Danh mục bài soạn

Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên

Giáo án KHTN 7 kết nối tri thức bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên. được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Khoa học tự nhiên chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 1. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP

MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN  (5 TIẾT)

I. MỤC TIÊU NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT

1. Năng lực

-       Năng lực chung

·      Tự chủ và tự học:Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ thuật học tập môn Khoa học tự nhiên.

·      Giao tiếp và hợp tác:Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cẩu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo:Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

-       Năng lực riêng

·      Trình bày và vận dụng được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên: 

+ Phương pháp tìm hiểu tự nhiên; 

+ Thực hiện được các kĩ năng tiến trình: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo. 

·      Sử dụng được một số dụng cụ đo trong môn Khoa học tự nhiên 7. 

·      Làm được báo cáo, thuyết trình.

2. Phẩm chất

- Trung thực, Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.

- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT KHTN 7.

-       Các dụng cụ đo lường cơ bản đã học ở lớp 6

-       Cổng quang điện, đồng hồ điện tử hiện số và các phụ kiện kèm theo

-       Giá đỡ thí nghiệm

-       Máy chiếu và màn hình chiếu để chiếu các hình vẽ trong bài.

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT KHTN 7.

-       Đọc trước bài học trong SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐẦU ( MỞ ĐẦU)

a, Mục tiêu:Khơi gợi kiến thức cũ, tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài mới.

b, Nội dung:GV nêu vấn đề, HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

c, Sản phẩm:đáp án của HS về phương pháp, kĩ năng để học tốt môn Khoa học tự nhiên.

d, Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV nêu vấn đề:

Các sự vật hiện tượng trong thế giới tự nhiên rất đa dạng và phong phú khiến ta phải đặt ra những câu hỏi tại sao, vì sao. Chẳng hạn, tại sao lá cây xấu hổ tự khép lại khi có vật chạm vào? vì sao vào những ngày trời âm u sắp mưa thì chuồn chuồn bay thấp? hay nguyên nhân nào khiến ta có thể quan sát được cầu vồng?... Học tập môn Khoa học tự nhiên giúp ta giải thích được các hiện tượng tự nhiên đó thông qua việc hình thành và phát triển các năng lực khoa học tự nhiên: nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu thế giới tự nhiên và vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào trong cuộc sống. Vậy, để học tốt môn Khoa học tự nhiên các em cần sử dụng những phương pháp và kĩ năng nào?

Phải biết đỏ mặt – Thời Báo NewspaperChuồn chuồn một thuở nghiêng chao_ GIF by Cindy Bustillos | Gfycat

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát và chú ý lắng nghe yêu cầu và đưa ra đáp án.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận xét:

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài: Để biết chính xác, tìm hiểu thế giới tự nhiên, cần vận dụng phương pháp nào, thực hiện các kĩ năng gì nào? Chúng ta cùng đi tìm hiểu Bài 1. Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS phương pháp tìm hiểu tự nhiên

a) Mục tiêu: Hướng dẫn HS tập làm nhà khoa học, khám phá tự nhiên theo phương pháp tìm hiểu tự nhiên

b) Nội dung: GV giới thiệu phương pháp tìm hiểu tự nhiên, phân tích vai trò mỗi bước trong quy trình, HS thảo luận trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm: Các bước tìm hiểu khoa học tự nhiên, đáp án câu hỏi mục I trong SGK – tr8

d) Tổ chức thực hiện:   

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận cho biết thế nào là phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

- GV giới thiệu HS sơ đồ phương pháp tìm hiểu tự nhiên

GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc ví dụ trong SGK và phân tích vai trò của mỗi bước trong quy trình.

- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi trong SGK theo phiếu học tập số 1.

Sắp xếp nội dung các thông tin khi nghiên cứu sự hòa tan của một chất rắn theo các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên và hoàn thành bảng sau:

 

Tên các bước

Nội dung

Bước 1

 

 

…..

 

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc.

- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên

- Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học

- Phương pháp tìm hiểu tự nhiên gồm 5 bước:

·      Đề xuất vấn đề cùng tìm hiểu

·      Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề

·      Lập kế hoạch kiểm tra dự án

·      Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự án

·      Viết báo cáo, thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu.

Câu hỏi và thảo luận

 

Tên các bước

Nội dung

B1

Đề xuất vấn đề.

Tìm hiểu khả năng hòa tan của muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột) trong nước.

B2

Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề.

Dự đoán trong số các chất muối ăn, đường, đá vôi, đá vôi (dạng bột), chất nào tan, chất nào không tan trong nước?

B3

Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán.

Đề xuất thí nghiệm để kiểm tra dự đoán (chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và các bước thí nghiệm).

B4

Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán.

Thực hiện các bước thí nghiệm: rót vào cùng một thể tích nước (khoảng 5 mL) vào ba ống nghiệm. Thêm vào mỗi ống nghiệm khoảng 1 gam mỗi chất rắn và lắc đều khoảng 1 – 2 phút. Quan sát và ghi lại kết quả thí nghiệm. So sánh và rút ra kết luận.

B5

Báo cáo kết quả và thảo luận về kết quả thí nghiệm.

Viết báo cáo và trình bày quá trình thực nghiệm, thảo luận kết quả thí nghiệm.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án KHTN 7 kết nối, soạn mới giáo án KHTN 7 kết nối công văn mới, soạn giáo án KHTN 7 kết nối bài 1 Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án KHTN 7 KNTT mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận