Danh mục bài soạn

Pages

Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 CTST CĐ 2 bài 3: Luyện từ và câu - Luyện tập về động từ

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 2 bài 3: Luyện từ và câu - Luyện tập về động từ của bộ sách Tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ: MẢNH GHÉP YÊU THƯƠNG

BÀI 3: QUẢ NGỌT CUỐI MÙA

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Động từ là gì?

  1. Là những từ chỉ hành vi của con người.
  2. Là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. 
  3. Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của con người, sự vật.
  4. Là những từ chỉ sự vật.

Câu 2: Dòng nào dưới đây chỉ bao gồm động từ?

  1. Xinh đẹp, tươi tắn.
  2. Rạng rỡ, sáng ngời.
  3. Xán lạn, lấp lánh.
  4. Bay nhảy, gào thét.

Câu 3: Đâu là động từ trong câu “Rặng đào đã trút hết lá”?

  1. Đã.
  2. Trút.
  3. Hết.
  4. Lá.

Câu 4: Tìm động từ trong câu sau “Chơi thể thao làm chúng ta tràn đầy năng lượng.”?

  1. Chơi
  2. Thể thao.
  3. Làm.
  4. Cả A và C.

Câu 5: Những từ “yêu, ghét, muốn, cần” là động từ chỉ gì?

  1. Động từ chỉ hành động.
  2. Động từ chỉ hoạt động.
  3. Động từ chỉ cảm xúc.
  4. Động từ chỉ trạng thái tồn tại.

Câu 6: Động từ nào dưới đây chứa tiếng “yêu”?

  1. Yêu quý.
  2. Tình yêu.
  3. Yêu quái.
  4. Yêu tinh.

Câu 7: Câu nào dưới đây có chứa 2 động từ trở lên?

  1. Năm nay em lên lớp 4.
  2. Em thích đi chơi công viên.
  3. Em yêu gia đình em rất nhiều.
  4. Bác Hà cho Lan 4 cái kẹo mà Lan thích ăn.

Câu 8: Tìm động từ phù hợp với hoạt động sáng tác, sáng tạo?

  1. Chế tạo.
  2. Phát minh.
  3. Cải tiến.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Dưới đây đâu là động từ phù hợp với hoạt động thiện nguyện?

  1. Làm vườn.
  2. Quyên góp.
  3. Bay lượn.
  4. Suy nghĩ.

Câu 10: Dưới đây đâu là động từ phù hợp với hoạt động lao động?

  1. Chế tạo.
  2. Bay lượn.
  3. Xuyên tạc.
  4. Xây nhà.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Điền động từ thích hợp vào chỗ trống?

Mẹ ơi!

Con … mẹ quá! Sao mẹ đi công tác lâu thế? Tối nào em Chi cũng khóc đòi mẹ. Con … em lắm. Chúng con rất mong mẹ về.

  1. Nhớ - ghét.
  2. Thương - nhớ.
  3. Nhớ - buồn.
  4. Nhớ - thương.

Câu 2: Điền động từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây?

Đàn khướu làm tổ trong bụi nứa vừa … véo von, giờ đã im bặt. Buổi trưa dần qua. Trời bớt oi ả. Gió rừng lại nổi. Bầy khưới nhảy lách tách trên cành … sâu. Tiếng lá … trong gió.

  1. Hót - kêu - tìm.
  2. Kêu - bới - tìm.
  3. Hót - tìm - xào xạc.
  4. Tìm - kêu - vi vu.

Câu 3: Động từ nào dưới đây phù hợp với hoạt động trong tranh?

  1. Trèo đèo.
  2. Lội suối.
  3. Leo núi.
  4. Cắm cờ.

Câu 4: Điền động từ thích hợp vào chỗ trống dưới đây?

Ăn quả … người trồng cây.

  1. Nhớ.
  2. Yêu.
  3. Quý.
  4. Mong.

Câu 5: Động từ nào thích hợp với bức tranh dưới đây?

  1. Nghiêng ngả.
  2. Chao đảo.
  3. Đậu cành.
  4. Bay lượn.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Các từ sau thuộc nhóm từ nào?

Nấu cơm, rửa bát, quét nhà.

  1. Động từ chỉ hoạt động.
  2. Động từ chỉ trạng thái.
  3. Danh từ.
  4. Tính từ.

Câu 2: Các từ đã cho dưới đây thuộc nhóm từ loại từ nào? Từ thuộc từ loại với nó là?

Ghi chép, nhảy múa, bay lượn, đánh răng, giặt giũ

  1. Danh từ - Sách vở.
  2. Động từ chỉ hoạt động - Trồng cây.
  3. Động từ chỉ trạng thái - Lau sàn.
  4. Không có đáp án đúng.

Câu 3: Các từ sau thuộc nhóm từ nào?

Lau bảng, giặt giẻ, quét nhà, rửa bát

  1. Động từ chỉ hoạt động.
  2. Động từ chỉ trạng thái.
  3. Động từ hoạt động.
  4. Động từ trạng thái.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Từ “tưởng tượng” thuộc loại động từ trạng thái nào dưới đây?

  1. Động từ trạng thái chỉ tình cảm.
  2. Động từ trạng thái chỉ quan điểm, suy nghĩ.
  3. Động từ trạng thái sở hữu.
  4. Động từ trạng thái chỉ cảm nhận của giác quan.

Câu 2: Dưới đây đâu là động từ thể hiện tình cảm, cảm xúc?

  1. Khao khát.
  2. Sở hữu.
  3. Xứng đáng.
  4. Làm phiền.

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1. B

2. D

3. B 

4. D

5. C

6. A

7. D

8. D

9. B

10. D

 II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

1. D

2. C

3. C

4. A

5. D

 III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

1. A

2. B

3. A 

 IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

1. B

2. A

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời CĐ 2 bài 3: Luyện từ và câu - Luyện tập về động từ , trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST Bài 1, Bộ đề trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 CTST CĐ 2 bài 3: Luyện từ và câu - Luyện tập về động từ . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận