Danh mục bài soạn

Pages

Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 CTST CĐ3 bài 1: Đọc - Yết Kiêu

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 3 bài 1: Đọc - Yết Kiêu của bộ sách Tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ: NHỮNG NGƯỜI TÀI TRÍ

BÀI 1: YẾT KIÊU

ĐỌC: YẾT KIÊU

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Giặc Nguyên xâm lược nước Đại Việt ta, Yết Kiêu tới gặp và nói gì với cha?

  1. Con đi giết giặc đây, cha ạ!
  2. Cha ơi! Nước mất thì nhà tan…
  3. Con muốn đi giết giặc.
  4. Cả A và B.

 

Câu 2: Yết Kiêu xin nhà vua cái gì để đánh giặc?

  1. Một loại binh khí.
  2. Một trăm chiếc thuyền bè.
  3. Một chiếc dùi sắt.
  4. Một con tàu chiến.

 

Câu 3: Yết Kiêu có thể lặn bao lâu dưới nước?

  1. Nhiều giờ đồng hồ.
  2. Hàng ngày.
  3. Mấy phút đồng hồ.
  4. Một giờ đồng hồ.

 

Câu 4: Ai đã dạy Yết Kiêu học lặn?

  1. Nhà vua.
  2. Cha Yết Kiêu.
  3. Ông của Yết Kiêu.
  4. Quan võ trong triều.

 

Câu 5: Yết Kiêu đánh giặc như thế nào ?

  1. Lặn xuống biển, dùi thủng chiến thuyền của giặc.
  2. Lặn xuống biển, đục thủng mạn tàu.
  3. Lặn xuống biển, đục thủng đuôi tàu.
  4. Đóng thuyền lớn để ngăn tàu của địch tiến vào.

 

Câu 6: Ai dạy ông của Yết Kiêu lặn?

  1. Thầy đồ.
  2. Ngư dân.
  3. Tự học.
  4. Quan võ.

 

Câu 7: Yết Kiêu trả lời như thế nào khi giặc hỏi nước Nam có nhiều người lặn giỏi như ông không?

  1. Không có ai lặn được như ông hết.
  2. Có mỗi một người lặn được như ông.
  3. Nhiều không đếm xuể.
  4. Rất nhiều người lặn được, nhưng giống ông thì không nhiều.

 

Câu 8: Yết Kiêu đã thoát thân như thế nào?

  1. Giả vờ nghe theo giặc, rồi thừa lúc chúng vô ý nhảy xuống nước trốn đi.
  2. Để lại kí hiệu đợi người đến cứu.
  3. Lừa giặc rồi nhảy xuống tàu.
  4. Thương lượng với giặc.

 

Câu 9: Đại Việt là tên nước ta thời nào?

  1. Thời Lý.
  2. Thời Trần.
  3. Thời Lê.
  4. Thời Nguyễn.

 

Câu 10: Những chi tiết nào nói lên lòng yêu nước của Yết Kiêu và cha?

  1. Yết Kiêu xin cha đi đánh giặc.
  2. Người cha trách bản thân mình không giúp được gì cho đất nước.
  3. Yết Kiêu và cha nghĩ đến cảnh nước mất nhà tan. Người cha đồng ý cho Yết Kiêu đi đánh giặc.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Vì sao Yết Kiêu đến tâu vua xin được đi đánh giặc?

  1. Vì ông có sức khỏe hơn người, không ai địch nổi.
  2. Vì ông có tài ở dưới nước sáu, bảy ngày mới lên.
  3. Vì ông có lòng quyết tâm đánh giặc cứu nước.
  4. Vì ông tin tưởng tài năng của mình.

 

Câu 2: Vì sao nhà vua cho rằng Yết Kiêu là “Người dân thường mà phi thường.”?

  1. Vì chiến thuật đánh giặc của Yết Kiêu độc đáo.
  2. Vì Yết Kiêu rất đa tài, thông minh, cơ trí. 
  3. Vì Yết Kiêu đi đánh giặc chỉ xin nhà vua một loại binh khí duy nhất để dùi thủng chiến thuyền của giặc, Yết Kiêu còn có thể lặn hàng giờ dưới nước.
  4. Vì chưa có ai đánh giặc giống Yết Kiêu.

 

Câu 3: Khi bị giặc tra khảo, Yết Kiêu đã thể hiện được điều gì?

  1. Dũng khí và sự khôn ngoan.
  2. Sự nhanh nhẹn và cơ trí.
  3. Sự hoảng loạn và sợ hãi
  4. Sự yếu đuối và nhát gan.

 

Câu 4: Nội dung của bài đọc là gì?

  1. Kể câu chuyện về việc đánh giặc của Yết Kiêu.
  2. Kể câu chuyện về quá trình bị giặc bắt của Yết Kiêu.
  3. Ca ngợi tài năng bơi lội của Yết Kiêu.
  4. Ca ngợi sự dũng cảm và tài năng, cùng với lòng yêu nước của Yết Kiêu.

 

Câu 5: Em có cảm nhận như thế nào về nhân vật Yết Kiêu?

  1. Là một người dũng cảm, mạnh mẽ, tài trí, yêu nước.
  2. Là một người nhát gan, ham sống sợ chết.
  3. Là một người khôn vặt.
  4. Là một người có tài nhưng hậu đậu.

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Bài đọc muốn nói điều gì với chúng ta?

  1. Phải biết xây dựng đất nước.
  2. Phải biết bảo vệ tổ quốc.
  3. Phải đấu tranh với các thế lực thù địch để bảo vệ đất nước.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Tìm động từ trong câu dưới đây?

Giặc dụ dỗ ông đưa chúng đi bắt những người khác.

  1. Dụ dỗ.
  2. Đưa.
  3. Bắt.
  4. Cả A, B, C.

 

Câu 3: Câu dưới đây có mấy tính từ?

Ta chưa giỏi, làm không khéo nên mới bị bắt.

  1. 1 từ.
  2. 2 từ.
  3. 3 từ.
  4. 4 từ.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Qua bài đọc trên, em có thể thấy truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta xuất phát từ đâu?

  1. Lòng yêu nước.
  2. Sự chăm chỉ.
  3. Sự thông minh cơ trí.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Là học sinh, em cần làm gì để xây dựng và bảo vệ tổ quốc?

  1. Rèn luyện sức khỏe.
  2. Chăm chỉ học tập.
  3. Tránh xa các tệ nạn.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1. D

2. C

3. A

4. B

5. A

6. C

7. C

8. A

9. B

10. D

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

1. C

2. C

3. A

4. D

5. A

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

1. D

2. D

3. B

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

1. A

2. D

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời CĐ 2 bài 1: Đọc - Yết Kiêu , trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST Bài 1, Bộ đề trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 CTST CĐ3 bài 1: Đọc - Yết Kiêu . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận