Danh mục bài soạn

Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 33:Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật

Giáo án KHTN 7 kết nối tri thức bài 33:Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Khoa học tự nhiên chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

CHƯƠNG VIII. CẢM ỨNG Ở SINH VẬT  

BÀI 33. CẢM ỨNG Ở SINH VẬT VÀ TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

I. MỤC TIÊU NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT

1. Năng lực

-       Năng lực chung

·      Tự chủ và tự học:Tự xác định được mục tiêu học tập các nội dung về cảm ứng ở sinh vật, tập tính ở động vật; chủ động tìm kiếm nguồn tài liệu liên quan; tích cực tìm hiểu về các hiện tượng cảm ứng của sinh vật và tập tính ở động vật trong tự nhiên và trong đời sống.

·      Giao tiếp và hợp tác:Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt dưới dạng viết và nói về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật; Lắng nghe, phản hồi và tranh biện về nội dung được giao khi hoạt động nhóm và trong tập thể lớp.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo:Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng học được về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật để giải thích và vận dụng vào thực tiễn.

-       Năng lực riêng

·      Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật. Lấy được ví dụ về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật ( ở thực vật và động vật)

·      Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật. Lấy được ví dụ minh họa.

·      Nêu được vai trò của cảm ứng đối với sinh vật và tập tính đối với động vật. 

2. Phẩm chất

·      Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.

·      Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ.

·      Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm quan sát tính cảm ứng ở sinh vật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT KHTN 7.

-       Hình ảnh liên quan đến các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật.

-       Video về cảm ứng ở sinh vật

-       Máy tính, máy chiếu để trình chiếu các hình vẽ, ảnh, biểu bảng trong bài

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT KHTN 7.

-       Đọc trước bài học trong SGK.

-       Tìm kiếm, đọc trước tài liệu có liên quan đến cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS, bước đầu khơi gợi nội dung bài học.

- Nhận biết các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật thông qua quan sát tranh ảnh/video

b. Nội dung: GV chiếu video về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật, HS quan sát trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: nhận biết được hiện tưởng cảm ứng ở sinh vật

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh/ video về hiện tượng xảy ra khi chạm tay vào lá cây trinh nữ (cây xấu hổ), hướng mọc của thân cây ở nơi chỉ được chiếu sáng từ một phía cho HS quan sát

Video cây xấu hổ

Video hướng mọc của thân cây (0:00 – 0:56)

- GV đặt câu hỏi: Các hiện tượng đó gọi là gì và có vai trò gì đối với sinh vật?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh/ video, tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi 2 – 3 dậy chia sẻ câu trả lời của mình trước lớp

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá và bổ sung ý cho bạn (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV ghi nhận câu trả lời của HS, dẫn dắt vào bài mới Chương VIII. Cảm ứng ở sinh vật. Bài 33. Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu cảm ứng và vai trò của cảm ứng ở sinh vật.

a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm và vai trò của cảm ứng dựa vào tranh ảnh và các ví dụ thực tế.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS đọc thông tin kết hợp quan sát hình trong mục I.1 để phát biểu khái niệm cảm ứng và hoàn thành câu hỏi trong SGK. 

c. Sản phẩm học tập: HS nêu được khái niệm, vai trò của cảm ứng ; nội dung thảo luận câu hỏi mục I

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình 33.1, yêu cầu HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi 1, 2

Quan sát Hình 33.1 và hoàn thành theo mẫu Bảng 33.1.

Hình

Kích thích

Phản ứng

a

Ánh sáng

Ngọn cây hướng về phía có ánh sáng

b

?

?

c

?

?

d

?

?

e

?

?

+ Nêu thêm một số ví dụ về hiện tượng cảm ứng ở thực vật và động vật. Chỉ rõ tác nhân kích thích và phản ứng của sinh vật.

- Từ những ví dụ về  cảm ứng, GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi trong SGK – tr139:  Nếu các sinh vật không có phản ứng đối với các kích thích đến từ môi trường (ví dụ: cây ở Hình 33.1a không có phản ứng hướng về phía có ánh sáng) thì điều gì sẽ xảy ra.

àNếu không có phản ứng đối với các kích thích thì sinh vật sẽ không thể tồn tại được. Hình 33.1a, nếu cây không có phản ứng hướng về phía có ánh sáng thì cây sẽ không đủ ánh sáng để quang hợp, dần dần sẽ gây chết cây.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về vai trò của cảm ứng đối với sinh vật.

- GV yêu cầu HS nêu vai trò của từng hiện tượng cảm ứng trong Hình 33.1

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS hoạt động nhóm, quan sát hình ảnh và đọc thông tin trong SGK, thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi học sinh trả lời miệng/ trình bày bảng trả lời các câu hỏi nhiệm vụ được giao.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

I. Cảm ứng và vai trò của cảm ứng ở sinh vật

1. Cảm ứng ở sinh vật là gì ?

Câu hỏi thảo luận

C1.

Hình

Kích thích

Phản ứng

a

Ánh sáng

Ngọn cây hướng về phía có ánh sáng

b

Nước

- Rễ cây hướng về phía nguồn nước

c

Nhiệt độ

- Khi trời lạnh, da tím tái, lỗ chân lông thu lại (sởn gai ốc), mặc thêm áo ấm.

- Khi trời nóng, cơ thể thoát nhiều mồ hôi, mặc quần áo mỏng.

d

Tiếng kêu gà mẹ

- Gà con sẽ chạy đến chỗ mẹ khi nghe thấy tiếng kêu của gà mẹ.

e

Giá thể

- Cây trầu bà bám vào giá thể để vươn lên cao.

C2. Một số ví dụ về hiện tượng cảm ứng ở thực vật và động vật:

·       Con người nổi da gà khi tròi lạnh

·       Gà chạy đến khi nghe người gọi cho ăn

·       Chó sủa khi gặp người lạ

·       Cây hoa quỳnh nở vào ban đêm

2. Vai trò của cảm ứng ở sinh vật

Cảm ứng giúp sinh vật thích ứng với những thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án KHTN 7 kết nối, soạn mới giáo án KHTN 7 kết nối công văn mới, soạn giáo án KHTN 7 kết nối bài 33:Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 33:Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án KHTN 7 KNTT mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận