Danh mục bài soạn

Pages

Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 CTST bài 4: Đọc - Lên nương

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4: Đọc - Lên nương của bộ sách Tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ

BÀI 4: LÊN NƯƠNG

ĐỌC: LÊN NƯƠNG

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Câu chuyện Lên nương của tác giả nào?

  1. Văn Thành Lê.
  2. Lục Mạnh Cường.
  3. Nguyễn Nhật Ánh.
  4. Nguyễn Ngọc Tư

Câu 2: Một cơn gió thổi từ đâu đến mang theo sự mát rượi?

  1. Thung lũng.
  2. Chân núi.
  3. Đỉnh núi.
  4. Bờ sông.

Câu 3: Liêm ngửi thấy mùi gì trong gió?

  1. Mùi lúa chín.
  2. Mùi hoa thơm dịu.
  3. Mùi ngô non thơm dịu.
  4. Mùi ổi chín.

Câu 4: Cảnh cao nguyên trong đoạn đầu được tả như thế nào?

  1. Cao nguyên đang mùa xanh mát.
  2. Ngô, cỏ voi và những loại cỏ khác đón những cơn mưa mùa hạ vươn lên xanh ngắt.
  3. Con đường đầy màu xanh.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Chị Dua bận ôn bài để làm gì?

  1. Tham gia cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện.
  2. Chuẩn bị thi vào lớp Mười dưới huyện.
  3. Thi hết năm học.
  4. Thi giữa kì.

Câu 6: Liêm có cả mùa hè ở đâu?

  1. Trên mảnh nương xanh biếc.
  2. Trên đồng lúa chín vàng.
  3. Ruộng ngô non.
  4. Vườn rau xanh mướt.

Câu 7: Hôm nay, Liêm lên nương làm gì?

  1. Ngắm ruộng lúa xinh đẹp.
  2. Ngắm đồng ngô bát ngát.
  3. Chặt cỏ voi cho bò.
  4. Hái rau về nấu cơm.

Câu 8: Hôm qua, Liêm nói gì với bố?

  1. Mai Liêm sẽ lên nương cắt cỏ.
  2. Để Liêm chăm hai con bò.
  3. Cho Liêm cùng đi gặt lúa với mẹ.
  4. Cho Liêm đi cày với bố.

Câu 9: Quẩy tấu là gì?

  1. Đồ vật đan bằng trúc hoặc vầu, dùng để đựng đồ trong nhà bếp.
  2. Đồ vật được làm bằng gỗ, dùng để đựng dụng cụ lao động.
  3. Đồ vật đan bằng trúc hoặc vầu, dùng để đựng dụng cụ lao động khi lên nương.
  4. Đồ vật được dùng để dụng dụng cụ lao động ngoài công trường.

Câu 10: Cỏ voi là gì?

  1. Loại cỏ thân bò, thấp, lá xanh, ngắn.
  2. Loại cỏ thân đứng, có nhiều đốt, lá xanh, dài, rộng.
  3. Loại cỏ mọc trên đất bùn.
  4. Loại cỏ thân cứng, lá tím.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Cách nói sau có gì thú vị?

Những bó cỏ voi đều “chạy” từ trên nương về trên lưng của bố.

  1. Thể hiện sự hài hước, hóm hỉnh của tác giả để diễn tả sự nhanh nhẹn, khỏe khoắn của bố khi gánh cỏ voi về.
  2. Miêu tả đám cỏ voi trên nương.
  3. Thể hiện sự đẹp đẽ của cỏ voi.
  4. Thể hiện sự đẹp đẽ của cỏ voi trên nương – một loại cỏ góp phần tạo nên cảnh đẹp của cao nguyên rộng lớn.

Câu 2: Cách nói sau có gì thú vị?

Lưng con còn nhỏ lắm, không đủ sức nuôi hai con bò đâu!

  1. Thể hiện sự yếu ớt của Liêm.
  2. Thể hiện sự yêu thương của bố đối với con. Bố sợ con còn nhỏ, sợ con vất vả vì công việc cắt cỏ nuôi bò nặng nhọc.
  3. Tô điểm thêm cho sức khỏe của bố.
  4. Thể hiện sự nhỏ bé của Liêm.

Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy Liêm rất vui và sẵn sàng với công việc?

  1. Liên cười và nói với bố “Không sao. Con đi hai chuyến. Mỗi chuyến một bó cỏ là đủ rồi”.
  2. Vậy là chiều nay, Liêm lên nương thật sớm.
  3. Liên ngắm đồng lúa bát ngát lòng ngập tràn niềm vui.
  4. Cả A và B.

Câu 4: Cách tả mặt trời và nắng ở đoạn cuối có gì hay?

  1. Thể hiện sự am hiểu của tác giả về khoa học.
  2. Thể hiện tài năng của tác giả trong việc miêu tả khung cảnh cao nguyên ngày mùa.
  3. Thể hiện sự hóm hỉnh, ngộ nghĩnh của tác giả: mặt trời mới đi hơn nửa đường một tí có nghĩa là mặt trời mới đi qua thiên đỉnh, khi đó ánh nắng chiếu xuống mặt đất sẽ khá vuông góc với mặt đất nên bóng của Liêm tròn và dẹp.
  4. Thể hiện sự vất vả của Liêm.

Câu 5: Nội dung của bài đọc trên là gì?

  1. Ca ngợi tình thân, tình thương đẹp đẽ.
  2. Kể lại ngày mùa lên nương của Liêm.
  3. Thể hiện tình yêu đối với cảnh vật nơi mình sống của Liêm, đồng thời thể hiện sự vui vẻ của Liêm khi lên nương giúp đỡ gia đình.
  4. Miêu tả khung cảnh cao nguyên ngày mùa.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Em cảm thấy nhân vật Liêm là người như thế nào?

  1. Hồn nhiên, lạc quan.
  2. Chăm chỉ, chịu khó.
  3. Ngoan ngoãn, biết giúp đỡ gia đình.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Bài đọc giúp em biết thêm điều gì về cuộc sống của các bạn nhỏ ở vùng cao?

  1. Các bạn nhỏ vùng cao rất lạc quan, yêu đời.
  2. Các bạn nhỏ vùng cao rất vất vả.
  3. Các bạn nhỏ vùng cao rất chăm chỉ, chịu khó và biết giúp đỡ gia đình.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Tìm danh từ trong câu dưới đây?

Mặt trời mới đi hơn nửa đường một tí, nắng vàng soi cái bóng tròn ủm dưới chân Liêm.

  1. Mặt trời, đường, nắng vàng, soi, cái bóng.
  2. Mặt trời, đường, nắng, soi, cái bóng, tròn ủm.
  3. Mặt trời, đường, nắng, cái bóng, chân Liêm.
  4. Nửa đường, nắng vàng, soi, cái bóng, chân Liêm.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Bài đọc nào dưới đây cũng lấy bối cảnh ở vùng cao?

  1. Những ngày hè tươi đẹp.
  2. Đồng cỏ nở hoa.
  3. Bầu trời mùa thu.
  4. Thanh âm của núi.

Câu 2: Qua bài đọc, cảnh sắc của vùng cao hiện lên như thế nào?

  1. Mộc mạc.
  2. Đơn sơ.
  3. Thanh bình.
  4. Tất cả các đáp án trên.

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1. B

2. A

3. C

4. D

5. B

6. A

7. C

8. B

9. C

10. B

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

1. A

2. B

3. D

4. C

5. C

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

1. D

2. D

3. C

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời bài 4: Đọc - Lên nương, trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST Bài 1, Bộ đề trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 CTST bài 4: Đọc - Lên nương . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận