Danh mục bài soạn

Pages

Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 CTST CĐ 4 bài 3: Đọc - Thuyền trưởng và bầy ong

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 4 bài 3: Đọc - Thuyền trưởng và bầy ong của bộ sách Tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH

BÀI 3: THUYỀN TRƯỞNG VÀ BẦY ONG

ĐỌC: THUYỀN TRƯỞNG VÀ BẦY ONG

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài thơ Thuyền trưởng và bầy ong do ai sáng tác?

  1. Bảo Ngọc.
  2. Thục Linh.
  3. Võ Thành An.
  4. Xuân Quỳnh.

 

Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

  1. Thơ lục bát.
  2. Thơ sáu chữ.
  3. Thơ năm chữ.
  4. Thơ tự do.

 

Câu 3: Ở khổ thơ thứ nhất, đàn ong được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

  1. Cánh chở nắng, bay qua vườn mướp vàng, ghé cành râm bụt đỏ, mang trên mình bình mật đầy.
  2. Trời xanh màu đại dương, hoa cỏ tươi tốt, ong bay ngang qua trời.
  3. Nắng vàng trĩu trên vai, ghé cành hoa hồng đỏ, mang trên lưng giỏ mật đầy.
  4. Nắng vàng, cây cỏ tươi tốt, ong bay qua lượn lại.

 

Câu 4: Cái gì được bạn nhỏ ví như buồm căng gió?

  1. Diều.
  2. Thuyền giấy.
  3. Máy bay giấy.
  4. Hoa giấy.

 

Câu 5: Bầu trời được miêu tả như thế nào?

  1. Trời đỏ rực như ánh lửa.
  2. Trời xanh màu đại dương.
  3. Trời buông màu hoàng hôn tím.
  4. Bình minh vừa hé gọi.

 

Câu 6: Bạn nhỏ là thuyền trưởng kéo buồm vào đâu?

  1. Vào mênh mông.
  2. Vào bầu trời xanh.
  3. Vào xa thẳm.
  4. Vào đại dương.

 

Câu 7: Chiều loang dần trên đâu?

  1. Trên biển.
  2. Trên cánh đồng.
  3. Trên cát.
  4. Trên đồng cỏ.

 

Câu 8: Nắng chiều như thế nào?

  1. Rọi chiếu trên cánh đồng thơm hương lúa.
  2. Quánh vàng như mật.
  3. Gắt gỏng rọi chiếu.
  4. Nhẹ nhàng dịu êm.

 

Câu 9: Sao đã thắp lên cái gì?

  1. Từng nguồn sáng lấp lánh.
  2. Hải đăng.
  3. Đèn đường.
  4. Ánh sáng nho nhỏ.

 

Câu 10: Đàn ong về tổ còn thuyền trưởng đi đâu?

  1. Quay trở lại trường học.
  2. Về nhà.
  3. Ra biển.
  4. Lên núi.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Bạn nhỏ tưởng tượng điều gì khi chơi trò chơi thả diều?

  1. Tưởng tượng mình đang lái bay máy.
  2. Tưởng tượng mình là thuyền trưởng.
  3. Tưởng tượng mình đang cưỡi gió.
  4. Tưởng tượng mình đang bay cùng cánh diều.

 

Câu 2: Cách tả trò chơi thả diều trong bài có gì thú vị?

  1. Trò chơi thả diều giống như chèo lái con thuyền, bởi vì diều giống như buồm căng gió, màu trời xanh là màu của đại dương, người thả diều giống như thuyền trưởng.
  2. Trò chơi thả diều giống như chiếc máy bay trên không trung, lượn qua lượn lại.
  3. Con diều giống như cánh chim bay lượn trên bầu trời cao.
  4. Con diều đung đưa trong gió, tạo cho người thả diều cảm giác được bay theo con diều.

 

Câu 3: Em cảm nhận thế nào về cảnh thiên nhiên được tả ở khổ thơ thứ ba và thứ tư?

  1. Thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ.
  2. Thiên nhiên đẹp đẽ, thơ mộng, là những gì gần gũi, dân dã, mộc mạc.
  3. Thiên nhiên ảm đạm, tiều điều, xác xơ.
  4. Cả A và B.

 

Câu 4: Khổ thơ cuối bài nói lên ước mơ gì của bạn nhỏ?

  1. Ước mơ được tung bay theo cánh diều.
  2. Ước mơ được làm thuyền trưởng.
  3. Ước mơ được bay cao, bay xa, được khám phá và cống hiến cho quê hương.
  4. Ước mơ được thoải mái dạo chơi trên cánh đồng vàng thơm hương lúa.

 

Câu 5: Bài thơ có nội dung gì?

  1. Thể hiện trí tưởng tượng phong phú của bạn nhỏ trong bài thơ
  2. Thể hiện sự hồn nhiên, vui tươi của bạn nhỏ đối với cuộc sống xung quanh mình, đồng thời thể hiện ước muốn được khám phá những chân trời mới của bạn nhỏ.
  3. Kể câu chuyện về những ước mơ thông qua lời thơ hóm hỉnh, vui tươi.
  4. Kể câu chuyện về ước muốn được bay cao bay xa của bạn nhỏ thông qua từng câu thơ.

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm điều gì?

  1. Trẻ em có trí tưởng tượng phong phú, có những ước mơ bay bổng. Đừng vội phán xét hay vùi dập nó mà hãy để cho những ước mơ đó được bay cao bay xa.
  2. Trẻ em có thể vui chơi thoải mái trên cánh đồng thơm hương lúa.
  3. Trẻ em luôn muốn được khám phá thế giới bên ngoài.
  4. Cả A và C.

 

Câu 2: Biện pháp nghệ thuật nào xuất hiện trong khổ thơ sau?

Diều như buồm căng gió

Trời xanh màu đại dương

Em là người thuyền trưởng

Kéo buồm vào mênh mông

  1. So sánh.
  2. Nhân hóa.
  3. Hoán dụ.
  4. Từ láy.

 

Câu 3: Tìm động từ chỉ hoạt động của con người trong đoạn thơ dưới đây?

Cập bến thôi diều nhé!

Sao đã thắp hải đăng

Cơm chiều mẹ đã dọn

Về thôi thuyền, sương giăng.

  1. Cập bến.
  2. Thắp hải đăng.
  3. Dọn cơm.
  4. Về.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Bài thơ nào dưới đây nói về ước mơ cho bản thân, gia đình?

  1. Nhớ ơn thầy cô của Nguyễn Ngọc Thiện.
  2. Gió vườn của Lê Thị Mây.
  3. Ước mơ xanh của Lệ Giang.
  4. Quả ngọt cuối mùa của Võ Thành An.

 

Câu 2: Bài thơ trên đem lại cho em cảm nhận về mơ ước tuổi thơ như thế nào?

  1. Mơ ước tuổi thơ là những điều thật đẹp đẽ.
  2. Mơ ước tuổi thơ là viển vông và xa vời.
  3. Mơ ước là những thứ không bao giờ đạt được.
  4. Không nên mơ mộng quá nhiều.

 

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1. B

2. C

3. A

4. A

5. B

6. A

7. C

8. B

9. B

10. B

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

1. B

2. A

3. B

4. C

5. B

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

1. D

2. A

3. C

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

1. C

2. A



 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời CĐ 4 bài 3: Đọc - Thuyền trưởng và bầy ong, trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST Bài 1, Bộ đề trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 CTST CĐ 4 bài 3: Đọc - Thuyền trưởng và bầy ong . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận