Danh mục bài soạn

Pages

Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 CTST CĐ 2 bài 4: Đọc - Thân thương xứ Vàm

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 2 bài 4: Đọc - Thân thương xứ Vàm của bộ sách Tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ: MẢNH GHÉP YÊU THƯƠNG

BÀI 4: THÂN THƯƠNG XỨ VÀM

ĐỌC: THÂN THƯƠNG XỨ VÀM

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài đọc Thân thương xứ Vàm của tác giả nào?

  1. Văn Thành Lê.
  2. Nguyễn Thị Việt Hà.
  3. Nguyễn Nhật Ánh.
  4. Thạch Lam.

 

Câu 2: Chợ Vàm Cái Đôi nằm ở vị trí như nào?

  1. Nép vào một góc bến tàu.
  2. Nằm ở giữa sông.
  3. Nằm ở bờ sông.
  4. Nép vào cảng biển.

 

Câu 3: Chợ Vàm Cái Đôi họp khi nào?

  1. Họp từ giữa trưa.
  2. Họp từ khi bình minh chưa lên.
  3. Họp lúc hoàng hôn buông xuống.
  4. Họp lúc xế chiều.

 

Câu 4: Xuồng từ trong các kinh, vàm, xáng xôn xao chuyển rau, cá, các loại củ, quả từ vườn nhà ra chợ từ lúc nào?

  1. Tờ mờ sáng.
  2. Gần trưa.
  3. Giữa khuya.
  4. Chiều tối.

 

Câu 5: Em hiểu vàm là gì?

  1. Ngã ba sông.
  2. Vùng sông nước.
  3. Kênh, rạch.
  4. Đồng ruộng.

 

Câu 6: Không khí ở chợ như thế nào?

  1. Ồn ào, náo nhiệt.
  2. Ôn hòa, bình dị.
  3. Đông đúc, tấp nập.
  4. Vắng vẻ, ít người qua lại.

 

Câu 7: Ở Vàm Cái Đôi, người ta hay gắn chữ gì phía sau mỗi tên gọi?

  1. Biển.
  2. Sông.
  3. Ruộng.
  4. Kênh.

 

Câu 8: Người dân xứ Vàm nhớ gì khi đi xa?

  1. Phiên chợ hiền lành góc bến tàu cũ.
  2. Ngọn gió chướng non làm thảng thốt con đường trắng hoa lau, hoa sậy.
  3. Nhớ giọng nói của người dân nơi xứ Vàm.
  4. Cả A và B.

 

Câu 9: Nhớ về Vàm là nhớ về gì?

  1. Sự bình yên của dòng sông nối liền xứ sở.
  2. Những con đường hai bên bờ lau sậy mịt mùng.
  3. Những buổi sáng mai người ta thức dậy bằng tiếng còi tàu rời bến sớm nhất rúc lên vang lừng cả thị trấn.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 10: Vàm Cái Đôi thuộc tỉnh nào?

  1. Đồng Nai.
  2. Cà Mau.
  3. Kiên Giang.
  4. Đồng Tháp.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Vì sao tác giả nhận xét chợ Vàm Cái Đôi ôn hòa?

  1. Vì chợ nhỏ, nép vào một góc bến tàu.
  2. Vì chợ họp từ khi bình minh chưa lên.
  3. Vì chợ bày bán đủ loại rau, cá, củ, quả.
  4. Vì chợ có những người mua bán rất thân thiện.

 

Câu 2: Những chi tiết nào thể hiện sự ôn hòa của chợ Vàm Cái Đôi?

  1. Người tới trước, trải cái bao bố xẻ đôi ra làm dấu.
  2. Người tới sau kiếm chỗ nào còn trống ngồi xuống.
  3. Người nào có lỡ lấn sang bên kia tí đỉnh thì cũng cười xòa, có nhiêu đâu, dân ruộng với nhau mà.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 3: Em có suy nghĩ gì về cách gọi “rau ruộng”, “cá ruộng”, “đám cưới ruộng”,...?

  1. Gợi lên sự mộc mạc, dân dã, thôn quê của người dân Vàm Cái Đôi. 
  2. Đó là cách gọi gần gũi, thân thương cho những sự vật quen thuộc , gắn bó của làng quê đồng ruộng.
  3. Cả A và B.
  4. Đó là cách gọi cho thấy sự nghèo đói, lạc hậu ở Vàm Cái Đôi.

 

Câu 4: Vì sao khi đi xa, người dân xứ Vàm lại nhớ những hình ảnh bình dị ở quê hương mình?

  1. Vì những hình ảnh ấy tái hiện cuộc sống lao động của người dân.
  2. Vì những hình ảnh ấy rất đỗi quen thuộc, tất cả đều in đậm trong tâm trí người xa quê.
  3. Vì những hình ảnh ấy là hình ảnh rất đặc trưng, gắn bó và gần gũi nhất của Vàm Cái Đôi.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 5: Nội dung của bài đọc là gì?

  1. Nỗi lòng của người dân xứ Vàm xa quê.
  2. Thể hiện tình yêu thương giữa người với người ở Vàm Cái Đôi.
  3. Thể hiện nhịp sống của người dân nơi Vàm Cái Đôi. Đồng thời thể hiện cảm xúc, tình cảm của những người Vàm xa xứ đối với quê hương mình.
  4. Miêu tả lại khung cảnh họp chợ Vàm Cái Đôi.

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Qua bài đọc, em cảm nhận như thế nào về tình người ở Vàm Cái Đôi?

  1. Ấm áp, ôn hòa, bình dị.
  2. Phóng khoáng, cởi mở.
  3. Thân mật, lạc quan.
  4. Ganh tị, đố kỵ.

 

Câu 2: Em cảm thấy người dân vùng Vàm Cái Đôi như thế nào?

  1. Hiền lành, rộng lượng.
  2. Cẩn trọng, kín đáo.
  3. Lịch sự, tao nhã.
  4. Dũng cảm, khiêm tốn.

 

Câu 3: Tìm động từ trong câu dưới đây?

Nhớ về Vàm là nhớ về sự bình yên của dòng sống nối liền xứ sở.

  1. Vàm.
  2. Bình yên.
  3. Nhớ.
  4. Xứ sở.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Bài đọc nào dưới đây cũng nói về tình yêu quê hương?

  1. Người thiếu niên anh hùng.
  2. Đồng cỏ nở hoa.
  3. Quê hương.
  4. Bầu trời mùa thu.

 

Câu 2: Qua bài đọc trên, em rút ra được điều gì?

  1. Tình yêu quê hương đất nước xuất phát từ những gì bình dị nhất.
  2. Phải biết yêu thương, giữ gìn hình ảnh quê hương.
  3. Chợ Vàm Cái Đôi họp xuyên đêm.
  4. Cả A và B.

 

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1. B

2. A

3. B

4. C

5. A

6. B

7. C

8. D

9. D

10. B

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

1. D

2. D

3. C

4. D

5. C

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

1. A

2. A

3. C

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

1. C

2. D

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời CĐ 2 bài 4: Đọc - Thân thương xứ Vàm , trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST Bài 1, Bộ đề trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 CTST CĐ 2 bài 4: Đọc - Thân thương xứ Vàm . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận