Danh mục bài soạn

Pages

Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 CTST CĐ 3 bài 4: Luyện từ và câu - Sử dụng từ điển

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 3 bài 4: Luyện từ và câu - Sử dụng từ điển của bộ sách Tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ: NHỮNG NGƯỜI TÀI TRÍ

BÀI 4: TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: SỬ DỤNG TỪ ĐIỂN

(15 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Từ điển là gì?

  1. Từ điển là một cuốn sách giải thích tất tần tật thông tin về ngôn ngữ của loài người.
  2. Từ điển là nơi giải thích thông tin về ngôn ngữ của con người một cách dễ hiểu và khách quan nhất.
  3. Từ điển là nơi giải thích các từ mới về ngôn ngữ của con người. 
  4. Từ điển là một cuốn sách giải thích thông tin về ngôn ngữ của con người một cách ngắn gọn và dễ hiểu.

 

Câu 2: Các bước để sử dụng từ điển là gì?

  1. Chọn từ điển thích hợp → Đọc hướng dẫn sử dụng → Đọc bảng chữ viết tắt → Tra từ cần tìm nghĩa.
  2. Chọn từ điển thích hợp → Tìm thông tin cần thiết → Tra cứu từ cần tìm nghĩa → Đọc bảng từ viết tắt.
  3. Tìm thông tin cần thiết → Đọc bảng từ viết tắt → Chọn từ điển thích hợp để tra cứu.
  4. Tìm thông tin cần thiết → Đọc hướng dẫn sử dụng → Chọn từ thích hợp để tra cứu.

 

Câu 3: Có mấy bước để tra nghĩa của từ cần tìm và đó là những bước nào?

  1. 2 bước. Bước 1 – Tìm trang có chữ cái đầu tiên của từ. Bước 2 – Dò từ trên xuống để tìm từ cần tra.
  2. 3 bước. Bước 1 – Tìm trang có chữ cái đầu tiên của từ. Bước 2 – Dò từ trên xuống theo thứ tự để tìm đến từ cần tra. Bước 3 – Đọc kĩ phần giải thích nghĩa của từ và chọn nghĩa phù hợp.
  3. 2 bước. Bước 1 – Tìm trang có chữ cái đầu tiên của từ. Bước 2 – Tìm từ cần tìm trong cái trang đó, nếu không tìm thấy thì sang trang khác tìm.
  4. 3 bước. Bước 1 – Dò từ trên xuống theo thứ tự chữ cái đầu tiên của từ. Bước 2 – Đọc kĩ phần giải thích nghĩa của từng từ. Bước 3 – Chọn nghĩa phù hợp.

 

Câu 4: Ý nào dưới đây nêu đúng công dụng của từ điển?

  1. Cung cấp thông tin về từ loại (danh từ, động từ, tính từ…).
  2. Cung cấp cách sử dụng từ thông qua các ví dụ.
  3. Giúp hiểu nghĩa của từ.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

 

Câu 5: Phần hướng dẫn sử dụng từ điển cung cấp thông tin gì cho người dùng?

  1. Cách sắp xếp mục từ.
  2. Thông tin cần thiết.
  3. Cách viết tắt, kí hiệu.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Dựa vào từ điển tiếng Việt, tìm nghĩa của từ măng non?

  1. Măng non là hình ảnh ẩn dụ chỉ trẻ em mới lớn.
  2. Măng non là măng mới nhú, thường dùng để ví lứa tuổi thiếu niên nhi đồng.
  3. Măng non là một phần của cây tre.
  4. Măng non là một bộ phận thường mọc ở ngọn cây tre.

 

Câu 2: Bước đầu trong việc tìm nghĩa của từ măng non là gì?

  1. Tìm mục chữ M trong từ điển.
  2. Tìm từ viết tắt.
  3. Mở từ điển ra trực tiếp tìm từ măng non.
  4. Giở mục lục ra tìm.

 

Câu 3: Bước cuối cùng của việc tra từ điển là gì?

  1. Nhớ từ.
  2. Đọc nghĩa của từ.
  3. Đọc ví dụ để hiểu thêm ý nghĩa và cách dùng của từ.
  4. Tìm từ.

 

Câu 4: Khi tìm từ măng non thì tìm tiếng nào trước?

  1. Tiéng non.
  2. Cả hai tiếng măng non.
  3. Tiếng măng.
  4. Tìm chữ M.

 

Câu 5: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về công dụng của từ điển?

  1. Từ điển dạy ta cách nhớ từ.
  2. Thông qua từ điển ta có thể biết được nghĩa và cách sử dụng từ.
  3. Từ điển cung cấp thông tin về từ loại như danh từ, động từ, tính từ…
  4. Từ điển cung cấp cách sử dụng từ thông qua các ví dụ được ghi trong từ điển.

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Dùng từ điển tìm nghĩa của từ thuần hậu?

  1. Dịu dàng.
  2. Chất phác, hiền hậu.
  3. Chung thủy.
  4. Trung thực.

 

Câu 2: Tìm nghĩa của từ hiền hòa?

  1. Không so đo nhỏ nhặt.
  2. Lành tính.
  3. Hiền dịu và ôn hòa.
  4. Nhã nhặn.

 

Câu 3: Ví dụ nào sau đây dùng được từ ấm no?

  1. Đầy đủ về vật chất, như đủ ăn, đủ mặc.
  2. Vừa ấm lòng lại vừa no bụng.
  3. Ấm áp, dịu êm.
  4. Ăn no ngủ kĩ.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Từ cheo leo được giải nghĩa trong từ điển là lắt lẻo, cao mà không vững, nhô ra xa một mình thuộc từ loại gì?

  1. Tính từ.
  2. Danh từ.
  3. Động từ.
  4. Hư từ.

 

Câu 2: Từ thu mang nghĩa loại cá biển to con, thịt dẽ có lớp đứng, bùi và ngon, gan được ép lấy dầu làm thuốc thuộc từ loại nào?

  1. Động từ.
  2. Tính từ.
  3. Danh từ.
  4. Hư từ.

 

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

1. B

2. A

3. B

4. D

5. D

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

1. B

2. A

3. C

4. C

5. A

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

1. B

2. C

3. A

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

1. A

2. C

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời CĐ 3 bài 4: Luyện từ và câu - Sử dụng từ điển , trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST Bài 1, Bộ đề trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 CTST CĐ 3 bài 4: Luyện từ và câu - Sử dụng từ điển . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận