Danh mục bài soạn

Pages

Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 CTST CĐ 3 bài 7: Viết - Viết thư cho người thân

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 3 bài 7: Viết - Viết thư cho người thân của bộ sách Tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ: NHỮNG NGƯỜI TÀI TRÍ

BÀI 7: CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI

VIẾT: VIẾT THƯ CHO NGƯỜI THÂN

(15 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Một bức thư thường gồm mấy phần?

  1. 2 phần.
  2. 3 phần.
  3. 4 phần.
  4. 5 phần.

 

Câu 2: Tình huống nào sau đây cần viết thư?

  1. Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
  2. Lập kế hoạch quyên góp sách báo cũ cho các bạn học sinh ở những vùng khó khăn.
  3. Hỏi thăm tình hình sức khỏe của ông bà.
  4. Ghi lại trình tự các hoạt động trong một buổi sinh hoạt lớp.

 

Câu 3: Nội dung phần đầu bức thư thường gồm những gì?

  1. Địa điểm và thời gian viết thư.
  2. Lời xưng hô.
  3. Lí do viết thư.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 4: Phần nội dung của bức thư thường gồm những gì?

  1. Lời thăm hỏi.
  2. Lời kể.
  3. Lời xưng hô
  4. Cả A và B.

 

Câu 5: Phần cuối thư thường gồm những gì?

  1. Lời chúc.
  2. Lời hứa.
  3. Tên và chữ kí của người viết thư.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Đọc bức thư dưới đây và trả lời câu hỏi.

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2023

Bà nội yêu quý của con!

Đã lâu con chưa được về thăm bà, con nhớ bà lắm. Đầu gối của bà có còn đau nữa không ạ? Bà có còn hay mất ngủ nữa không? Bà ơi, trên ti vi bác sĩ bảo người già đi bộ hằng ngày rất tốt cho sức khỏe đấy. Bà cố gắng đi bộ cho khỏe bà ạ.

Từ đầu năm học đến giờ con được nhiều điểm 10 rồi bà ạ. Tháng vừa rồi con còn được bầu làm nhóm trưởng nữa cơ. Bà có vui không ạ? Trong lớp, con luôn chú ý nghe cô giảng, về nhà con học xong bài và làm hết bài tập rồi mới đi chơi. Nghe lời bà, con đã ăn được nhiều loại rau rồi.

Thôi, con dừng bút để đi ngủ đây. Con kính chúc bà và các cô, chú luôn vui vẻ, mạnh khoẻ. Con hứa với bà sẽ đạt được nhiều điểm 10 hơn để bà vui. Nghỉ hè con sẽ về thăm bà và sẽ hôn bà thật nhiều.

Cháu yêu của bà

Nguyễn Phúc Thành

Câu 1: Thư trên của ai gửi cho ai?

  1. Thư của Thành gửi cho bà nội.
  2. Thư của bà nội gửi cho Thành.
  3. Thư Thành nhờ chú gửi cho bà nội.
  4. Thư ông bà nội gửi cho Thành.

 

Câu 2: Nội dung chính của bức thư là gì?

  1. Viết thư hỏi thăm nhà chú thím.
  2. Viết thư thăm hỏi và kể về tình hình bản thân cho bà nội.
  3. Viết thư hỏi thăm cháu gái.
  4. Viết thư chúc tết chú thím.

 

Câu 3: Phần cuối của bức thư gồm nội dung nào dưới đây?

  1. Lời chúc.
  2. Chữ kí.
  3. Lí do viết thư.
  4. Cả A và B.

 

Câu 4: Bức thư được viết ở đâu?

  1. Sài Gòn.
  2. Hà Nội.
  3. Nam Định.
  4. Thái Bình.

 

Câu 5: Lời xưng hô trong bức thư trên là gì?

  1. Thân mến.
  2. Yêu quý.
  3. Thân yêu.
  4. Kính yêu.

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Đọc bức thư dưới đây và trả lời câu hỏi.

Huế, ngày 2 tháng 2 năm 2023

Bố yêu quý của con!

Con nhớ bố quá! Bố ơi! Bố có khỏe không? Sao lâu nay bố không về với chúng con? Mẹ nói, bố bận đi tuần tra biên giới nên không về được, đừng nhắc bố nhiều, làm bố phải hắt hơi đấy. Có đúng thế không hở bố? Nếu đúng như lời mẹ nói thì lâu nay, bố không hề nhắc tới con lần nào. Vì con không thấy mình được hắt hơi lần nào cả. Chỉ có mẹ, lâu lâu mẹ hắt hơi liên tục mấy cái. Thế là bố nhớ mẹ nhiều hơn con rồi đó. Con không chịu đâu! Con và chị Phượng vẫn khỏe. Dạo này chị học nhiều, có khi cả buổi tối nữa. Chị hứa với mẹ, sẽ quyết tâm thi tốt nghiệp đạt loại giỏi và đậu vào trường Đại học Y dược đấy. Còn con, con cũng hứa với bố sẽ đạt học sinh giỏi năm học này. Bố phải chuẩn bị quà cho chúng con ngay từ bây giờ, chứ để lâu quá, bố sẽ quên đi là chúng con buồn lắm đó. Bố nhớ là còn phải có quà cho một người quan trọng nhất cái nhà này nghe bố! Thôi, con đi học bài đây ạ. Mong bố sớm về phép để bố con mình được gặp nhau.

Con gái của bố

    Trần Thị Phượng Hồng

Câu 1: Nội dung của bức thư là gì?

  1. Hồng viết thư kể về buổi sinh nhật thú vị cho bố nghe.
  2. Hồng viết thư hỏi thăm bố và kể về tình hình gia đình.
  3. Hồng viết thư kể cho bố nghe về buổi trải nghiệm của mình.
  4. Hồng viết thư chúc mừng sinh nhật bố.

 

Câu 2: Bức thư được viết ở đâu?

  1. Hà Nội.
  2. Huế.
  3. Cần Thơ.
  4. Đà Nẵng.

 

Câu 3: Phần cuối của bức thư là gì?

  1. Lời chúc.
  2. Chữ kí.
  3. Hứa hẹn.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Có thể nhận xét được điều gì về thư?

  1. Phải ghi rõ thời gian, địa điểm, tên người viết thư cũng như người nhận thư.
  2. Cuối thư có thể là lời chúc, sự mong chờ hồi âm, chữ kí.
  3. Cả A và B.
  4. Viết thư không cần theo khuôn mẫu.

 

Câu 2: Khi viết thư nên sử dụng từ ngữ như thế nào?

  1. Đơn giản, dễ hiểu.
  2. Dài dòng.
  3. Chi tiết cặn kẽ.
  4. Không sai chính tả.

 

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

1. B

2. C

3. D

4. D

5. D

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

1. A

2. B

3. D

4. B

5. B

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

1. B

2. B

3. D

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

1. C

2. A

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời CĐ 3 bài 7: Viết - Viết thư cho người thân, trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST Bài 1, Bộ đề trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 CTST CĐ 3 bài 7: Viết - Viết thư cho người thân . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận