Danh mục bài soạn

Pages

Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 CTST CĐ 4 bài 8: Viết - Luyện tập viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 4 bài 8: Viết - Luyện tập viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện của bộ sách Tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH

BÀI 8: NHỮNG GIAI ĐIỆU GIÓ

VIẾT: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN 

NÊU LÍ DO THÍCH MỘT CÂU CHUYỆN

(15 CÂU) 

A. TRẮC NGHIỆM 

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU) 

Câu 1: Đoạn văn là gì? 

  1. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. 
  2. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng. 
  3. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày nhiều ý nội dung. Câu đầu tiên viết lùi dòng.
  4. Bao gồm một số câu được viết liên tục, có thể xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng.

 

Câu 2: Khi viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện cần làm gì?

  1. Giới thiệu câu chuyện.
  2. Nêu những lí do khiến em thích câu chuyện.
  3. A, B đều không đúng.
  4. A, B đều đúng.

 

Câu 3: Câu mở đầu của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện thường là gì?

  1. Giới thiệu câu chuyện em thích hoặc ấn tượng đặc biệt về câu chuyện.
  2. Nêu nội dung câu chuyện mình thích.
  3. Nêu nhận xét, cảm nghĩ của mình về câu chuyện.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

 

Câu 4: Các câu tiếp theo của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện thường là gì?

  1. Thuật lại diễn biến câu chuyện.
  2. Nêu những lí do cụ thể khiến em thích câu chuyện (nội dung, lời kể…).
  3. Cảm nghĩ của em về nhân vật trong câu chuyện đó.
  4. Liệt kê các sự việc đã diễn ra.

 

Câu 5: Phần kết thúc của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện thường là gì?

  1. Kể lại diễn biến câu chuyện.
  2. Khẳng định ý nghĩa câu chuyện.
  3. Rút ra bài học từ câu chuyện.
  4. Nêu suy nghĩ hoặc mong muốn sau khi đọc câu chuyện.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU) 

Câu 1: Em có thể giới thiệu những gì về câu chuyện mình đã đọc?

  1. Tên câu chuyện.
  2. Cảm nhận chung.
  3. Nhân vật của câu chuyện.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Các câu chuyện nào dưới đây về tình bạn?

  1. Những ngày hè tươi đẹp.
  2. Cô bé ấy đã lớn.
  3. Về thăm bà.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 3: Lí do nào khiến em thích câu chuyện đó?

  1. Nội dung.
  2. Nhân vật.
  3. Lời kể.
  4. Tất cả các ý trên.

 

Câu 4: Những lưu ý khi triển khai viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện là gì?

  1. Cần giới thiệu được câu chuyện em có ấn tượng đặc biệt.
  2. Cần nêu được lí do em thích câu chuyện và tình cảm của em đối với câu chuyện.
  3. Chú ý cách dùng từ ngữ.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 5: Ý nào sau đây là đúng?

  1. Phần triển khai của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện là giới thiệu người câu chuyện em thích.
  2. Phần kết thúc của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện là kể lại nội dung câu chuyện.
  3. Phần mở đầu của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện là giới thiệu tên, cảm nhận của em về câu chuyện.
  4. Phần mở đoạn là kể, tả lại những gì em đã đọc được trong câu chuyện.

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU) 

Câu 1: Khi đọc lại, rà soát và chữa các lỗi trong đoạn văn đã viết, cần phải lưu ý điều gì?

  1. Xem các ý trong đoạn văn sắp xếp đã phù hợp hay chưa.
  2. Xem từ ngữ nào dùng chưa chính xác.
  3. Xem câu nào diễn đạt chưa rõ ý, kiểm tra lỗi chính tả.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Từ nào dưới đây thể hiện cảm xúc của em khi đọc một câu chuyện em thích?

  1. Hứng thú.
  2. Bổ ích.
  3. Thú vị.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 3: Ở các câu văn tiếp theo của đoạn văn, em có thể nêu những lí do gì khiến mình thích câu chuyện?

  1. Lời kể thú vị.
  2. Hình ảnh miêu tả vô cùng sống động.
  3. Các chi tiết hấp dẫn, đầy sáng tạo.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU) 

Câu 1: Lời kể sinh động của câu chuyện được biểu hiện qua yếu tố nào dưới đây?

  1. Cách dùng từ (từ gợi tả âm thanh, màu sắc…).
  2. Cách viết câu (câu hỏi, câu cảm…).
  3. Cả A và B đều đúng.
  4. Cả A và B đều sai.

 

Câu 2: Khi viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện, người viết có thể thể hiện những cảm xúc gì?

  1. Xúc động.
  2. Khâm phục.
  3. Yêu thích.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

B. ĐÁP ÁN 

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU) 

1. B

2. D

3. A

4. B

5. D

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU) 

1. D

2. B

3. D

4. D

5. C

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU) 

1. D

2. A

3. D

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU) 

1. C

2. D

 

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời CĐ 4 bài 8: Viết - Luyện tập viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện, trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST Bài 1, Bộ đề trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 CTST CĐ 4 bài 8: Viết - Luyện tập viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận