Danh mục bài soạn

Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Giáo án KHTN 7 kết nối tri thức bài 16: Sự phản xạ ánh sáng.được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Khoa học tự nhiên chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 16. SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG (3 TIẾT)

I. MỤC TIÊU NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT

1. Năng lực

-       Năng lực chung

·      Tự chủ và tự học:Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, tiến hành và quan sát thí nghiệm nghiên cứu đường đi của tia sáng

·      Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, hợp tác giải quyết các kết quả thu được để biết được đặc điểm sự phản xạ ánh sáng trên gương phẳng.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải thích ngắn gọn, chính xác cho các vấn đề liên quan đến sự phản xạ ánh sáng.

-       Năng lực riêng

·      Vẽ được hình biểu diễn và nêu được các khái niệm : tia sáng tới, tia sáng phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ, mặt phẳng tới.

·      Thực hiện được thí nghiệm rút ra định luật và phát biểu được nội dung của định luật phản xạ ánh sáng.

·      Phân biệt được phản xạ và phản xạ khuếch tán.

2. Phẩm chất

- Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm

- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.

- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT KHTN 7.

-       Bộ thí nghiệm HS khảo sát định luật phản xạ ánh sáng : một bộ/ nhóm HS hoặc 1 bộ thí nghiệm để GV biểu diễn

-       Hình vẽ động mô tả hiện tượng phản xạ ánh sáng Hình 16.2 SGK

-       Phiếu học tập, giấy A0, bút dạ

-       Máy tính, máy chiếu để trình chiếu các hình vẽ, ảnh, biểu bảng trong bài

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT KHTN 7.

-       Thước kẻ, thước đo góc

-       Đọc trước bài học trong SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo sự tò mò cho tiết học

b. Nội dung: GV đưa câu hỏi khởi động, dùng kĩ thuật động não để HS đưa ra các dự đoán cho câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: Dự đoán của HS về cách làm cho ánh sáng phát ra từ đèn chiếu tới gương, phản chiếu vào điểm S trên bảng. 

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 
 A picture containing text, doll, toy

Description automatically generated


- GV tổ chức tình huống học tập cho HS: Theo em trong hình dưới, có những cách nào để làm cho ánh sáng phát ra từ đèn chiếu tới gương, phả chiếu vào điểm S trên bảng?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 1 vài HS thực hiện trò chơi (như gợi ý trong hình khởi động SGK)

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời, GV dùng kĩ thuật động não, ghi vào góc bảng câu trả lời của HS

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV ghi nhận câu trả lời của HS ở câu hỏi tình huống, khẳng định: vấn đề này sẽ được giải đáp trong bài học về sự phản xạ ánh sáng. GV giới thiệu bài mới: Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu các khái niệm về hiện tượng phản xạ ánh sáng  

a. Mục tiêu: Vẽ được hình biểu diễn và nêu được các khái niệm : tia sáng tới, tia sáng phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ, mặt phẳng tới.

b. Nội dung: GV giới thiệu ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng bằng việc thực hiện thí nghiệm như hình 16.2 SGK – tr78

c. Sản phẩm học tập: khái niệm về hiện tượng phản xạ ánh sáng và hình vẽ biểu diễn hiện tượng phản xạ ánh sáng

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu video về hiện tượng phản xạ ánh sáng

 https://www.youtube.com/watch?v=vtSG7Pn8UU ( từ 0:00 đến 1:33)

- GV yêu cầu HS quan sát video và nêu hiện tượng xảy ra khi chiếu 1 ánh sáng và bề mặt của 1 gương phẳng

- GV giới thiệu về hiện tượng phản xạ ánh sáng

- GV yêu cầu HS trả lời phần câu hỏi và bài tập trong SGK – 78: Tìm thêm ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng.

- GV vẽ hình và giới thiệu nội dung quy ước của hiện tượng phản xạ ánh sáng, yêu cầu HS quan sát, và vẽ hình vào vở.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe trình bày của GV, vẽ hình, nêu các ví dụ về phản xạ ánh sáng.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS nêu ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng và nhắc lại được các quy ước được nêu ra trong phần vẽ hình biểu diễn hiện tượng phản xạ ánh

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

I. Hiện tượng phản xạ ánh sáng

- Khi chiếu một chùm sáng vào gương phẳng thì chùm sáng bị hắt trở lại theo hướng khác. Hiện tượng đó gọi là phản xạ ánh sáng.

* Câu hỏi và bài tập

Ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng:

·       Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào gương rồi phản xạ ánh sáng tới mắt ta

·       Đèn laze chiếu vào giấy trắng

·       Ánh sáng màu chiếu vào lá thì ta nhìn có màu xanh

·       Ánh sáng của đèn pin chiếu vào 1 vật và vật đó hắt lại ánh sáng tới mắt ta

- Trong hiện tượng phản xạ ánh sáng, người ta quy ước:

Line chart

Description automatically generated with medium confidence

+ G: gương phẳng(mặt phản xạ)

+ Tia sáng tới (SI): tia sáng chiếu vào gương

+ Tia sáng phản xạ (IR): tia sáng bị gương hắt trở lại

+ Điểm tới (I): giao điểm của tia sáng tới và gương

+ Pháp tuyến (IN)t tại I: đường thẳng vuông góc với gương tại I

+ Mặt phẳng tới: mặt phẳng chứa tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới

+ Góc tới (): góc tạo bởi tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới

+ Góc phản xạ (): góc tại bởi tia sáng phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án KHTN 7 kết nối, soạn mới giáo án KHTN 7 kết nối công văn mới, soạn giáo án KHTN 7 kết nối bài 16: Sự phản xạ ánh sáng
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 16: Sự phản xạ ánh sáng . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án KHTN 7 KNTT mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận