Danh mục bài soạn

Pages

Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 CTST CĐ3 bài 1: Luyện từ và câu - Luyện tập về tính từ

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 3 bài 1: Luyện từ và câu - Luyện tập về tính từcủa bộ sách Tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ: NHỮNG NGƯỜI TÀI TRÍ

BÀI 1: YẾT KIÊU

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TÍNH TỪ

(20 CÂU) 

A. TRẮC NGHIỆM 

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU) 

Câu 1: Tính từ là gì? 

  1. Là những từ chỉ sự vật: con người, sự vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm. 
  2. Là từ miêu tả đặc điểm (hình dáng, màu sắc, âm thanh, hương vị,…) hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,…
  3. Là những từ chỉ hành động của con người, sự vật.
  4. Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của con người.

 

Câu 2: Những từ thơm, ngọt, cay, đắng, chát, mặn, chua, tanh, thối là tính từ gì?

  1. Tính từ chỉ hình dáng.
  2. Tính từ chỉ đặc điểm.
  3. Tính từ chỉ màu sắc.
  4. Tính từ chỉ hương vị.

 

Câu 3: Từ chỉ đặc điểm được in đậm trong câu dưới đây thuộc nhóm nào?

Trời cao vời vợi và xanh thăm thẳm.

  1. Từ chỉ hình dáng, kích thước.
  2. Từ chỉ hương vị.
  3. Từ chỉ màu sắc.
  4. Từ chỉ âm thanh.

 

Câu 4: Tìm tính từ chỉ đặc điểm trong câu dưới đây?

Dòng thác xối xả từ trên cao xuống.

  1. Dòng thác.
  2. Xối xả.
  3. Cao.
  4. Xuống.

 

Câu 5: Sắp xếp các từ sau theo thứ tự tăng dần mức độ gợi tả màu sắc?

Xanh ngắt, xanh nhạt, xanh

  1. Xanh, xanh nhạt, xanh ngắt.
  2. Xanh ngắt, xanh nhạt, xanh.
  3. Xanh nhạt, xanh ngắt, xanh.
  4. Xanh nhạt, xanh, xanh ngắt.

 

Câu 6: Sắp xếp các từ sau theo thứ tự tăng dần mức độ gợi tả màu sắc?

Trắng, trăng trắng, trắng tinh

  1. Trăng trắng, trắng tinh, trắng.
  2. Trắng, trắng tinh, trăng trắng.
  3. Trắng tinh, trắng, trăng trắng.
  4. Trăng trắng, trắng, trắng tinh.

 

Câu 7: Dưới đây đâu là từ chỉ âm thanh?

  1. Lác đác.
  2. Tiêu điều
  3. Xơ xác.
  4. Ríu rít.

 

Câu 8: Sắp xếp các từ sau theo thứ tự giảm dần mức độ gợi tả màu sắc?

Tím, tim tím, tím ngắt

  1. Tim tím, tím ngắt, tím.
  2. Tím ngắt, tím, tim tím.
  3. Tim tím, tím, tím ngắt.
  4. Tím, tim tím, tím ngắt.

 

Câu 9: Sắp xếp các từ sau theo thứ tự giảm dần mức độ gợi tả màu sắc?

Đỏ rực, đo đỏ, đỏ

  1. Đỏ rực, đỏ, đo đỏ.
  2. Đỏ rực, đo đỏ, đỏ.
  3. Đo đỏ, đỏ, đỏ rực.
  4. Đo đỏ, đỏ rực, đỏ.

 

Câu 10: Tìm tính từ trong câu sau?

Dọc đường làng, hàng tre mướt xanh đang rì rào trò chuyện với mấy chú chim xinh xắn.

  1. Làng, hàng tre, rì rào, trò chuyện.
  2. Mướt xanh, rì rào, xinh xắn.
  3. Làng, mướt xanh, rì rào, xinh xắn.
  4. Hàng tre, rì rào, xinh xắn.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU) 

Câu 1: Thay từ in đậm trong câu sau bằng một tính từ phù hợp để câu văn sinh động hơn.

Em bé có đôi mắt đen.

  1. Đen tròn.
  2. Đen thui.
  3. Đen láy.
  4. Đen tối.

 

Câu 2: Tìm tính từ chỉ đặc điểm trong câu sau?

Trên bầu trời, những đám mây trôi bồng bềnh.

  1. Bầu trời.
  2. Đám mây.
  3. Trôi.
  4. Bồng bềnh.

 

Câu 3: Thay dấu sao (*) trong mỗi câu dưới đây bằng một trong các từ “hơi, rất, quá, lắm”?

  1. Khóm hoa mười giờ đẹp (*)!
  2. Vì bị ốm, không được đi chơi Thảo Cầm Viên nên Lan (*) buồn.
  3. Bỏ lỡ cơ hội nhìn thấy con chim xanh, cây xấu hổ tiếc (*).
  4. a – quá, b – lắm, c – hơi.
  5. a – quá, b – rất, c – lắm.
  6. a – lắm, b – hơi, c – rất.
  7. a – hơi, b – lắm, c – rất.

 

Câu 4: Từ nào có thể thay thế cho từ gạch chân dưới đây?

Mặt trời vừa hé những tia nắng đầu ngày. Thoáng chốc, nắng đã bừng lên tỏa khắp nơi, khiến vạn vật đều rất vàng theo màu nắng.

  1. Vàng nhạt.
  2. Vàng rực.
  3. Vàng pha phả.
  4. Vàng rơm.

 

Câu 5: Những từ nào có thể thay thế cho những từ được gạch chân dưới đây?

Những đám mây trôi rất chậm trên nền trời hơi xanh như dùng dằng chờ gió đến đẩy đi.

  1. Chậm rãi – xanh biếc.
  2. Chầm chậm – xanh biếc.
  3. Chầm chậm – xanh xanh.
  4. Chậm rãi – xanh xanh.

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU) 

Câu 1: Đâu là tính từ chỉ màu sắc trong đoạn thơ trên?

Hoa cà tim tím

Hoa mướp vàng vàng

Hoa lựu chói chang

Đỏ như đốm lửa

 

Hoa vừng nho nhỏ

Hoa đỗ xinh xinh

Hoa mận trắng tinh

Rung rinh trong gió

Thu hà

  1. Tim tím, vàng vàng, đỏ, trắng tinh.
  2. Nho nhỏ, xinh xinh, trắng tinh, rung rinh.
  3. Tim tím, chói chang, đỏ, trắng tinh.
  4. Tìm tím, vàng vàng, chói chang.

 

Câu 2: Các từ thật thà, chua ngoa, vui vẻ, hài hước, keo kiệt là tính từ chỉ gì?

  1. Đặc điểm hình dáng của một người.
  2. Đặc điểm tính cách của một người.
  3. Đặc điểm ngoại hình của một người.
  4. Trạng thái của một người.

 

Câu 3: Đâu là những từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ sau?

Em nuôi một đôi thỏ 

Bộ lông trắng như bông

Mắt tựa viên kẹo hồng

Đôi tai dài thẳng đứng.

(Sưu tầm)

  1. Trắng, hồng, thẳng đứng.
  2. Thỏ, bông, kẹo hồng.
  3. Lông, trắng, bông, thẳng đứng.
  4. Tai, dài, thẳng đứng.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU) 

Câu 1: Câu nào dưới đây có chứa tính từ chỉ hình dáng của một người?

  1. Bố em rất nghiêm khắc.
  2. Lan có mái tóc ngắn, đen mượt, đặc biệt là trông bạn ấy rất cao.
  3. Mẹ em cười lên trông rất đẹp.
  4. Em yêu gia đình em nhiều lắm.

 

Câu 2: Từ nào dưới đây vừa chỉ tính tình vừa chỉ tính cách của một người?

  1. Vi vu.
  2. Hiền lành.
  3. Vời vợi.
  4. Chấp chới.

 

B. ĐÁP ÁN 

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU) 

1. B

2. D

3. C

4. B

5. D

6. D

7. D

8. B 

9. A

10. B

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU) 

1. C

2. D 

3. B

4. B

5. D

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU) 

1. A

2. B

3. A

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU) 

1. B

2. B

 

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời CĐ 2 bài 1: Luyện từ và câu - Luyện tập về tính từ , trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST Bài 1, Bộ đề trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 CTST CĐ3 bài 1: Luyện từ và câu - Luyện tập về tính từ . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận