Danh mục bài soạn

Tải giáo án TNXH 3 Cánh diều bài: Ôn tập về chủ đề cộng đồng địa phương

Giáo án Tự nhiên Xã hội 3 Cánh diều bài: Ôn tập về chủ đề cộng đồng địa phương được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tự nhiên Xã hội chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

ÔN TẬP VỀ CHỦ ĐỀ CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về nhận thức khoa học

- Hệ thống được nội dung đã học về chủ đề Cộng đồng địa phương: một số hoạt động sản xuất, di tích lịch sử - văn hóa và cảnh quan thiên nhiên.

  1. Năng lực

- Năng lực đặc thù

  • Củng cố kĩ năng đặt câu hỏi, quan sát, thu thập, xử lí thông tin và trình bày sản phẩm.

- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo

  1. Phẩm chất:

- Xử lí tình huống hướng đến tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Tài liệu: SGK, SGV, vở BT tự nhiên và xã hội 3.
  • Thiết bị dạy học: các hình ảnh trong SGK.
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu: SGK, VBT, đồ dùng học tập.
  • Tranh, ảnh về hoạt động sản xuất ở địa phương.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về những bài học đã học trong chủ đề để dẫn dắt vào bài học mới.

b. Cách thức thực hiện

- GV yêu cầu HS: Hãy kể tên những bài học đã được học trong chủ đề Cộng đồng địa phương.

 

 

 

 

 

 

- GV mời đại diện một số HS đứng lên trả lời.

 

- Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học ôn tập.

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

Hoạt động 1: Thảo luận về hoạt động sản xuất ở địa phương em

a. Mục tiêu:

- Hệ thống được nội dung đã học về hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và thủ công.

- Biết trình bày ý kiến của mình trong nhóm và trước lớp. 

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm làm câu hỏi gợi ý ở tr.58 SGK: Thảo luận về hoạt động sản xuất ở địa phương em theo gợi ý dưới đây:

- GV mời mỗi nhóm cử đại diện trình bày sản phẩm của nhóm trước lớp. GV khuyến khích các nhóm trình bày có hình ảnh minh họa.

 

 

 

 

 

Hoạt động 2. Giới thiệu về một số địa danh (di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên) ở địa phương

a. Mục tiêu: Biết thu thập thông tin và giới thiệu về một địa danh ở địa phương.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (6 HS/nhóm):

+ Mỗi HS trong nhóm giới thiệu về một địa danh (di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên) ở địa phương mà em biết theo gợi ý:

●       Tên địa danh đó là gì?

●       Địa danh đó ở đâu?

●       Ở đó có những gì?

●       Em ấn tượng nhất điều gì khi đến nơi đó?

+ GV yêu cầu mỗi nhóm sẽ trao đổi để tạo ra sản phẩm của nhóm (có cả thông tin và hình ảnh)

- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp (GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh):

+ Mỗi nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm tại một vị trí trong lớp (được GV quy định).

+ Mỗi nhóm cử 1 HS thay phiên nhau ở lại để giải thích với các bạn đến tham quan sản phẩm nhóm mình.

+ Các HS khác lần lượt đi tham quan các sản phẩm của các nhóm khác.

+ Sau đó, HS trở về nhóm và bình chọn nhóm “Ấn tượng nhất” trên tiêu chí: chọn đúng địa danh (di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên) ở địa phương; trình bày sáng tạo; cách giải thích thuyết phục. 

Hoạt động 3: Xử lí tình huống

a. Mục tiêu: Xử lí tình huống hướng đến tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS các nhóm (4 HS/nhóm) quan sát các tình huống trang 59 SGK và thảo luận câu hỏi: Em sẽ khuyên các bạn điều gì trong những tình huống đó? Vì sao?

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Nếu không đủ thời gian thì nhóm lẻ sẽ thảo luận tình huống 1, nhóm chẵn sẽ thảo luận tình huống 2.

- GV nhận xét, hoàn thiện cách xử lí tình huống của từng nhóm.

*Củng cố, dặn dò và đánh giá

- GV y/c HS nhắc lại kiến thức vừa học

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị tranh cho tiết học sau.

- GV nhận xét quá trình học tập của HS, đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trọng tâm bài.

 

 

 

 

 

- HS kể những bài học đã được học trong chủ đề Cộng đồng địa phương:

+ Hoạt động sản xuất nông nghiệp;

+ Hoạt động sản xuất công nghiệp và thủ công;

+ Di tích lịch sử - văn hóa và cảnh quan thiên nhên.

- Đại diện HS trả lời trước lớp, HS khác nhận xét và bổ sung.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm hoàn thành sơ đồ gợi ý trong SGK.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lên đại diện trình bày trước lớp, HS nhận xét và bình chọn những nhóm giới thiệu ấn tượng về địa phương mình trên các tiêu chí nhận xét: Chia sẻ nhiều thông tin, hình ảnh phản ánh đúng về hoạt động sản xuất ở địa phương; Trình bày rõ ràng, lưu loát và truyền cảm,…

 

 

 

 

 

- HS chọn một địa danh và tập giới thiệu trong nhóm theo gợi ý.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo cả lớp theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS các nhóm quan sát, thảo luận đưa ra lời khuyên phù hợp. 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm trình bày, HS còn lại lắng nghe, nhận xét.

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

- HS nhắc lại kiến thức.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án TNXH 3 Cánh diều bài: Ôn tập về chủ đề cộng đồng địa phương . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án tự nhiên xã hội 3 Cánh diều. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận