Danh mục bài soạn

Pages

Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 CTST bài 1: Luyện từ và câu - Danh từ

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 1: Luyện từ và câu Danh từ của bộ sách Tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

A. TRẮC NGHIỆM 

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU) 

Câu 1: Danh từ là gì? 

  1. Là những hư từ.
  2. Là từ chỉ sự vật: người, vật, con vật, thời gian, hiện tượng tự nhiên…
  3. Là những từ chỉ hành động của con người, sự vật…
  4. Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của con người, sự vật… 

Câu 2: Dưới đây đâu là từ chỉ người?

  1. Ông bà.
  2. Chiều tối.
  3. Sáng sớm.
  4. Cây cối

Câu 3: Câu văn sau có mấy danh từ?

Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.

  1. 6 danh từ.
  2. 5 danh từ.
  3. 4 danh từ. 
  4. 3 danh từ.

Câu 4: Từ nào dưới đây là từ chỉ hiện tượng tự nhiên?

  1. Chiều tối.
  2. Sáng sớm.
  3. Ban ngày.
  4. Mưa dông.

Câu 5: Những từ “hoa cỏ, cây cối, bàn ghế, bút vẽ, bảng đen” là danh từ chỉ gì?

  1. Danh từ chỉ vật.
  2. Danh từ chỉ người.
  3. Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên.
  4. Danh từ chỉ thời gian.

Câu 6: Từ nào dưới đây là từ chỉ thời gian?

  1. Buổi tối.
  2. Cái bút.
  3. Bão lũ.
  4. Bố mẹ.

Câu 7: Từ nào dưới đây là danh từ chỉ vật?

  1. Hôm nay.
  2. Cây lúa.
  3. Sóng thần.
  4. Bạn bè.

Câu 8: Từ nào dưới đây là danh từ?

  1. Áo.
  2. Ăn.
  3. Xấu.
  4. Cao.

Câu 9: Tìm danh từ trong câu sau?

Chích bông năng nhặt sâu, bắt mối phá mùa màng và cây cối.

  1. Chích bông, năng, sâu, mối, mùa màng.
  2. Chích bông, sâu, mối, mùa màng, cây cối.
  3. Sâu, bắt, mối, mùa màng, cây cối.
  4. Năng, nhặt, sâu, mối, mùa màng.

Câu 10: Tìm danh từ trong câu sau?

Những cơn mưa ở mùa vụ tiếp theo giúp các cánh đồng dần xanh tươi trở lại.

  1. Cơn mưa, mùa vụ, tiếp theo, giúp, cánh đồng.
  2. Cơn mưa, mùa vụ, các cánh đồng, xanh tươi, trở lại.
  3. Cơn mưa, mùa vụ, các cánh đồng.
  4. Mùa vụ, giúp, các cánh đồng.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU) 

Câu 1: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các danh từ?

  1. Mưa bão, bầu trời.
  2. Bình yên, sóng gió.
  3. Hun hút, thăm thẳm.
  4. Hoa đỏ, bay nhảy.

Câu 2: Trong câu sau, từ gạch chân nào là danh từ chỉ người, từ gạch chân nào là danh từ chỉ vật?

Cô giáo chỉ lên bảng và hướng dẫn học sinh đọc bài.

  1. “Cô giáo” là danh từ chỉ người; “bảng”, “học sinh” là danh từ chỉ vật.
  2. “Cô giáo”, “bảng” là danh từ chỉ người; “học sinh” là danh từ chỉ vật.
  3. “Cô giáo”, “học sinh” là danh từ chỉ người; “bảng” là danh từ chỉ vật.
  4. “Cô giáo”, “bảng” là danh từ chỉ vật; “học sinh” là danh từ chỉ người.

Câu 3: Chọn danh từ thích hợp điền vào câu sau: …… đến, cây cối đâm chồi nảy lộc, trở nên xanh tươi hơn, ai nấy cũng đều thích thú và vui mừng.

  1. Mùa thu.
  2. Mùa xuân.
  3. Mùa hạ.
  4. Mùa đông.

Câu 4: Đâu là các danh từ chỉ vật xuất hiện trong lớp học?

  1. Bếp ga, vở, bảng.
  2. Bút, thước kẻ, bánh kẹo.
  3. Giường, cục tẩy, hộp bút.
  4. Bút, cục tẩy, bảng.

Câu 5: Trong đoạn thơ sau có mấy danh từ?

Đôi bàn tay be bé

Nhanh nhẹn ai biết không?

Chiều tưới cây cho ông

Tối chép thơ tặng bố.

  1. 6 từ.
  2. 7 từ.
  3. 8 từ.
  4. 9 từ.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU) 

Câu 1: Tìm danh từ chỉ vật trong đoạn sau?

Cánh đồng thênh thang gió nắng. Cái xóm nhỏ ngó ra con kênh. Không gian sống động đến nỗi có thể cảm nhận được mùi hương của bông súng nở trong đĩa, tiếng con chim tu hú gọi bầy tao tác, cá quẫy dưới váng bèo.

  1. Cánh đồng, gió, xóm, con kênh, bông súng, đĩa, chim tu hú, cá, váng bèo.
  2. Thênh thang, gió nắng, nhỏ, nhó ra, sống động, mùi hương, tu hú.
  3. Gió nắng, xóm nhỏ, con kênh, bông súng, chim tu hú, gọi bầy, váng bèo.
  4. Cánh đồng, gió, ngó ra, con kênh, không gian, mùi hương, gọi bầy.

Câu 2: Từ “tình yêu” là loại danh từ gì?

  1. Danh từ chỉ sự vật.
  2. Danh từ chỉ người.
  3. Danh từ chỉ đơn vị.
  4. Danh từ chỉ khái niệm.

Câu 3: Từ “áp bức” là loại danh từ gì?

  1. Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên.
  2. Danh từ chỉ hiện tượng xã hội.
  3. Danh từ chỉ đơn vị.
  4. Danh từ chỉ khái niệm.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU) 

Câu 1: Dưới đây đâu là danh từ chỉ khái niệm?

  1. Đạo đức, cây cối.
  2. Nhân sinh, xã hội.
  3. Học hành, thôn xã.
  4. Giây phút, sáng tối.

Câu 2: Dưới đây đâu là nhóm danh từ đối lập?

  1. Danh từ chung và danh từ riêng.
  2. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ hiện tượng.
  3. Danh từ chỉ khái niệm và danh từ chung.
  4. Danh từ chỉ khái niệm và danh từ chỉ đơn vị.

B. ĐÁP ÁN 

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU) 

1. B 

2. A

3. A 

4. D 

5. A

6. A 

7. B 

8. A 

9. B 

10. C

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU) 

1. A

2. C 

3. B  

4. D 

5. C

 III. VẬN DỤNG (03 CÂU) 

1. A

2. D 

3. B 

 IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU) 

1. B

2. A

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời bài 1 Luyện từ và câu - Danh từ, trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST Bài 1, Bộ đề trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 CTST bài 1: Luyện từ và câu - Danh từ . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận