Danh mục bài soạn

Pages

Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 CTST bài 8: Đọc - Mùa thu

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: Đọc - Mùa thu của bộ sách Tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ

BÀI 8: MÙA THU

ĐỌC: MÙA THU

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài đọc Mùa thu của tác giả nào?

  1. Văn Thành Lê.
  2. Huỳnh Thị Thu Hương.
  3. Nguyễn Nhật Ánh.
  4. Nguyễn Ngọc Tư.

Câu 2: Trong đoạn văn thứ nhất, tác giả tả khu vườn mùa thu bằng những hình ảnh nào?

  1. Lá vàng xao động.
  2. Trái bưởi bỗng tròn căng đang chờ đêm hội rằm phá cổ.
  3. Cả A và B.
  4. Lá vàng bay phấp phơi, hoa bưởi trăng trắng tỏa hương ngào ngạt.

Câu 3: Trong đoạn văn thứ nhất, tác giả tả khu vườn mùa thu bằng âm thanh nào?

  1. Tiếng đám sẻ non tíu tít nhảy nhót nhặt những hạt thóc còn vương lại trên mảnh sân vuông.
  2. Tiếng tu hú gọi bầy chuẩn bị kéo nhau bay đi.
  3. Tiếng gió lao xao, tiếng thở của sương sớm.
  4. Không có đáp án nào đúng.

Câu 4: Bầu trời đêm mùa thu được miêu tả như thế nào?

  1. Mảnh trăng nhẹ tênh, mỏng manh trôi bồng bềnh trên nền trời chi chít ánh sao.
  2. Ánh trăng không còn khuyết mà tòn vành vạnh khi đến giữa mùa thu.
  3. Gió hiu hiu se se lạnh.
  4. Cả A và B.

Câu 5: Tiết trời mùa thu như thế nào?

  1. Nóng bức.
  2. Ấm áp.
  3. Trong thanh dịu nhẹ.
  4. Se lạnh.

Câu 6: Mỗi sớm đến trường, bước chân chợt ngập ngừng khi đánh thức cái gì?

  1. Những bông hoa vẫn còn đang ngái ngủ ven đường.
  2. Những bụi cây non vẫn còn đang ngái ngủ.
  3. Những chiếc lá đọng sương sớm.
  4. Những ngọn cỏ tắm đẫm sương mai.

Câu 7: Tia nắng ban mai chiếu đến những nơi nào?

  1. Xuyên qua kẽ lá.
  2. Soi vào chiếc tổ xinh xắn làm cho chú chim non bừng tỉnh bay lên trời cất tiếng hót líu lo.
  3. Soi vào từng ngóc ngách của xóm làng.
  4. Cả A và B.

Câu 8: Những bông hoa cúc được miêu tả như thế nào?

  1. Nở rộ, sắp úa tàn.
  2. Xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ.
  3. Bung nở tỏa hương ngào ngạt.
  4. Đung đưa theo gió.

Câu 9: Thảm cỏ may được miêu tả như thế nào?

  1. Tím biếc đến nôn nao.
  2. Xanh biếc trải dài.
  3. Xanh mơn mởn.
  4. Trải dài vô tận.

Câu 10: Điều gì khiến chú chim đang nghiêng chiếc đầu nhỏ xinh tìm sâu trong kẽ lá cũng lích rích hót theo?

  1. Tiếng nô đùa của các em học sinh.
  2. Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài cửa lớp.
  3. Tiếng cô giáo giảng bài.
  4. Tiếng gió lao xao.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Vì sao con đường làng vào mùa thu bỗng “như quen, như lạ”?

  1. Vì tiết trời mùa thu trong xanh dịu nhẹ, cảnh vật mùa thu trở nên sống động và khác biệt hơn.
  2. Vì vào thu cảnh vật xơ xác, tiêu điều.
  3. Vì cảnh vật và tiết trời vào thu thay đổi không quá nhiều.
  4. Vì cảnh vật thay đổi khi chuyển mùa.

Câu 2: Cách tả hoa, lá mùa thu có gì đặc biệt?

  1. Hoa lá như thể có linh hồn.
  2. Gợi hình gợi cảm.
  3. Đậm chất cảnh vật vào thu.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Nội dung của bài đọc là gì?

  1. Miêu tả vẻ đẹp của hoa lá cỏ cây khi sang thu.
  2. Miêu tả vẻ đẹp của tiết trời lúc vào thu.
  3. Miêu tả cảnh vật lúc vào thu.
  4. Miêu tả vẻ đẹp của muôn loài lúc sang thu.

Câu 4: Hình ảnh “Giọt nắng sớm mai như vô tình đậu lên trang vở mới, bừng sáng lung linh những ước mơ” gợi lên điều gì?

  1. Ánh nắng chiếu vào phòng học, những trang sách của các bạn nhỏ, chắp cánh cho những ước mơ của các bạn nhỏ.
  2. Các bạn nhỏ đang học tập để có một tương lai tốt đẹp.
  3. Các bạn nhỏ đang dần khám phá ra những ước mơ, hoài bão của mình.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Hình ảnh “chú chim non bừng tỉnh giấc, bay vút lên trời rồi cất tiếng hót líu lo” nói lên điều gì?

  1. Chú chim nhỏ mới tỉnh giấc.
  2. Chú chim nhỏ bị đánh thức và bực mình.
  3. Một ngày mới bắt đầu.
  4. Trời bắt đầu vào thu.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Qua bài đọc, em cảm nhận như thế nào về cảnh sắc vào thu?

  1. Những chiếc lá từ màu xanh ngả sang vàng.
  2. Tiết trời trong thanh, mát mẻ, không còn những ánh nắng gắt gao, sự nóng bức của ngày hè mà thay vào đó là những tia nắng mong manh.
  3. Hoa cỏ cũng từng bước thay đổi, đắp cho mình những bộ áo mới.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Qua bài đọc, em cảm thấy không khí vào thu như thế nào?

  1. Yên bình, êm ả.
  2. Hấp tấp, vội vã.
  3. Vội vàng, hối hả.
  4. Ồn ào, náo nhiệt.

Câu 3: Tìm động từ chỉ hoạt động trong câu dưới đây?

Chú chim đang nghiêng chiếc đầu nhỏ xinh tìm sâu trong kẽ lá.

  1. Nghiêng đầu.
  2. Tìm sâu.
  3. Kẽ lá.
  4. Cả A và B.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Bài đọc nào dưới đây cũng lấy bối cảnh là mùa thu?

  1. Người thiếu niên anh hùng.
  2. Đồng cỏ nở hoa.
  3. Bầu trời mùa thu.
  4. Trước ngày xa quê.

Câu 2: Hình ảnh thiên nhiên hiện lên như thế nào qua bài đọc?

  1. Thiên nhiên là bức tranh phong cảnh hữu tình.
  2. Thiên nhiên là người bạn của con người.
  3. Thiên nhiên là biển bạc rừng vàng.
  4. Thiên nhiên là món quà tinh thần của con người.

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1. B

2. C

3. A

4. D

5. C

6. B

7. D

8. B

9. A

10. B

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

1. A

2. D

3. C

4. D

5. C

 III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

1. D

2. A

3. B

 IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

1. C

2. A

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời bài 8: Đọc - Mùa thu, trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST Bài 1, Bộ đề trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 CTST bài 8: Đọc - Mùa thu . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận