Danh mục bài soạn

Pages

Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 CTST bài 2: Đọc - Đóa hoa đồng thoại

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: Đọc - Đóa hoa đồng thoại của bộ sách Tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ

BÀI 2: ĐÓA HOA ĐỒNG THOẠI

ĐỌC: ĐÓA HOA ĐỒNG THOẠI

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Đóa hoa đồng thoại là gì?

  1. Tên cuộc thi sáng tác truyện đồng thoại do Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam bảo trợ. Cuộc thi được tổ chức ở Việt Nam từ năm 2018.
  2. Truyện sáng tác dành cho trẻ em, trong đó loài vật và các vật được nhân hóa để tạo nên một thế giới thần kì.
  3. Tên một cuộc thi sáng tác truyện tranh.
  4. Tên một cuốn truyện tranh.

Câu 2: Truyện đồng thoại là gì?

  1. Một thể loại văn học dân gian Việt Nam, kể lại những nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
  2. Truyện sáng tác dành cho trẻ em, trong đó loài vật và các vật được nhân hóa để tạo nên một thế giới thần kì.
  3. Là những truyện truyền tải những bài học về đạo đức, lễ nghi và đạo lý làm người, từ đó giúp người đọc, nghe rút ra những kinh nghiệm sống.
  4. Những bài ca ngắn, phản ánh đời sống sinh hoạt lịch sử, diễn biến nội tâm của con người và thái độ của họ.

 Câu 3: Cuộc thi sáng tác truyện “Đóa hoa đồng thoại” dành riêng một hạng mục cho đối tượng nào?

  1. Học sinh các trường trung học cơ sở trên toàn quốc.
  2. Sinh viên các trường đại học trên toàn quốc.
  3. Học sinh các trường tiểu học trên toàn quốc.
  4. Học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Câu 4: Ban Tổ chức cuộc thi “Đóa hoa đồng thoại” mong muốn điều gì?

  1. Khuyến khích và phát hiện tài năng sáng tác truyện đồng thoại của các em nhỏ.
  2. Kết nối trái tim của người dân Nhật Bản và Việt Nam.
  3. Góp phần nuôi dưỡng tâm hồn trẻ em em hai nước Nhật Bản và Việt Nam.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Các tác phẩm đoạt giải sẽ được dịch sang tiếng gì?

  1. Tiếng Anh.
  2. Tiếng Trung.
  3. Tiếng Nhật.
  4. Tiếng Hàn.

Câu 6: Toàn bộ lợi nhuận từ việc bán sách được trao tặng cho ai?

  1. Các em học sinh đoạt giải.
  2. Các quỹ khuyến học, khuyến đọc của Việt Nam.
  3. Các quỹ khuyến học, khuyến đọc của Nhật Bản.
  4. Các em học sinh xuất sắc trong cuộc thi sáng tác truyện.

Câu 7: Thí sinh đoạt giải Đặc biệt được tham gia lễ trao giải ở đâu?

  1. Việt Nam.
  2. Trung Quốc.
  3. Nhật Bản.
  4. Nga.

Câu 8: Phần thưởng vinh danh các tác giả xuất sắc là gì?

  1. Được khắc tên trên cúp “Đóa hoa đồng thoại”.
  2. Được đi du lịch Nhật Bản.
  3. Được tham gia hội thảo.
  4. Được cấp giấy khen.

Câu 9: Phát hành nghĩa là gì?

  1. Đưa ra sử dụng rộng rãi những gì mới sản xuất.
  2. In ấn các ấn phẩm tạp chí.
  3. Xuất bản nhiều sách mới.
  4. Đưa ra sử dụng rộng rãi những gì mới in, mới xuất bản.

Câu 10: Các tác phẩm đoạt giải còn được phát hành rộng rãi dưới dạng gì?

  1. Tuyển tập truyện đồng thoại Việt Nam.
  2. Tuyển tập song ngữ Việt – Nhật.
  3. Tuyển tập truyện thiếu nhi Nhật Bản.
  4. Tuyển tập truyện thiếu nhi Việt Nam.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Chi tiết biên dịch, biên tập, vẽ minh họa, in ấn và phát hành rộng rãi các tác phẩm đoạt giải cho thấy điều gì?

  1. Ban Tổ chức rất đề cao các tác phẩm đoạt giải.
  2. Cuộc thi sáng tác truyện “Đóa hoa đồng thoại” nhận được sự tham gia đông đảo.
  3. Ban Tổ chức nhận được rất nhiều các tác phẩm được đánh giá cao.
  4. Ban Tổ chức khuyến khích mọi người tham gia cuộc thi “Đóa hoa hồng thoại”.

Câu 2: Việc trao toàn bộ lợi nhuận từ việc bán sách cho các quỹ khuyến học có ý nghĩa gì?

  1. Tăng thêm giá trị cho quỹ khuyến học.
  2. Hỗ trợ, động viên, khen thưởng, khuyến khích và giúp đỡ về tài chính cho học sinh.
  3. Góp phần phát triển giáo dục.
  4. Để học sinh nhận được quà có giá trị lớn.

Câu 3: Nội dung của bài đọc là gì?

  1. Tôn vinh các tác giả có đóng góp to lớn cho hoạt động nghệ thuật.
  2. Giới thiệu về cuộc thi “Đóa hoa đồng thoại”.
  3. Phát động cuộc thi sáng tác truyện “Đóa hoa đồng thoại”.
  4. Thống kê các kết quả đạt được của cuộc thi “Đóa hoa đồng thoại”.

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

  1. Cuộc thi sáng tác truyện “Đóa hoa đồng thoại” chỉ dành cho học sinh tiểu học.
  2. Chỉ thí sinh đoạt giải Đặc biệt mới được tham gia lễ trao giải tại Nhật Bản.
  3. Cuộc thi “Đóa hoa đồng thoại” là dịp để kết nối trái tim của người dân hai nước Nhật Bản và Việt Nam.
  4. Các tác phẩm đoạt giải sẽ được in ấn và phát hành rộng rãi.

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây đúng?

  1. Truyện đồng thoại với truyện cổ tích là một.
  2. Cuộc thi Đóa hoa đồng thoại không được tổ chức tại Việt Nam.
  3. Truyện đồng thoại là truyện sáng tác dành cho người lớn.
  4. Cuộc thi sáng tác truyện “Đóa hoa đồng thoại” dành riêng một hạng mục cho học sinh tiểu học.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Qua bài đọc trên, em thấy quỹ khuyến học được sử dụng với mục đích gì?

  1. Chi giải thưởng cho học sinh, sinh viên có thành tích cao trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế.
  2. Tài trợ cho việc xây dựng cơ sở giáo dục dân lập có chất lượng cao, chú trọng phương thức vừa học vừa làm.
  3. Hỗ trợ thầy cô giáo dạy giỏi, học sinh học giỏi của các trường sư phạm gặp khó khăn đặc biệt trong sinh hoạt.
  4. Trợ giúp học sinh nghèo vượt khó, đạt kết quả xuất sắc cũng như có năng khiếu đặc biệt trong học tập.

Câu 2: Câu sau có bao nhiêu danh từ?

Các tác phẩm đoạt giải sẽ được biên tập, vẽ minh họa và phát hành rộng rãi.

  1. 1 từ.
  2. 2 từ.
  3. 3 từ.
  4. 4 từ.

Câu 3: Tìm danh từ trong câu dưới đây?

Một phần thưởng vinh danh các tác giả xuất sắc.

  1. Phần thưởng.
  2. Vinh danh.
  3. Tác giả.
  4. Cả A và C.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Dưới đây đâu là cuộc thi được tổ chức dành cho thiếu nhi?

  1. Cuộc thi Nghiên cứu khoa học.
  2. Cuộc thi Viết văn nghị luận.
  3. Cuộc thi Sáng kiến công nghệ .
  4. Cuộc thi Bác Hồ với thiếu nhi – Thiếu nhi với Bác Hồ.

Câu 2: Chúng ta cần có thái độ như thế nào khi tham gia các cuộc thi quy mô lớn?

  1. Tự tin.
  2. Trung thực.
  3. Nghiêm túc.
  4. Tất cả các đáp án trên.

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1. A

2. B

3. C

4. D

5. C

6. B

7. C

8. A

9. D

10. B

 II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

1. A

2. B

3. B

4. A

5. D

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

1. A

2. B

3. D

 IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

1. D

2. D

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời bài 2 Đóa hoa đồng thoại, trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST Bài 1, Bộ đề trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 CTST bài 2: Đọc - Đóa hoa đồng thoại . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận