Danh mục bài soạn

Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 19: Từ trường

Giáo án KHTN 7 kết nối tri thức bài 19: Từ trường được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Khoa học tự nhiên chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 19. TỪ TRƯỜNG (4 TIẾT)

I. MỤC TIÊU NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT

1. Năng lực

-       Năng lực chung

·      Tự chủ và tự học:Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để tìm hiểu về từ trường, từ phổ, đường sức từ, từ trường của Trái Đất, la bàn

·      Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải thích ngắn gọn, chính xác cho các vấn đề liên quan đến bài học  

-       Năng lực riêng

·      Nêu được vùng không gian bao quanh một nam châm (hoặc dây dẫn mang dòng điện), mà vật liệu có tính chất từ đặt trong nó chịu tác dụng lực từ, được gọi là từ trường.

·      Nêu được khái niệm từ phổ và tạo được từ phổ bằng mạt sắt và nam châm.

·      Nêu được khái niệm đường sức từ và vẽ được đường sức từ quanh một nam châm.

·      Dựa vào ảnh hoặc hình vẽ khẳng định được Trái Đất có từ trường.

·      Nêu được cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.

·      Sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí.

2. Phẩm chất

-  Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện tất cả các nhiệm vụ.

- Trung thực, cẩn thận khi thực hiện nhiệm vụ theo đúng yêu cầu của GV.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT KHTN 7.

-       Bộ thí nghiệm thực hành cho nhóm HS gồm :

+ Thanh nam châm thẳng

+ Tấm bìa các – tông hoặc mi – ca

+ Hộp mạt sắt

+ Kim nam châm

+ Tờ giấy A0, bút chì

-       Phiếu học tập

-       Máy tính, máy chiếu để trình chiếu các hình vẽ, ảnh, biểu bảng trong bài

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT KHTN 7.

-       Đọc trước bài học trong SGK.

-       Tìm kiếm, đọc trước tài liệu có liên quan đến từ trường, từ phổ, đường sức từ, từ trường của Trái Đất, la bàn.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho HS, bước đầu khơi gợi nội dung bài học 

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS về nội dung bài học

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các câu hỏi gợi mở GV đặt ra

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt một kim nam châm tự do lên bàn, Hỏi:

+ Kim nam châm nằm theo hướng nào? (hướng bắc – nam)

+ Đẩy kim lệch khỏi vị trí cân bằng, có hiện tượng gì xảy ra? (kim dao động rồi trở lại vị trí ban đầu)

+ Đặt kim nam châm ở vị trí khác để xem kim nằm theo hướng nào? (vẫn hướng bắc – nam )

- GV đặt câu hỏi: Tại sao kim nam châm tự do luôn nào theo hướng bắc – nam

 GV nêu tiếp câu hỏi như trong SGK: Đặt kim nam châm tự do, xa nam châm hoặc vật liệu có tính chất từ khác, kim nam châm luôn nằm cân bằng theo hướng Bắc – Nam. Vì sao? Đặt kim nam châm tại các vị trí khác nhau xung quanh một nam châm thẳng như hình dới, kim nam châm nằm theo cá hơngs khác nhau. Vì sao?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV ghi nhận câu trả lời của HS, dẫn dắt vào bài mới: Để kiếm chứng tính đúng dắn của các ý kiễn, chúng ta hãy cũng nhau tìm hiểu trong Bài 19. Từ trường

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm từ trường

a. Mục tiêu: HS biết được khái niệm về từ trường

b. Nội dung: GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I và trả lời các câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời về sự tồn tại của từ trường

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I. Từ trường và trả lời các câu hỏi

+ Từ trường là gì? Tính chất đặc trưng của từ trường là gì?

+ Có thể phát hiện sự tồn tại của từ trường bằng cách nào?

- GV giới thiệu về thí nghiệm Osterd: Năm 1820, nhà bác học người Áo Ơ – xtet (Osterd) đã làm một thí nghiệm chứng tỏ xung quanh dòng điện có từ trường.

Diagram

Description automatically generated

Bố trí thí nghiệm như hình 19.1 sao cho lúc công tắc K mở, dây dẫn AB song song với kim nam châm đang đứng yên. Khi đóng mạch điện, kim nam châm lệch khỏi vị trí ban đầu, chứng tỏ nam châm đã chịu tác dụng của lực từ, vùng không gian bao quanh dây dẫn mang dòng điện có từ trường.

https://www.youtube.com/watch?v=S4Vw67rinEI

( Thí nghiệm Osterd: từ 0:00 đến 2:20)

- GV chốt lại kiến thức về từ trường và yêu cầu HS trả lời phần câu hỏi và bài tập mục 1 SGK – tr91: Có thể phát hiện sự tồn tại của từ trường bằng cách nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động cá nhân nghiên cứu mục I SGK

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi 2 – 3 HS trả lời câu hỏi nhiệm vụ được giao trong mục I

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

I. Từ trường

Khoảng không gian bao quanh một nam châm có từ trường

- Tính chất đặc trưng của từ trường là có lực từ (hút các vật có từ tính)

- Dùng kim nam châm có thể phát hiện sự tồn tại của từ trường

* Câu hỏi và bài tập

- Có thể phát hiện sự tồn tại của từ trường bằng cách đưa các vật bằng sắt, thép hoặc kim nam châm lại gần.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án KHTN 7 kết nối, soạn mới giáo án KHTN 7 kết nối công văn mới, soạn giáo án KHTN 7 kết nối bài 19: Từ trường
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 19: Từ trường . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án KHTN 7 KNTT mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận