệm

- Lưu ý: nếu nhóm nào đưa ra được cách thiết kế thí nghiệm khác SGK thì tổ chức cho nhóm thực hiện đồng thời hai thí nghiệm (tự đưa ra và thí nghiệm trong SGK).

- GV hướng dẫn HS quan sát và ghi lại kết quả vào bảng 35.1 trong phiếu báo cáo thực hành (tiết sau báo cáo)

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, thực hành thí nghiệm theo nhóm

- GV quan sát các nhóm tiến hành, hỗ trợ các nhóm (nếu cần)

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV ngẫu nhiên HS trình bày phương án thí nghiệm và sản phẩm.  

- HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xéthướng dẫn HS theo dõi kết quả và ghi vào bảng 35.1 tiết học sau báo cáo.  

I. Chuẩn bị

II. Cách tiến hành

1. Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây

- Chuẩn bị: 2 chậu đất/ cát giống nhau

- Tiến hành: SGK – tr145

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án KHTN 7 kết nối, soạn mới giáo án KHTN 7 kết nối công văn mới, soạn giáo án KHTN 7 kết nối bài 35: Thực hành: cảm ứng ở sinh vật
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 35: Thực hành: cảm ứng ở sinh vật . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án KHTN 7 KNTT mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận