Danh mục bài soạn

Pages

Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 CTST CĐ 2 bài 1: Luyện từ và câu - Luyện tập về động từ

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 2 bài 1: Luyện từ và câu - Luyện tập về động từ của bộ sách Tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ: MẢNH GHÉP YÊU THƯƠNG

BÀI 1: VỀ THĂM BÀ

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Động từ là gì?

  1. Là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. 
  2. Là những từ chỉ hành vi của con người.
  3. Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của con người, sự vật.
  4. Là những từ chỉ sự vật.

Câu 2: Động từ chỉ hoạt động là gì?

  1. Là dạng động từ dùng để chỉ hoạt động của con người hoặc sự vật, hiện tượng.
  2. Là dạng động từ dùng để chỉ mỗi hoạt động của con người.
  3. Là động từ chỉ dùng để chỉ hoạt động của sự vật.
  4. Là động từ chỉ dùng để chỉ trạng thái của sự vật, hiện tượng.

Câu 3: Động từ chỉ trạng thái là gì?

  1. Là loại động từ dùng để gọi tên trạng thái của sự vật.
  2. Là loại động từ dùng để tái hiện, gọi tên trạng thái, cảm xúc hay suy nghĩ tồn tại của con người, sự vật, hiện tượng.
  3. Là loại động từ dùng để tái hiện trạng thái, cảm xúc của con người.
  4. Là loại động từ dùng để gọi tên trạng thái, cảm xúc của con người.

Câu 4: Từ nào dưới đây là động từ chỉ hoạt động?

  1. Bình yên.
  2. Rửa mặt.
  3. Ngọt ngào.
  4. Ấm áp.

Câu 5: Những từ “nhớ, thương, hiểu, nghĩ” là động từ chỉ gì?

  1. Động từ chỉ hành động.
  2. Động từ chỉ hoạt động.
  3. Động từ chỉ trạng thái.
  4. Động từ chỉ tư thế.

Câu 6: Từ nào dưới đây là động từ chỉ hoạt động?

  1. Đồng ý.
  2. Làm phiền.
  3. Ném bóng.
  4. Nghi ngờ.

Câu 7: Từ nào dưới đây là động từ chỉ trạng thái?

  1. Mở cửa.
  2. Đi chợ.
  3. Tưởng tượng.
  4. Đọc sách.

Câu 8: Từ nào dưới đây là động từ chỉ hoạt động của con người?

  1. Bay.
  2. Hót.
  3. Nói.
  4. Đậu.

Câu 9: Từ nào dưới đây chỉ hoạt động của con vật?

  1. Mếu.
  2. Bay.
  3. Cười.
  4. Nói.

Câu 10: Tìm động từ chỉ trạng thái trong câu dưới đây?

Em mệt lắm, em muốn được nghỉ ngơi.

  1. Mệt.
  2. Muốn.
  3. Nghỉ ngơi.
  4. Cả B và C.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Tìm động từ trong đoạn văn dưới đây?

Mùa xuân về, những cành cây khẳng khiu bắt đầu nhú lộc biếc. Nắng ban mai tỏa khắp mặt đất, đánh thức mọi vật. Hai bên đường, những khóm hoa dại đua nhau nở.

  1. Về, nhú lộc, tỏa, đánh thức, nở.
  2. Mùa xuân, cành cây, nhú lộc, tỏa, đánh thức.
  3. Về, khẳng khiu, bắt đầu, ban mai, nhú lộc.
  4. Về, bắt đầu, hoa dại, đua nhau, nở.

Câu 2: Tìm động từ chỉ hoạt động của con người trong đoạn thơ sau?

Bố em xách điếu đi cày

Mẹ em tát nước, nắng đầy trong khau.

  1. Bố em, mẹ em, nắng.
  2. Xách, đi cày, tát nước.
  3. Xách điếu, nước, nắng.
  4. Nước, nắng, khau.

Câu 3: Tìm động từ chỉ hoạt động của vật trong đoạn thơ sau?

Ông trời

Mặc áo giáp đen

Ra trận

Muôn nghìn cây mía

Múa gươm

Kiến 

Hành quân

Đầy đường

  1. Mặc, giáp đen, cây mía, múa gươm.
  2. Ông trời, mặc, hành quân.
  3. Mặc, ra trận, múa gươm, hành quân.
  4. Mặc, ra trận, cây mía, kiến.

Câu 4: Tìm động từ chỉ hoạt động của người trong đoạn văn dưới đây?

Thanh bước xuống dưới giàn thiên lí. Có tiếng người đi, rồi bà mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào.

  1. Thanh, giàn thiên lí, tiếng người, tóc bạc.
  2. Bước xuống, đi, chống gậy, vào.
  3. Giàn thiên lí, tiếng người, đi, chống gậy.
  4. Đi, chống gậy, tóc bạc, vào.

Câu 5: Dòng nào dưới đây là đúng?

  1. Động từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật.
  2. “Nằm mơ, suy nghĩ, nghỉ ngơi” là các động từ chỉ hoạt động. 
  3. “Đọc sách” là động từ chỉ trạng thái.
  4. “Hy vọng” là động từ chỉ trạng thái.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Dưới đây đâu là động từ thể hiện tình cảm, cảm xúc?

  1. Quan tâm.
  2. Sở hữu.
  3. Đóng cửa.
  4. Làm phiền.

Câu 2: Tìm các động từ chỉ trạng thái của người trong đoạn thơ sau?

Tuổi con là tuổi ngựa

Nhưng mẹ ơi đừng buồn

Dẫu cách núi cách rừng

Dẫu cách sông cách bể

Con tìm về với mẹ

Ngựa con vẫn nhớ đường

(Xuân Quỳnh)

  1. Buồn, tìm.
  2. Buồn, nhớ.
  3. Tìm, nhớ.
  4. Đừng, tìm.

Câu 3: Dưới đây đâu là các động từ thể hiện tình cảm, cảm xúc khi được nghe một bài hát hay?

  1. Thích, yêu, tận hưởng.
  2. Nhớ, mong, khao khát.
  3. Buồn, khóc, thương nhớ.
  4. Thích, hay, thú vị.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Từ “tin tưởng” thuộc loại động từ trạng thái nào dưới đây?

  1. Động từ trạng thái chỉ tình cảm.
  2. Động từ trạng thái chỉ quan điểm, suy nghĩ.
  3. Động từ trạng thái sở hữu.
  4. Động từ trạng thái chỉ cảm nhận của giác quan.

Câu 2: Các từ dưới đây thuộc loại nào?

Nghe, chạm vào, nếm, ngửi.

  1. Động từ chỉ hoạt động của con người.
  2. Động từ trạng thái chỉ tình cảm.
  3. Động từ trạng thái chỉ cảm nhận của giác quan.
  4. Động từ hoạt động chỉ hành động của con người.

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1. A

2. A

3. B 

4. B

5. C

6. C

7. C

8. C

9. B

10. D

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

1. A

2. B

3. C

4. B

5. D

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

1. A

2. B

3. A

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

1. B

2. C

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời CĐ 2 bài 1: Luyện từ và câu - Luyện tập về động từ , trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST Bài 1, Bộ đề trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 CTST CĐ 2 bài 1: Luyện từ và câu - Luyện tập về động từ . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận