Danh mục bài soạn

Pages

Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 CTST CĐ 3 bài 8: Đọc - Những mùa hoa trên cao nguyên đá

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 3 bài 8: Đọc - Những mùa hoa trên cao nguyên đá của bộ sách Tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ: NHỮNG NGƯỜI TÀI TRÍ

BÀI 8: NHỮNG MÙA HOA TRÊN CAO NGUYÊN ĐÁ

ĐỌC: NHỮNG MÙA HOA TRÊN CAO NGUYÊN ĐÁ

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài đọc Những mùa hoa trên cao nguyên đá của tác giả nào?

  1. Văn Thành Lê.
  2. Lục Mạnh Cường.
  3. Nguyễn Nhật Ánh.
  4. Vân Vũ.

 

Câu 2: Mùa hạ, vùng cao nguyên đá có gì đẹp?

  1. Mùa hạ đến cùng với những cơn mưa, đem màu xanh rải khắp cao nguyên. Màu xanh của cỏ voi, của ngô nhuộm dần, che phủ màu đá xám.
  2. Mùa hạ đến cùng những ánh nắng gay gắt, khiến cánh đồng ngô vàng trở nên rực rỡ.
  3. Mùa hạ mang theo nắng gắt, trải xuống nương ngô, ruộng lúa, lẫn trong đó là màu xanh của cánh đồng, màu xanh của bầu trời.
  4. Mùa hạ mang theo những cơn mưa tới, khiến cánh đồng xanh tươi.

 

Câu 3: Những bông hoa ngô rồi sẽ trở thành gì?

  1. Những ngón tay đón ánh nắng mặt trời.
  2. Những bắp ngô chắc hạt, vàng óng.
  3. Những bắp ngô vàng ươm.
  4. Những bắp ngô nếp.

 

Câu 4: Mùa thu là mùa gì ở vùng cao nguyên đá?

  1. Mùa hoa bạc hà tím sẫm.
  2. Mùa của lá vàng rơi.
  3. Mùa của hoa tam giác mạch.
  4. Cả A và C.

 

Câu 5: Tìm những hình ảnh đẹp ở cao nguyên đá vào mùa thu?

  1. Những triền hoa trắng, phớt hồng hay hồng sậm trải dài, uốn lượn.
  2. Những triền hoa trắng cùng với đá xám tôn lên vẻ hùng vĩ của những ngọn núi, tô điểm cho cao nguyên thêm lộng lẫy và quyến rũ.
  3. Triền hoa leo đến lưng chừng núi rồi nhòa trong sương chiều, tưởng như có muôn ngàn nàng tiên hoa bé nhỏ đang dập dìu bay lượn, với những điệu múa đẹp nhất trong sương chiều đang buông.
  4. Tất cả các ý trên.

 

Câu 6: Hoa mận, hoa lê trắng muốt vào mùa nào?

  1. Mùa xuân.
  2. Mùa hạ.
  3. Mùa thu.
  4. Mùa đông.

 

Câu 7: Mùa đông là mùa gì ở vùng cao nguyên đá?

  1. Mùa hoa cúc trắng.
  2. Mùa hoa cúc dại đỏ nhung len khắp các triền núi.
  3. Mùa của hoa mận, hoa lê.
  4. Mùa của hoa loa kèn.

 

Câu 8: Từ nào dưới đây miêu tả thời tiết ở vùng cao nguyên đá?

  1. Ôn hòa.
  2. Mát mẻ.
  3. Khắc nghiệt.
  4. Dễ chịu.

 

Câu 9: Con người nơi đây như thế nào?

  1. Hiền lành, chịu thương chịu khó nhưng vô cùng kiên cường, bất khuất.
  2. Họ cày cuốc trên những mảnh nương đầy đá.
  3. Họ là những mùa hoa sưởi ấm cả vùng cao nguyên đá xám lạnh lẽo này.
  4. Tất cả các ý trên.

 

Câu 10: Cao nguyên là gì?

  1. Vùng trung du, có những sườn dốc nhỏ.
  2. Vùng đất rộng lớn và cao, xung quanh có sườn dốc rõ rệt.
  3. Vùng đất rộng lớn và thấp, bằng phẳng.
  4. Vùng đất rộng lớn và giáp núi.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Vì sao tác giả nói hoa ngô sẽ đem no ấm cho bà con ở cao nguyên đá?

  1. Vì hoa ngô là thức ăn của động vật.
  2. Vì hoa ngô rồi sẽ trở thành bắp ngô, bắp ngô là lương thực của bà con nơi đây.
  3. Vì hoa ngô nở báo hiệu một vụ mùa bội thu, hoa ngô sẽ thành những bắp ngô chắc hạt, vàng óng.
  4. Vì ngô là nguồn lương thực chính của bà con nơi đây.

 

Câu 2: Vì sao nói con người nơi đây là “những mùa hoa sưởi ấm cả vùng cao nguyên đá xám lạnh lẽo”?

  1. Vì con người gây dựng nên cảnh đẹp nơi đây.
  2. Vì con người nơi đây cày cuốc trên những mảnh nương đầy đá, mang lại sự sống cho vùng cao nguyên lạnh lẽo.
  3. Vì con người nơi đây biến những thứ tưởng như khô cằn, sỏi đá thành những thứ có thể sử dụng được.
  4. Vì con người sống ở đây đã đem tới hơi ấm của tình người cho nơi đây.

 

Câu 3: Qua bài đọc, em có cảm nhận gì về cảnh sắc bốn mùa ở cao nguyên đá?

  1. Giữa khô cằn xám lạnh của núi đá cao nguyên, những loài hoa mộc mạc, nhỏ xinh vẫn tỏa hương, khoe sắc, mùa này tiếp nối mùa kia.
  2. Hoa tam giác mạch nở quanh năm tạo nên khung cảnh vô cùng đẹp đẽ ở vùng cao nguyên đá.
  3. Các loài hoa như một thực thể gắn liền với vùng đất cao nguyên, không cần gieo trồng, chăm bón. Nó tỏa hương, khoe sắc ở vùng cao nguyên.
  4. Cao nguyên đá quanh năm đều có hoa nở.

 

Câu 4: Nội dung của bài đọc là gì?

  1. Miêu tả mùa hoa ở cao nguyên núi.
  2. Thể hiện sự kiên cường, bất khuất của con người trong việc chinh phục thiên nhiên.
  3. Miêu tả cảnh đẹp ở cao nguyên đá qua bốn mùa hoa. Đồng thời thể hiện sự trân trọng của tác giả đối với con người nơi đây.
  4. Giới thiệu đặc điểm bốn mùa ở cao nguyên đá.

 

Câu 5: Cách so sánh hoa ngô và hoa tam giác mạch có gì thú vị?

  1. Giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của sự vật.
  2. Làm tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm cho hai loài hoa được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm phần thú vị, thu hút người đọc.
  3. Giúp người đọc hình dung được về hai loại hoa.
  4. Làm tăng thêm tính chân thực của sự vật được nhắc tới.

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Bài đọc cho em hiểu thêm vẻ đẹp gì của con người?

  1. Sức mạnh phi thường và sự sáng tạo không ngừng nghỉ của con người. 
  2. Con người đã tạo ra những công trình kì vĩ vừa để phục vụ cho cuộc sống của họ vừa để ngăn chặn và hạn chế sự nguy hại của thiên tai gây ra.
  3. Con người kiên cường bất khuất, biến nơi cằn cỗi thành một nơi có sự sống.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Câu dưới đây sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Những tua hoa bé nhỏ vươn ra như những ngón tay đón ánh nắng mặt trời.

  1. So sánh.
  2. Nhân hóa.
  3. Ẩn dụ.
  4. Hoán dụ.

 

Câu 3: Tìm tính từ chỉ màu sắc trong câu dưới đây?

Những triền hoa trắng, phớt hồng hay hồng sậm trải dài, uốn lượn.

  1. Hoa, trải dài, uốn lượn.
  2. Trắng, phớt hồng, hồng sậm.
  3. Hoa trắng, phớt hồng, trải dài.
  4. Hoa trắng, hồng sậm, uốn lượn.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Bài đọc nào dưới đây cũng miêu tả cảnh đẹp vùng cao?

  1. Lên nương.
  2. Mùa thu.
  3. Về thăm bà.
  4. Thân thương xứ Vàm.

 

Câu 2: Qua bài đọc trên, em rút ra được điều gì?

  1. Thiên nhiên đã ban tặng cho cao nguyên đá những mùa hoa rừng đặc trưng theo sự chuyển giao của đất trời.
  2. Con người là trung tâm của tự nhiên.
  3. Vùng cao nguyên đá có rất nhiều hoa.
  4. Con người có khát vọng chinh phục tự nhiên.

 

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1. B

2. A

3. B

4. D

5. D

6. A

7. B

8. C

9. D

10. B

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

1. C

2. B

3. A

4. C

5. B

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

1. C

2. A

3. B

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

1. A

2. A

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời CĐ 3 bài 8: Đọc - Những mùa hoa trên cao nguyên đá, trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST Bài 1, Bộ đề trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 CTST CĐ 3 bài 8: Đọc - Những mùa hoa trên cao nguyên đá . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận