Danh mục bài soạn

Pages

Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 CTST CĐ 4 bài 5: Đọc - Hái trăng trên đỉnh núi

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 4 bài 5: Đọc - Hái trăng trên đỉnh núi của bộ sách Tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH

BÀI 5: HÁI TRĂNG TRÊN ĐỈNH NÚI

ĐỌC: HÁI TRĂNG TRÊN ĐỈNH NÚI

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài đọc Hái trăng trên đỉnh núi của tác giả nào?

  1. Văn Thành Lê.
  2. Vũ Thị Huyền Trang.
  3. Nguyễn Nhật Ánh.
  4. Vân Vũ.

 

Câu 2: Tết Trung thu năm ấy như thế nào trong tâm trí Xíu?

  1. Thoắt ẩn thoắt hiện.
  2. Mãi mãi lấp lánh.
  3. Lung linh xa vời.
  4. Ấn tượng đáng nhớ.

 

Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy Xíu rất mong chờ đêm Trung thu?

  1. Từ lúc đoàn từ thiện mới dựng rạp, Xíu đã chẳng chú tâm làm được việc gì.
  2. Đường xuống núi mọi khi đi nhanh lắm, thế nhưng tối hôm ấy Xíu đi mãi vẫn chưa tới.
  3. Xíu chưa bao giờ được tận mắt xem múa lân nên lại càng háo hức.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 4: Xíu cùng em trai đi xem con chó được làm bằng gì?

  1. Bột ngô.
  2. Bột gạo.
  3. Tép bưởi.
  4. Vỏ bòng.

 

Câu 5: Những chiếc bánh trung thu được làm bằng gì?

  1. Bột nếp.
  2. Trứng gà.
  3. Rau câu.
  4. Xá xíu.

 

Câu 6: Đèn lồng đêm Trung thu được miêu tả như thế nào?

  1. Đủ các hình con vật, được thắp lên lung linh bởi ánh nến phía bên trong.
  2. Sáng rực rỡ cả một vùng trời.
  3. Muôn màu muôn vẻ, rải đầy trên đường.
  4. Những chiếc đèn màu đỏ lung linh, giăng đầy khắp nối.

 

Câu 7: Xíu và các bạn làm gì vào đêm Trung thu?

  1. Nắm tay nhau thành vòng tròn cùng cất tiếng hát.
  2. Làm bánh Trung thu cùng các bạn.
  3. Xíu cùng các bạn đi rước đèn.
  4. Xíu cùng các bạn đi xem múa lân.

 

Câu 8: Xíu sẽ không bao giờ quên được điều gì?

  1. Những ánh đèn rực rỡ đêm Trung thu.
  2. Không khí đông vui, tấp nập đêm Trung thu.
  3. Tiếng nhịp tim mình đập thình thịch trong lồng ngực vì vui.
  4. Thời gian cùng bạn bè vui đùa.

 

Câu 9: Trăng rằm được miêu tả như thế nào?

  1. Sáng bừng cả một vùng trời.
  2. Tròn vành vạnh, treo trên ngọn cây pơ lang giống hệt chiếc đèn lồng.
  3. Chiếu sáng cả một khu.
  4. Vàng óng, tỏa ra thứ ánh sáng dịu hiền.

 

Câu 10: Đêm Trung thu ấy có ý nghĩa như thế nào đối với Xíu?

  1. Là buổi tối vui vẻ nhất của Xíu.
  2. Là buổi tối cổ tích của tuổi thơ.
  3. Là buổi tối Trung thu nhộn nhịp nhất của Xíu.
  4. Là buổi tối đầu tiên Xíu được xem múa lân.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Vì sao Xíu ước hái được trăng?

  1. Vì Xíu tin rằng, vầng trăng đêm rằm sẽ mang đến cho hai chị em Xíu những người bạn nhỏ và biết bao câu chuyện cổ tích của tuổi thơ.
  2. Vì Xíu muốn lên mặt trăng dạo chơi.
  3. Vì Xíu muốn khám phá thế giới trên mặt trăng.
  4. Vì Xíu muốn chinh phục tự nhiên.

 

Câu 2: Theo em, vì sao Xíu cho rằng cho rằng tối Trung thu hôm đó là buổi tối cổ tích của tuổi thơ?

  1. Vì đây là lần đầu tiên Xíu được tận mắt chứng kiến và trải nghiệm múa lân.
  2. Vì đây là lần đầu Xíu được xem con chó làm bằng tép bưởi, xem những chiếc bánh Trung thu được làm bằng rau câu.
  3. Vì đây là lần đầu tiên Xíu được ngắm đèn lồng đủ các hình con vật, đặc biệt là dưới ánh trăng rằm tuyệt đẹp.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 3: Em có suy nghĩ gì nhân vật Xíu?

  1. Là cô bé lớn lên trong đói nghèo, khổ cực nhưng có tình yêu thương hồn nhiên, trong sáng dành cho cuộc đời này.
  2. Là cô bé có nghị lực mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt được thành công.
  3. Là cô bé vô tư, hồn nhiên, chỉ yêu thích đêm Trung thu trên vùng núi.
  4. Là cô bé nghèo khó, thiếu thốn nhưng giàu lòng thương người. 

 

Câu 4: Nội dung của bài đọc là gì?

  1. Miêu tả thế giới sinh động ở miền núi.
  2. Câu chuyện khắc họa nội tâm của Xíu thông qua hình ảnh đêm Trung thu.
  3. Miêu tả thế giới sinh động ở làng quê nông thôn.
  4. Kể về không khí náo nhiệt đêm Trung thu trên vùng núi qua nhân vật Xíu.

 

Câu 5: Em cảm nhận được gì về đêm Trung thu trên vùng núi?

  1. Đông vui, náo nhiệt.
  2. Nhẹ nhàng, lắng đọng.
  3. Trầm ổn, yên bình.
  4. Im ắng, vắng vẻ.

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Tác giả muốn nhắn nhủ điều gì qua bài đọc?

  1. Kể về thế giới đầy sinh động ở miền núi. Nơi đó, có những đứa trẻ lớn lên trong đói nghèo, khổ cực nhưng giàu tình yêu thương và luôn tha thiết được trải nghiệm những điều mới mẻ.
  2. Kể về đêm Trung thu trên miền núi, mọi người đều đắm chìm trong không khí náo nhiệt.
  3. Người dân trên vùng núi ít khi được nhận những trải nghiệm như ở thành phố.
  4. Trải nghiệm về đêm Trung thu đầy màu sắc của người dân vùng núi.

 

Câu 2: Câu dưới đây sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Dưới chân núi, những con lân lấp lánh đã bắt đầu nhảy múa quanh đống lửa.

  1. So sánh.
  2. Nhân hóa.
  3. Ẩn dụ.
  4. Hoán dụ.

 

Câu 3: Tìm tính từ chỉ cảm xúc trong câu dưới đây?

Xíu chưa bao giờ được tận mắt xem múa lân nên lại càng háo hức.

  1. Tận mắt.
  2. Háo hức.
  3. Xem múa lân.
  4. Chưa bao giờ.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Bài đọc nào dưới đây cũng nói về ánh trăng cùng các em nhỏ?

  1. Trung thu độc lập.
  2. Mùa thu.
  3. Về thăm bà.
  4. Thân thương xứ Vàm.

 

Câu 2: Qua bài đọc, em có cảm nhận gì về các bạn nhỏ vùng cao?

  1. Các bạn nhỏ vùng miền núi Việt Nam phải ăn cơm độn khoai, sắn hàng ngày.
  2. Cuộc sống với bao nhọc nhằn nhưng các bạn nhỏ vùng cao luôn giữ được niềm vui, niềm tin vào cuộc sống cùng với sự thơ ngây, trong sáng.
  3. Các bạn nhỏ vùng cao thường theo cha mẹ lên rẫy phụ giúp việc cày cuốc, trồng trọt.
  4. Các em bé ở vùng cao thường được mẹ hoặc chị địu trên lưng.

 

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1. B

2. B

3. D

4. C

5. C

6. A

7. A

8. C

9. B

10. B

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

1. A

2. D

3. A

4. B

5. A

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

1. A

2. B

3. B

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

1. A

2. B

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời CĐ 4 bài 5: Đọc - Hái trăng trên đỉnh núi, trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST Bài 1, Bộ đề trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 CTST CĐ 4 bài 5: Đọc - Hái trăng trên đỉnh núi . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận