Danh mục bài soạn

Pages

Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 CTST bài 7: Đọc - Sắc màu

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: Đọc - Sắc màu của bộ sách Tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ

BÀI 7: SẮC MÀU

ĐỌC: SẮC MÀU

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài thơ Sắc màu do ai sáng tác?

  1. Bảo Ngọc.
  2. Trần Đăng Khoa.
  3. Tố Hữu.
  4. Xuân Quỳnh.

Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

  1. Thơ lục bát.
  2. Thơ sáu chữ.
  3. Thơ năm chữ.
  4. Thơ tự do.

Câu 3: Từ nào trong bài thơ chỉ màu sắc của hoa hồng?

  1. Vàng.
  2. Trắng.
  3. Xanh.
  4. Đỏ.

Câu 4: Màu xanh chiếc lá có tác dụng gì?

  1. Làm mát những rặng cây.
  2. Thả nắng vàng xuống đất.
  3. Gió mang theo hương ngát.
  4. Nhuộm bừng cho đôi má.

Câu 5: Bình minh được treo ở đâu?

  1. Trên cây.
  2. Trên trời.
  3. Trên núi.
  4. Trên mây.

Câu 6: Màu nâu từ đâu tới?

  1. Từ đại ngàn xa thẳm.
  2. Từ đêm đem.
  3. Từ ánh sáng sao trời.
  4. Từ vườn hoa hồng. 

Câu 7: Màu tím trong bài để để chỉ cảnh gì?

  1. Bình minh.
  2. Sao trời.
  3. Đêm đem.
  4. Hoàng hôn.

Câu 8: Những câu thơ nào dưới đây cho thấy thế giới có vô vàn sắc màu?

  1. Những đôi mắt biết nói / Vẽ màu biển biếc trong.
  2. Mắt nhìn khắp muôn nơi / Sắc màu không kể hết.
  3. Màu nâu này biết không / Từ đại ngàn xa thẳm.
  4. Em tô thêm màu trắng / Trên tóc mẹ sương rơi.

Câu 9: Gió mang theo hương ngát có tác dụng gì?

  1. Giúp muôn hoa đua nở.
  2. Giúp vạn vật ngập tràn hương thơm.
  3. Giúp ong có giỏ mật đầy.
  4. Giúp cây lên mầm.

Câu 10: Câu thơ nào dưới đây nói về màu sắc của bình minh?

  1. Mắt nhìn khắp muôn nơi.
  2. Thả nắng vàng xuống đất.
  3. Còn chiếc áo tím này.
  4. Em tô thêm màu trắng.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Bạn nhỏ muốn nói gì qua hai dòng thơ “Em tô thêm màu trắng / Trên tóc mẹ sương rơi…”?

  1. Sự vất vả, lam lũ của mẹ.
  2. Tóc mẹ trắng như sương.
  3. Trên tóc mẹ có sương, và hạt sương màu trắng.
  4. Hạt sương màu trắng vương trên tóc mẹ.

Câu 2: Vì sao bạn nhỏ nói “Riêng đêm như màu mực / Để thắp sao lên trời…”?

  1. Vì màu mực là màu đen, màu đen làm cho màu trắng của sao trời trở nên nổi bật.
  2. Vì đêm đen sẽ giúp ta nhìn ánh sao sáng hơn.
  3. Vì ban đêm mới có sao.
  4. Vì sao sáng trong đêm tối.

Câu 3: Bài thơ thể hiện nội dung gì?

  1. Bạn nhỏ vẽ màu cho bức tranh của mình.
  2. Các sắc màu trong bức tranh của bạn nhỏ.
  3. Bạn nhỏ đang tập vẽ.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Bài thơ được đọc với giọng thế nào?

  1. Vui tươi, hồn nhiên.
  2. Nhẹ nhàng, trầm lắng.
  3. Tình cảm, tha thiết.
  4. Hào hứng, dồn dập.

Câu 5: Em hiểu khổ thơ cuối bài muốn nói gì?

  1. Vừa nói về sự đa dạng, phong phú của sắc màu, nhiều sắc màu đến nỗi không kể xiết, vừa nói lên sự hi sinh, vất vả của mẹ vì con. 
  2. Vì con mà tóc mẹ bạc, vì con mà tóc mẹ sương rơi. 
  3. Sự hi sinh thầm lặng của mẹ, tình yêu thương bao la của mẹ dành cho con là vô bờ bến, không thể nào kể hết được.
  4. Tất cả các đáp án trên.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Bài thơ muốn gửi gắm thông điệp gì tới người đọc?

  1. Hãy cố gắng vì một tương lai tươi sáng.
  2. Dẫu có khó khăn hãy luôn vững bước về phía trước.
  3. Không thể đếm hết được tất cả màu sắc trên thế giới này.
  4. Thế giới xung quanh ta tràn ngập sắc màu.

Câu 2: Bài thơ sử dụng bao nhiêu từ láy?

  1. Không có từ láy.
  2. 2 từ.
  3. 3 từ.
  4. 4 từ.

Câu 3: Câu thơ sau có những danh từ nào?

Những đôi mắt biết nói

Vẽ màu biển biếc trong

  1. Đôi mắt, nói, màu, biển.
  2. Đôi mắt, màu biển.
  3. Đôi mắt, vẽ, màu biển, trong.
  4. Đôi mắt, nói, vẽ, biếc, trong.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Bài thơ nào dưới đây cũng có những màu sắc?

  1. Bầu trời trong quả trứng của Xuân Quỳnh.
  2. Điều kì diệu của Huỳnh Mai Liên.
  3. Gặt chữ trên non của Bích Ngọc.
  4. Cả A và C.

Câu 2: Màu sắc trong bức tranh của bạn nhỏ mang sắc thái như thế nào?

  1. Vui tươi, lạc quan.
  2. Buồn bã, u ám.
  3. Ủ rũ, buồn sầu.
  4. Lành lạnh, mát mẻ.

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1. A

2. C

3. D

4. A

5. D

6. A

7. D

8. B

9. C

10. B

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

1. A

2. A

3. B

4. A

5. D

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

1. D

2. A

3. B 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

1. D

2. A

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời bài 7: Đọc - Sắc màu, trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST Bài 1, Bộ đề trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 CTST bài 7: Đọc - Sắc màu . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận