Danh mục bài soạn

Pages

Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 CTST CĐ 3 bài 2: Đọc - Mạc Đĩnh Chi

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 3 bài 2: Đọc - Mạc Đĩnh Chi của bộ sách Tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ: NHỮNG NGƯỜI TÀI TRÍ

BÀI 2: MẠC ĐĨNH CHI

ĐỌC: MẠC ĐĨNH CHI

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Mạc Đĩnh Chi được sinh ra ở đâu?

  1. Lũng Động.
  2. Kinh thành.
  3. Nam Kinh.
  4. Bắc Kì.

 

Câu 2: Cậu bé Mạc Đĩnh Chi có những phẩm chất gì?

  1. Ngốc nghếch, khù khờ.
  2. Chậm chạp, dễ bị lừa.
  3. Thông minh, chăm chỉ, có tài ứng đối mau lẹ.
  4. Dũng cảm, gan dạ, có tài võ nghệ.

 

Câu 3: Năm đó, Mạc Đĩnh Chi về kinh dự thi và kết quả như nào?

  1. Đứng hạng bét.
  2. Trượt khoa thi.
  3. Đỗ đầu.
  4. Đứng thứ hai.

 

Câu 4: Nhà vua thử tài Mạc Đĩnh Chi bằng cách nào?

  1. Ra những câu hỏi cần phải vận dụng sự sáng tạo.
  2. Ướm hỏi ông về những điều cần có của một người thi đỗ.
  3. Ướm hỏi ông về việc triều chính.
  4. Bảo ông viết luận về văn võ.

 

Câu 5: Cách Mạc Đĩnh Chi trả lời nhà vua có gì đặc biệt?

  1. Trả lời lưu loát những câu hỏi của vua.
  2. Tâu vua xin được trả lời bằng giấy bút. 
  3. Trả lời ấp úng do run sợ uy quyền của vua.
  4. Tâu vua xin được trả lời bằng một bức tranh.

 

Câu 6: Mạc Đĩnh Chi dâng vua một bài phú có nhan đề là gì?

  1. Bông sen trong sạch.
  2. Bông tuyết trắng.
  3. Bông sen trong giếng ngọc.
  4. Hoa nở giữa tháng tám.

 

Câu 7: Bài phú thể hiện điều gì về Mạc Đĩnh Chi?

  1. Tỏ rõ chí hướng và tài năng của ông.
  2. Tỏ rõ sự sắc sảo của ông trong việc giải quyết vấn đề.
  3. Tỏ rõ tấm lòng nhân ái của ông.
  4. Tỏ rõ tấm lòng hiếu thảo của ông.

 

Câu 8: Phú trong bài đọc có nghĩa là gì?

  1. Bài thi của thí sinh.
  2. Một thể văn cổ, có vần.
  3. Một thể văn thơ cổ điển.
  4. Một thể văn thi hương ngày xưa.

 

Câu 9: Bài phú của Mạc Đĩnh Chi như nào?

  1. Hay, phô bày vẻ đẹp, hương thơm của bông sen trong giếng nước. Nhờ bông hoa mà giếng trở thành giếng quý.
  2. Thô thiển, không có gì đặc sắc.
  3. Không có hình ảnh nào nổi bật, không làm rõ được ý muốn biểu đạt.
  4. Bình thường, không có gì nổi trội.

 

Câu 10: Xem xong bài phú của Mạc Đĩnh Chi, vua Trần Anh Tông có quyết định gì?

  1. Cho Mạc Đĩnh Chi về quê làm quan.
  2. Hủy bỏ kết quả thi của Mạc Đĩnh Chi.
  3. Chọn Mạc Đĩnh Chi làm trạng nguyên của khoa thi ấy.
  4. Chọn Mạc Đĩnh Chi làm thầy giáo dạy văn trong triều.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Vì sao khi Mạc Đĩnh Chi vào chầu, nhà vua muốn thử tài ông một lần nữa?

  1. Vì nhà vua không tin tưởng vào kết quả kì thi.
  2. Vì dung mạo của ông không được đẹp.
  3. Vì nhà vua muốn xem thực lực của ông tới đâu.
  4. Vì nhà vua muốn ông phô bày ra tất cả tài năng của mình.

 

Câu 2: Theo em, nhờ đâu Mạc Đĩnh Chi làm được nhiều việc có ích cho đất nước?

  1. Nhờ vào tài năng thiên phú của ông.
  2. Nhờ vào sự chăm chỉ học tập của ông.
  3. Nhờ vào lòng yêu nước, thương dân của ông.
  4. Nhờ vào sự dũng cảm của ông.

 

Câu 3: Bài phú “Bông sen trong giếng ngọc” nói lên điều gì về Mạc Đĩnh Chi?

  1. Suy nghĩ của ông về đất nước.
  2. Chí hướng cao đẹp và lí tưởng sống của ông.
  3. Suy nghĩ của ông về cuộc đời.
  4. Bàn luận về việc làm quan trong triều của ông.

 

Câu 4: Nội dung của bài đọc là gì?

  1. Cuộc trò chuyện của nhà vua với Mạc Đĩnh Chi.
  2. Buổi thử tài nhà vua dành cho Mạc Đĩnh Chi.
  3. Kể về quá trình học tập để lên làm quan của Mạc Đĩnh Chi.
  4. Ca ngợi tài năng, nêu cao gương hiếu học của Mạc Đĩnh Chi.

 

Câu 5: Em có cảm nhận như thế nào về nhân vật Mạc Đĩnh Chi?

  1. Ông là người thông minh, chăm chỉ.
  2. Ông là người có đức, có tài lại hết lòng vì đất nước nên luôn được nể trọng và ngưỡng mộ. 
  3. Ông có ý chí và nghị lực mạnh mẽ.
  4. Tất cả các ý trên.

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Câu chuyện trên để lại cho em bài học gì?

  1. Bài học về sự cố gắng trong học tập và rèn luyện.
  2. Bài học về sự mạnh mẽ và quyết đoán.
  3. Bài học về sự tự tin.
  4. Bài học về sự dũng cảm đương đầu với khó khăn.

 

Câu 2: Chỉ ra danh từ riêng trong câu dưới đây?

Chữ Mạc Đĩnh Chi rất đẹp.

  1. Chữ.
  2. Mạc Đĩnh Chi.
  3. Rất.
  4. Đẹp.

 

Câu 3: Câu dưới đây có mấy tính từ?

Cậu bé càng lớn càng thông minh, lại rất chăm chỉ học hành và có tài ứng đối mau lẹ.

  1. 1 từ.
  2. 2 từ.
  3. 3 từ.
  4. 4 từ.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Bài đọc nào cũng kể câu chuyện về một tấm gương hiếu học?

  1. Bức tường có nhiều phép lạ.
  2. Văn hay chữ tốt.
  3. Về thăm bà.
  4. Thân thương xứ Vàm.

 

Câu 2: Dưới đây đâu là tên một vị danh nhân của dân tộc Việt Nam?

  1. Nguyễn Trãi.
  2. Kim Đồng.
  3. Yết Kiêu.
  4. Võ Thị Sáu.

 

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1. A

2. C

3. C

4. B

5. B

6. C

7. A

8. B

9. A

10. C

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

1. B

2. C

3. B

4. D

5. D

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

1. A

2. B

3. C

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

1. B

2. A

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời CĐ 3 bài 2: Đọc - Mạc Đĩnh Chi, trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST Bài 1, Bộ đề trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 CTST CĐ 3 bài 2: Đọc - Mạc Đĩnh Chi . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận