Danh mục bài soạn

Pages

Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 CTST CĐ 2 bài 7: Đọc - Gió vườn

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 2 bài 7: Đọc - Gió vườn của bộ sách Tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ: MẢNH GHÉP YÊU THƯƠNG

BÀI 7: GIÓ VƯỜN

ĐỌC: GIÓ VƯỜN

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài thơ Gió vườn do ai sáng tác?

  1. Bảo Ngọc.
  2. Lê Thị Mây.
  3. Võ Thành An.
  4. Xuân Quỳnh.

 

Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

  1. Thơ lục bát.
  2. Thơ sáu chữ.
  3. Thơ năm chữ.
  4. Thơ tự do.

 

Câu 3: Gió vườn không mải làm gì?

  1. Vòng quanh sân nhà.
  2. Chơi xa.
  3. Bay nhảy.
  4. Tìm niềm vui mới

 

Câu 4: Gió thân thiết với cửa sổ như thế nào?

  1. Nhắc chị cửa sổ đóng cửa cả ngày.
  2. Nhắc chị cửa sổ bụi đã bám vào cửa.
  3. Nhắc chị cửa sổ mở ra suốt ngày.
  4. Nhắc chị cửa sổ khép cửa vào.

 

Câu 5: Gió đi lắc lắc cái gì?

  1. Hoa cỏ.
  2. Cành cây.
  3. Mái nhà rơm.
  4. Hạt cát.

 

Câu 6: Gió thân thiết với bác cổ thụ như thế nào?

  1. Giục bác cổ thụ kể ngày xa xưa.
  2. Nhờ bác cổ thụ đung đưa theo gió.
  3. Nhờ bác cổ thụ bảo vệ bầy chim.
  4. Chúc bác cổ thụ luôn mạnh khỏe.

 

Câu 7: Gió thân thiết với ong bướm như thế nào?

  1. Chỉ hướng hoa thơm cho ong bướm.
  2. Tìm hoa, đưa hương thơm tặng bướm ong.
  3. Du ngoạn cùng ong bướm tìm hoa thơm.
  4. Chỉ đường đi cho ong bướm.

 

Câu 8: Gió vẽ lên mái tranh nhà cái gì?

  1. Một làn khói bếp giúp nhà cửa đầm ấm.
  2. Một cơn gió cuốn bay những chiếc lá rơi trên mái nhà.
  3. Một làn khói bếp giúp bà nấu cơm.
  4. Sương sớm lạnh giá.

 

Câu 9: Gió thức từ lúc nào?

  1. Từ sớm tinh sương.
  2. Từ giữa trưa.
  3. Từ đầu chiều.
  4. Từ đêm tối đầy sao.

 

Câu 10: Gió yêu nhất thời điểm nào?

  1. Đêm khuya.
  2. Buổi rạng đông.
  3. Hoàng hôn.
  4. Tối muộn.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Những việc làm nào cho thấy gió rất chăm chỉ?

  1. Gió giúp bà nấu cơm.
  2. Gió giúp ông đem mưa tưới vườn.
  3. Gió đi lắc lắc cành cây.
  4. Cả A và B.

 

Câu 2: Theo em, vì sao nói gió “Làm bao việc nhỏ để thành lớn khôn.”?

  1. Vì gió làm được việc nhỏ thì mới làm được việc lớn.
  2. Vì tác giả ví gió cũng như một đứa trẻ phải học hỏi dần để trưởng thành, giúp đỡ ông bà bố mẹ để lớn khôn.
  3. Làm việc nhỏ mới đúc rút được nhiều kinh nghiệm để làm việc lớn.
  4. Làm việc nhỏ giúp đỡ mọi người, dần dần sẽ thành việc lớn.

 

Câu 3: Bài thơ có nội dung gì?

  1. Thể hiện tình cảm của gió dành cho mọi người xung quanh mình.
  2. Kể về các việc làm trong ngày, các mối quan hệ, sở thích của gió vườn. 
  3. Thể hiện tình yêu thương của mọi người dành cho gió.
  4. Ca ngợi tấm lòng hiếu thảo của gió.

 

Câu 4: Bài thơ được đọc với giọng thế nào?

  1. Ngọt ngào, tâm tình.
  2. Nhẹ nhàng, trầm lắng.
  3. Tình cảm, tha thiết.
  4. Hào hứng, dồn dập.

 

Câu 5: Hai dòng thơ dưới đây muốn nói lên điều gì?

Gió đi từ một góc vườn

Thổi ra trời rộng bốn phương bạn bè.

  1. Gió bây giờ còn nhỏ chỉ thổi quanh góc vườn, khi mà gió trưởng thành gió sẽ thổi ra trời rộng, quen biết nhiều bạn bè, nhiều điều mới lạ hơn.
  2. Gió xuất phát từ một góc vườn rồi bay ra bầu trời rộng lớn để quen được thêm nhiều bạn bè hơn.
  3. Gió khi còn ở một góc vườn rất nhỏ bé, sau này khi ra trời rộng sẽ to lớn hơn nhiều.
  4. Gió sẽ quen được thêm nhiều bạn mới nếu đi chơi xa.

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua bài thơ?

  1. Gió rất hữu ích, giúp đỡ mọi người rất nhiều. 
  2. Muốn làm được việc lớn thì trước hết phải làm được những việc nhỏ.
  3. Những việc làm của gió vườn, giống như một đứa trẻ phải biết yêu thương, giúp đỡ ông bà bố mẹ, phải biết quan tâm tới mọi người xung quanh mình, phải học hỏi để trưởng thành.
  4. Một đứa trẻ rồi sẽ trưởng thành, rời xa khỏi vòng tay gia đình và đi khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống của mình.

 

Câu 2: Hình tượng thơ mang màu sắc gì?

  1. Cổ điển.
  2. Hiện đại.
  3. Ca dao.
  4. Chèo cổ.

 

Câu 3: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu sau là gì?

Gió vườn chăm chỉ hiền lành

Làm bao việc nhỏ để thành lớn khôn

  1. So sánh.
  2. Nhân hóa.
  3. Lặp từ.
  4. Từ láy.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Bài thơ nào dưới đây cũng có hiện tượng tự nhiên?

  1. Sóng của Xuân Quỳnh.
  2. Điều kì diệu của Huỳnh Mai Liên.
  3. Gặt chữ trên non của Bích Ngọc.
  4. Quả ngọt cuối mùa của Võ Thành An.

 

Câu 2: Em biết gì về gió dưới góc nhìn khoa học?

  1. Gió được hình thành bởi các luồng không khí chuyển động trong không gian với quy mô lớn. 
  2. Trên Trái Đất, gió là những luồng không khí lớn chuyển động trong không gian. 
  3. Trong không gian, gió Mặt Trời là các chất khí hoặc các hạt tích điện chuyển động từ Mặt Trời vào không gian.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1. B

2. A

3. B

4. C

5. B

6. A

7. B

8. C

9. A

10. B

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

1. D

2. B

3. B

4. A

5. A

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

1. C

2. C

3. B

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

1. A

2. D



 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời CĐ 2 bài 7: Đọc - Gió vườn, trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST Bài 1, Bộ đề trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 CTST CĐ 2 bài 7: Đọc - Gió vườn . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận