Danh mục bài soạn

Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật

Giáo án KHTN 7 kết nối tri thức bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Khoa học tự nhiên chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 30. TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT

(4 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: 

Sau bài học, HS sẽ:

-       Dựa vào sơ đồ đơn giản, mô tả được con đường hấp thụ, vận chuyển nước và chất khoáng từ môi trường ngoài vào miền lông hút, vào rễ, lên thân cây và lá cây.

-       Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, phân biệt được sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ từ rễ lên lá cây (dòng đi lên) và từ lá xuống các cơ quan trong mạch rây (dòng đi xuống).

-       Nêu được vai trò thoát hơi nước ở lá và hoạt động đóng, mở khí khổng.

-       Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến sự trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật.

2. Năng lực

-       Năng lực chung: 

·      Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về sự trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật.

·      Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động khoa học tự nhiên.

-       Năng lực về sinh học: 

·      Năng lực nhận thức:Trình bày được các đặc điểm về trao đổi và chất dinh dưỡng ở thực vật.

·      Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát và nêu được sự hấp thụ nước và chất khoáng từ môi trường ngoài vào rễ; sự vận chuyển các chất trong cây; quá trình thoát hơi nước ở lá; một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật.

·      Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:Vận dụng những kiến thức đã học về sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật vào thực tiễn (ví dụ: giải thích việc tưới nước và bón phân hợp lí cho cây),…

3. Phẩm chất:

-       Chăm chỉ, tích cực phát biểu xây dựng bài học.

-       Có ý thức khám phá và tìm hiểu về thế giới tự nhiên.

-       Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên nói chung và sinh học nói riêng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: 

·      SGK, SGV, Giáo án.

·      Máy tính, máy chiếu (nếu có).

·      Tranh ảnh mô tả hệ rễ cây, quá trình hấp thụ và vận chuyển các chất trong cây, sự thoát hơi nước ở lá.

·      Tranh ảnh về các loại đất trồng ở Việt Nam.

2. Đối với học sinh: 

·      Sách giáo khoa, SBT

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Kích thích trí tò mò của HS về sự hoạt động của phần rễ ở dưới mặt đất và cách vận chuyển dòng vật chất trong cây xanh thông qua câu hỏi khởi động.

b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ, đặt câu hỏi, HS thảo luận, trả lời.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về câu hỏi phần Khởi động

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình sau và đặt câu hỏi: Dựa vào vai trò của nước đối với sự sống đã được học ở bài 29, đọc nội dung khởi động trong SGK và trả lời câu hỏi:

+ Nước có vai trò như thế nào đối với sự sống của các loài thực vật?

+ Thực vật hấp thụ nước chủ yếu thông qua bộ phận nào?

+ Nếu ở động vật có hệ mạch phân bố khắp cơ thể cùng với hoạt động của tim giúp vận chuyển dịch tuần hoàn phân bố khắp cơ thể, thì ở thực vật, các chất trong cơ thể sẽ được vận chuyển bằng cách nào?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi và trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi 2 – 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời theo ý hiểu của mình.

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá và bổ sung ý cho bạn (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV ghi nhận câu trả lời của HS, nhận xét, đánh giá.

- Gv dẫn dắt vào bài học mới: Tuy rằng, thực vật không có tim để bơm máu đi nuôi cơ thể như ở hầu hết các động vật, nhưng chúng có hệ mạch giúp vận chuyển các chất trong cơ thể. Để tìm hiểu vai trò của nước đối với thực vật và các chất cần thiết được vận chuyển như thế nào ở thực vật, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay – Bài 30. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu sự hấp thụ nước và chất khoáng từ môi trường ngoài vào rễ

a. Mục tiêu: HS thông qua quan sát hình ảnh về sự hấp thụ nước và chất khoáng, tìm hiểu sự hấp thụ nước và chất khoáng từ môi trường ngoài vào rễ.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I – SGK tr.127, Hình 30.1 và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập:Câu trả lời của HS về sự hấp thụ nước và chất khoáng từ môi trường ngoài vào rễ.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I, quan sát Hình 30.1 và trả lời câu hỏi: Em hãy mô tả con đường nước và chất khoáng từ đất đi vào mạch gỗ của cây.

Diagram

Description automatically generated

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục I – SGK tr.127 và trả lời câu hỏi. 

- GV trình bày, hướng dẫn HS lần lượt khám phá nội dung bài học.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS đứng dậy trình bày câu trả lời.

- HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung câu trả lời

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Sự hấp thụ nước và chất khoáng từ môi trường ngoài vào rễ

- Ở đa số thực vật, sự hấp thụ nước và chất khoáng của cây diễn ra ở các tế bào lông hút.

- Nước và muối khoáng được hấp thụ nhờ tế bào lông hút của rễ (là tế bào biểu bì của rễ biến dạng), sau đó, nước được vận chuyển qua vỏ rễ rồi đi vào mạch gỗ và tiếp tục vận chuyển lên các bộ phận khác của cây.

- Sơ đồ đường đi của nước vào mạch gỗ của cây: Nước + Chất khoáng hòa tan → Lông hút → Vỏ rễ → Mạch gỗ.

- Sự phát triển của bộ rễ có ảnh hưởng lớn tới quá trình hấp thụ nước và chất kh

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án KHTN 7 kết nối, soạn mới giáo án KHTN 7 kết nối công văn mới, soạn giáo án KHTN 7 kết nối bài 30 Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án KHTN 7 KNTT mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận