Danh mục bài soạn

Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 21: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

Giáo án KHTN 7 kết nối tri thức bài 21: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Khoa học tự nhiên chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

CHƯƠNG VII. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

BÀI 21. KHÁI QUÁT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: 

Sau bài học, HS sẽ:

-       Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

-       Nêu được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.

2. Năng lực

-       Năng lực chung: 

·      Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

·      Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận về khái niệm và vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu về khái niệm và vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

-       Năng lực về sinh học: 

·      Năng lực nhận thức:Nhận biết và nêu được khái niệm, vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

·      Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát và nêu được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối vói sự sinh trưởng, phát triển ở cây khoai tây và gà. Lấy thêm ví dụ về vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

·      Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ và giải thích được khi làm việc hay vận động mạnh trong thời gian dài thì cơ thể thường nóng lên và ra mồ hôi,…

3. Phẩm chất:

-       Chăm chỉ, tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân

-       Có ý thức khám phá và tìm hiểu về thế giới tự nhiên.

-       Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên nói chung và sinh học nói riêng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: 

-       SGK, SGV, Giáo án.

-       Tranh ảnh minh họa các nội dung trong bài.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh: 

-       Sách giáo khoa, SBT

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Khơi gợi sự tò mò của HS về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong chính cơ thể của mình và những sinh vật khác.

b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ, đặt câu hỏi, HS thảo luận, trả lời.

c. Sản phẩm học tập: HS giải thích được về hiện tượng khi chạy, cơ thể cảm giác nóng lên, mồ hôi ra nhiều,…

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi: Tại sao khi chạy, cơ thể người thường nóng lên, mồ hôi ra nhiều, nhịp thở và nhịp tim tăng lên, có biểu hiện khát nước hơn so với lúc chưa chạy?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, thảo luận đưa ra ý kiến.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi 2 – 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình:

Khi chạy, cơ thể sẽ cần nhiều năng lượng để vận hành cơ thể, quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra mạnh mẽ  khiến người nóng lên, mồ hôi ra nhiều, nhịp thở và nhịp tim tăng lên.

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá và bổ sung ý cho bạn (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV ghi nhận câu trả lời của HS, nhận xét, đánh giá.

- Gv dẫn dắt vào bài học mới: Để tìm hiểu xem trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là gì, vai trò của nó ra sao đối với sự phát triển của các sinh vật, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay – Bài 21. Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin và từ đó khái quát khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật.

c. Sản phẩm học tập:Câu trả lời của HS về khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

d. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 và cho biết: Em hãy nêu khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

- GV yêu cầu HS dự đoán: Nếu con người không có sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng thì điều gì sẽ xảy ra?

- GV kết luận để HS ghi bài.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 1 – SGK tr.99 và trả lời câu hỏi. 

- GV trình bày, hướng dẫn HS lần lượt khám phá nội dung bài học.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS đứng dậy trình bày câu trả lời (mỗi HS trả lời 1 câu hỏi).

- HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung câu trả lời

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

- Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các chất thải.

- Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Ví dụ: từ quang năng thành hóa năng, từ hóa năng thành cơ năng, nhiệt năng,…

- Nếu không có quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng thì sẽ không có chất hữu cơ kiến tạo nên cơ thể và tạo năng lượng cho cơ t

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án KHTN 7 kết nối, soạn mới giáo án KHTN 7 kết nối công văn mới, soạn giáo án KHTN 7 kết nối bài 21 Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 21: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án KHTN 7 KNTT mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận